
-
Trục lợi nhà ở xã hội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự
-
TP.HCM sẽ mở rộng khu vực và các dự án được miễn giấy phép xây dựng
-
Nhận diện "điểm nổ" của thị trường bất động sản
-
Điểm nghẽn được tháo gỡ, dự án bất động sản Đà Nẵng xây dựng sôi động -
Ai sẽ dẫn dắt cuộc chơi bất động sản trong kỷ nguyên mới? -
Doanh nghiệp môi giới bất động sản oằn mình trước áp lực ký quỹ, giữ chỗ -
TP.HCM gỡ vướng 17 dự án kẹt "sổ hồng" vì bỏ chủ trương mua nhà tái định cư
![]() |
Trung tâm thương mại Gigamall tại Thủ Đức (TP.HCM). |
Xuất hiện nhiều thương hiệu ngoại
Số liệu của CBRE Việt Nam cho thấy, trong quý III/2022, tại TP.HCM, tỷ lệ trống được cải thiện ở cả khu vực trung tâm và ngoài trung tâm so với quý trước. Cụ thể, tỷ lệ lấp đầy tại khu vực trung tâm đạt gần 93,8%, tăng 1,0 điểm phần trăm theo quý. Trong khi đó, khu vực ngoài trung tâm TP.HCM còn trống 11,4%, giảm 1,2 điểm phần trăm theo quý.
Tương tự, theo số liệu từ Savills, trong 9 tháng năm 2022, thị trường bất động sản TP.HCM đã cho thấy những tín hiệu phát triển tích cực, bất chấp những rủi ro từ lạm phát và chi phí gia tăng. Trong đó, phân khúc bất động sản thương mại có màn thể hiện tương đối lạc quan với công suất cao nhờ sự phục hồi của nền kinh tế.
Cụ thể, doanh thu bán lẻ hàng hóa 9 tháng đầu năm trên địa bàn TP.HCM đạt 466.000 tỷ đồng, tăng 21,1% so với cùng kỳ năm 2021 (số liệu của Cục Thống kê TP.HCM). 44% diện tích được lấp đầy đến từ các thương hiệu Hàn Quốc và Nhật Bản, tập trung vào lĩnh vực thực phẩm và nhà hàng (F&B) và gia dụng.
Điểm đáng lưu ý là, thị trường tiếp tục chứng kiến sự mở rộng của khối ngoại với sự xuất hiện của một số thương hiệu quốc tế ngành thời trang, thể thao, F&B. Đơn cử, khu vực trung tâm quận 1 (TP.HCM) ghi nhận hoạt động mới của hàng loạt thương hiệu nổi tiếng như McLaren, Beverly Hills Polo Club, ViinRiic Galeries De Parfumes, Maestro, De Obelly và Sohee.
Cùng với đó, tháng 9 vừa qua, Decathlon đã chính thức khai trương cửa hàng tại Vạn Hạnh Mall (quận 10) và thương hiệu thời trang Hàn Quốc 8seconds khai trương tại tầng 1, Trung tâm mua sắm Aqua City (Đồng Nai).
Thị trường Hà Nội cũng ghi nhận sự xuất hiện của nhiều thương hiệu quốc tế thuộc phân khúc hạng sang như Breitling, Marc Jacobs, Berluti. Các thương hiệu này lần lượt khai trương cửa hàng đầu tiên của mình ở Việt Nam (riêng với Marc Jacobs là cửa hàng đầu tiên ở Hà Nội) tại các vị trí đắc địa trên tuyến phố Lý Thái Tổ, Tràng Tiền.
Bên cạnh đó, các thương hiệu hiện hữu như Aeon MaxValu, Annam Gourmet, Mothercare, Lyn... tiếp tục mở rộng sự hiện diện trên thị trường thông qua việc khai trương các cửa hàng mới tại các mặt bằng bán lẻ và trung tâm thương mại lớn như Lotte Center Hà Nội và các trung tâm thương mại của Vincom.
Giá thuê rục rịch tăng
Sự phục hồi của thị trường bán lẻ cùng làn sóng mở rộng của các thương hiệu hạng sang đã khiến giá thuê trong quý III, đặc biệt là khu vực trung tâm, tăng trưởng đáng kể.
