-
Áp dụng công nghệ vào xây dựng nhà thông minh, phòng chống thiên tai -
7 tháng đầu năm 2024, cả nước tiêu thụ gần 32 triệu tấn xi măng, giảm so với cùng kỳ -
Ưu tiên cấp giấy phép khai thác khoáng sản gắn với dự án đầu tư chế biến làm vật liệu xây dựng -
Giải quyết dứt điểm khó khăn cung ứng vật liệu xây dựng cho các dự án giao thông trọng điểm -
Gian hàng KES Group thu hút đông đảo khách tham quan tại Hội chợ Vietbuild 2024 -
35 năm Viettel và những kỳ tích của Việt Nam trên thị trường viễn thông, công nghệ thế giới -
Bộ Xây dựng thúc các địa phương công bố giá vật liệu xây dựng, đơn giá nhân công
Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đang thí điểm dùng máy hút bụi khi duy tu công trình giao thông để tránh bụi bay vào người đi đường |
Theo kế hoạch của Sở Giao thông Vận tải Hà Nội, từ nay đến trước Tết Nguyên đán, một số tuyến đường xuống cấp sẽ được duy tu, trải thảm. Trong đó, đường Nguyễn Trãi đoạn từ Ngã Tư Sở đi cầu Trắng (Hà Đông), dài hơn 5 km sẽ được thảm xong trước ngày 1/1/2020.
Phó giám đốc Ban quản lý duy tu các công trình hạ tầng giao thông (Sở Giao thông Vận tải Hà Nội) Vũ Đức Giang vừa cho hay, để duy tu một số tuyến đường xuống cấp, đơn vị đang thí điểm dùng máy hút bụi thay cho máy thổi bụi ở các công trình duy tu trên tuyến đường Nguyễn Lương Bằng - Tây Sơn.
"Việc thí điểm bắt đầu từ đêm 16/12. Xe hút bụi vừa hút vừa phun hơi nước, mỗi lượt di chuyển 30 m, bước đầu cho thấy không còn tình trạng bụi bay mù mịt ở công trường như trước", ông Giang nói.
Giải thích về việc công nhân sử dụng máy nén khí công suất lớn thổi bề mặt đường trước khi trải nhựa khiến bụi bay mù mịt vào người đi đường trong đêm hồi đầu tháng 12, ông Vũ Đức Giang cho hay, việc vệ sinh làm sạch và khô bề mặt nền đá dăm hay lớp bêtông nhựa cũ đã cào bóc là giải pháp bắt buộc trong quy trình làm đường; nhằm đảm bảo độ dính bám cho lớp nhựa xuống mặt đường.
Tuy nhiên, giải pháp dùng máy nén khí thổi bụi không phù hợp trong khu vực nội độ, vì bụi bay vào người đi đường. Vì vậy Ban quản lý duy tu các công trình hạ tầng giao thông đã chuyển sang thí điểm dùng máy hút bụi như nêu trên.
"Chúng tôi đang đánh giá hiệu quả kỹ thuật, kinh tế của việc thí điểm để phối hợp với liên ngành kiến nghị thành phố, Bộ Giao thông Vận tải xây dựng định mức bổ sung nhằm giảm bụi trong không khí", ông Giang nói.
Trước đó, UBND thành phố đã thông tin chính thức về các nguồn gây ô nhiễm chính của thủ đô hiện nay. Theo đó, nguyên nhân gây ô nhiễm được xác định từ 12 nguồn, bao gồm: Khí xả thải từ các phương tiện ô tô, xe máy; Đun bếp than tổ ong, đốt củi; Phá dỡ các công trình xây dựng, xây dựng các công trình; Vận chuyển vật liệu xây dựng; Mùi hôi thối từ hệ thống thoát nước chưa được xử lý; Mùi từ các trại chăn nuôi gia súc, gia cầm; Do đốt rơm, rác; Thu gom rác thải chưa tốt; Ô nhiễm ao hồ lâu năm; Bùn thải chưa được xử lý; Khói bụi từ các cơ sở sản xuất trên địa bàn thành phố và một số tỉnh lân cận và Do tác động của khí hậu và thời tiết chuyển mùa.
-
Chủ đầu tư và người mua "ngóng" ngày các luật mới về bất động sản có hiệu lực -
Vàng và USD biến động, bất động sản có phải kênh trú ẩn an toàn -
Ninh Thuận thông tin tiến độ triển khai nhiều dự án bất động sản -
Điểm đến mới của các sự kiện đẳng cấp quốc tế tại phía Đông Hà Nội -
Chung cư Hà Nội tăng giá: Đâu là lựa chọn tốt cho gia đình? -
Đầu tư dự án nhà ở phục vụ cán bộ, công nhân tại Khu kinh tế Hòn La -
Lễ hội đường phố mới lạ “Lala Town” lần đầu tiên xuất hiện tại Thanh Hoá
- Newtown Diamond tại Đà Nẵng có gì thu hút nhà đầu tư mới?
- Agribank tiếp sức doanh nghiệp với 5 chương trình tín dụng ưu đãi đặc biệt năm 2025
- Đón Tết Nguyên Đán 2025 rực rỡ tại Hoiana Resort & Golf, khu nghỉ dưỡng phức hợp tốt nhất thế giới
- Coway thông báo mở rộng chính sách chia lợi nhuận cho cổ đông
- Công ty TNHH Sản phẩm Công nghiệp Toshiba Asia đạt Giải thưởng GOOD FACTORY 2025
- TPIsoftware nâng tầm chiến lược hợp tác của Lion Travel với nền tảng tiếp thị liên kết