Số liệu của CBRE cho thấy, tại khu vực trung tâm TP. Hà Nội, giá chào thuê mặt bằng ở tầng 1 (không bao gồm VAT và phí dịch vụ) đạt 144 USD/m2/tháng, tăng 9% theo quý và 39,5% theo năm - đây là mức giá thuê cao nhất ghi nhận từ trước đến nay ở khu vực trung tâm. Với các mặt bằng ngoài trung tâm, giá thuê đạt 27 USD/m2/tháng, tăng 6,9% theo quý và tăng 14% theo năm.
Tại TP.HCM, giá chào thuê khu vực trung tâm vẫn duy trì đà tăng, đặc biệt là ở các vị trí đắc địa. Cụ thể, giá chào thuê trung bình tại tầng trệt của các trung tâm mua sắm ở khu vực trung tâm TP.HCM từ 185-250 USD/m2/tháng (chưa bao gồm VAT và phí dịch vụ), tăng đến 52% theo năm, gấp hơn 5 lần so với giá thuê ở khu vực ngoài trung tâm (chỉ khoảng 38 USD/m2/tháng).
“Giá chào thuê khu vực đắc địa sẽ tiếp tục đà tăng trong thời gian tới, với sự quan tâm của các nhà bán lẻ nước ngoài tại thị trường Việt Nam. Do đó, các thương hiệu cần nắm bắt cơ hội để mở rộng”, bà Phạm Ngọc Thiên Thanh, Phó giám đốc Bộ phận Nghiên cứu và Tư vấn CBRE Việt Nam chia sẻ.
Đánh giá về thị trường bán lẻ TP.HCM trong thời gian tới, bà Cao Thị Thanh Hương, Quản lý Nghiên cứu thị trường, Savills TP.HCM cho rằng, rủi ro lạm phát và gia tăng chi phí sinh hoạt đã thắt chặt chi tiêu nhu yếu phẩm và các dịch vụ vui chơi giải trí của người tiêu dùng. Tuy nhiên, sự phát triển của các khu đô thị mới và hạ tầng sẽ vẫn tác động tích cực lên đầu tư, cũng như nguồn cầu.
Chưa kể, tầng lớp trung lưu dự kiến tăng 9,2 %/năm trong giai đoạn 2022 - 2026. Khi thu nhập tăng lên, nhu cầu về sự đa dạng sẽ nhiều hơn đối với các siêu thị và các loại hình bán lẻ tiêu dùng hiện đại.
-
Kiến trúc đô thị Đà Nẵng từ góc nhìn các dự án bất động sản -
Khởi công và công bố đối tác tư vấn triển khai kinh doanh dự án Happy One Sora -
[Ảnh] Bên trong tòa nhà ở xã hội từng có 1.500 người đăng ký mua -
Bùng nổ doanh số tại sự kiện giới thiệu bộ sưu tập “Dinh thự mặt biển” duy nhất tại Đà Nẵng -
Xu hướng đầu tư bất động sản cao cấp ven sông tại TP.HCM -
Khởi công dự án nghỉ dưỡng Long Thành Hòa Bình Luxury Resort -
Bất động sản dòng tiền trong danh mục “phải có” của giới đầu tư
-
1 Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng: Tăng trưởng kinh tế đạt kết quả cao nhất trong gần 20 năm
-
2 Thuế nhập khẩu ô tô lớn từ Mỹ về 0%, giá xe biến động ra sao
-
3 Sơn Hải đề xuất đầu tư hoàn chỉnh cao tốc Bắc Nam, đoạn Quảng Ngãi - Dầu Giây
-
4 Chung cư, đất nền đạt đỉnh, nhà đầu tư chùn tay
-
5 Nhu cầu “trú ẩn” giảm, giá vàng chịu áp lực lớn
-
TP.HCM: Điều chỉnh phương án để đưa rước cán bộ, công chức đến nơi làm việc
-
Tập trung đánh đúng, đánh trúng các đối tượng chủ mưu buôn lậu, gian lận thương mại
-
Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn được đề nghị giảm mức án phạt của cả 3 tội danh
-
Đà Nẵng cảnh báo việc cho thuê nhà xưởng trái phép trong khu công nghiệp
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Hisense lan tỏa chiến dịch "Own the Moment" tại FIFA Club World Cup 2025
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”