
-
Thị trường "nóng" lên, đấu giá đất Hà Nội thu về 6.860 tỷ đồng trong quý I/2025
-
K-Home New City nâng tầm tiêu chuẩn nhà ở xã hội tại Việt Nam
-
Mở rộng loại đất làm nhà ở thương mại: Gỡ “treo” cho 343 dự án tại TP.HCM
-
Keppel thoái vốn tại dự án Palm City, thu về 104 triệu USD -
Hải Phòng đề xuất bán 4.170 căn chung cư thuộc tài sản công để tái đầu tư -
Quy định thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất -
Quỹ Nhà ở quốc gia sẽ cạn kiệt nếu không có nguồn thu để duy trì
Những năm gần đây, hạ tầng giao thông đường bộ, cảng biển, hàng không tại Phú Quốc liên tục được triển khai, nâng cấp đồng bộ. Theo lãnh đạo huyện Phú Quốc, điều này hợp với chủ trương của chính quyền là triển khai hạ tầng đồng bộ để thu hút đầu tư.
Ông Huỳnh Quang Hưng, Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Quốc cho biết, Thủ tướng đã phê duyệt đến năm 2030 Phú Quốc là trung tâm du lịch quốc gia, trung tâm nghỉ dưỡng, giải trí cao cấp cấp quốc gia, khu vực và quốc tế. Do đó, chính quyền huyện đảo trong thời gian qua đã tập trung nguồn lực mạnh để đầu tư kết cấu hạ tầng.
![]() |
Tiềm năng du lịch lớn với nhiều điểm đến hấp dẫn, hạ tầng ngày càng hoàn thiện đang biến Phú Quốc trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn bậc nhất châu Á. |
Đường bộ
Với đường bộ, trong quy hoạch hạ tầng đến 2020, định hướng 2030, hàng loạt tuyến đường cơ sở được triển khai xây dựng. Gần đây nhất, UBND Kiên Giang quyết định rót hơn 919 tỷ đồng nâng cấp, mở rộng tuyến Gành Dầu - Cửa Cạn - Dương Đông. Mặt đường mở rộng từ 7-11 m với 2 làn xe lên 20 m chưa kể vỉa hè với 4 làn xe ô tô, 2 làn xe hỗn hợp. Sau khi thông xe, thời gian di chuyển từ Bắc đảo vào trung tâm Phú Quốc dự kiến rút ngắn còn khoảng 1/2.
Giữa năm 2019, Tập đoàn Vingroup công bố thành lập Công ty TNHH Dịch vụ vận tải VinBus, tham gia chính thức vào lĩnh vực vận tải hành khách, dự kiến sẽ sớm cung cấp hàng trăm chuyến xe mỗi ngày, kết nối điểm đầu từ dự án Grand World tới sân bay Phú Quốc, trung tâm thị trấn Dương Đông và các điểm tham quan khác của địa phương như: cơ sở ngọc trai, trường đua chó...
Đường biển
Từ Thái Lan, Campuchia, Malaysia, Indonesia… sang Phú Quốc chỉ mất khoảng 2 tiếng đi bằng tàu thuỷ. Tuy nhiên, suốt một thời gian dài, Phú Quốc không thu hút được nguồn khách từ các quốc gia này do sự hạn chế của cơ sở hạ tầng. Thiếu cảng nước sâu, thiếu chỗ đỗ tàu lớn khiến cho giao thông đường thuỷ tại Phú Quốc gặp không ít trở ngại.
Phú Quốc cũng được cho là sẽ hưởng lợi rất lớn khi dự án kênh đào Kra Thái Lan nối liền Ấn Độ Dương với vùng biển Đông Á thành hiện thực. Theo thiết kế thì kênh đào Kra có độ sâu 26 m, chiều rộng 2 làn 340 m và chiều dài hơn 100 km, cho phép tàu 350.000 tấn qua lại thuận tiện. Dự án xây dựng kênh Kra đã được tái khởi động vào tháng 5/2015.
Vùng biển Kiên Giang vốn nằm rất gần đường hải lưu quốc tế. Tàu bè khi đi qua kênh đào Kra hướng thẳng đến Phú Quốc; biến hòn đảo này trở thành một trạm dừng chân quốc tế, vùng kinh tế đặc biệt. Thậm chí, theo đánh giá từ nhiều tổ chức quốc tế, Phú Quốc có thể trở thành “Singapore thứ 2 của châu Á” nếu kênh đào Kra được triển khai.
Đường không
Với hàng không, hạ tầng tại Phú Quốc hiện nay về cơ bản đáp ứng đủ. Đến 2030, theo quy hoạch, sân bay có khả năng tiếp nhận 20 máy bay trong giờ cao điểm, công suất 7 triệu hành khách mỗi năm. Di chuyển bằng hàng không cũng là phương thức phổ biến nhất của hành khách khi đến du lịch tại huyện đảo này.
Hiện tại, mỗi ngày có 29 chuyến bay đến Phú Quốc. Vietnam Airlines với 7-9 chuyến/ngày từ Hà Nội, TP HCM, Cần Thơ. Vietjet Air với 3-8 chuyến/ngày từ Hà Nội, TP HCM. Các tuyến quốc tế từ Côn Minh, Quảng Châu, Bangkok, Kuala Lumpur, Seoul với tần suất hàng ngày hoặc 3-4 chuyến/tuần được khai thác bởi những hãng hàng không quốc tế.
Các đường bay đến Phú Quốc liên tục được tăng cường. Năm 2019, hàng loạt hãng hàng không Việt Nam cũng lên kế hoạch tăng chuyến đến Phú Quốc. Tại Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Kiên Giang năm 2019, Vietjet Air cho biết có kế hoạch khai thác nhiều đường bay nội địa và quốc tế mới kết nối Phú Quốc với: Đà Nẵng, Vân Đồn, Thành Đô và nâng tần suất các chuyến bay đi Hongkong, Incheon (Hàn Quốc).
Bên cạnh đó, hãng hàng không Vinpearl Air cũng đang “nóng lòng” chờ được cất cánh. Dự kiến, trong tương lai số chuyến bay của Vinpearl Air tới đảo Ngọc cũng sẽ nhiều vì hiện tại, Vingroup đang triển khai nhiều dự án với tỷ lệ lấp đầy cao như quần thể Vinpearl Resort & Golf, Vinpearl Land, VinOasis... Đặc biệt, dự án Grand World nằm “sát vách” với mô hình tổ hợp vui chơi – giải trí – nghỉ dưỡng 24/7 đầu tiên dự kiến sẽ là thỏi nam châm mới tại khu vực Đông Nam Á.
Hạ tầng ngày càng đồng bộ được cho là nhân tố quan trọng góp phần thu hút các nhà đầu tư “đổ tiền” vào Phú Quốc và phát triển huyện đảo này lên thành khu kinh tế hành chính đặc biệt, trung tâm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí cao cấp quốc gia và quốc tế, trung tâm tài chính tầm cỡ khu vực như định hướng phát triển.
-
Căn hộ, nhà phố trong khu đô thị Thủ Đức thu hút nhà đầu tư phía Bắc -
Hé lộ chân dung chủ nhân của các bất động sản triệu đô -
Khởi công dự án Khu Du lịch nghỉ dưỡng Xuân Đài Bay tại Phú Yên -
Phú Yên khánh thành Dự án Khu nhà ở tại lô đất ký hiệu số 2 -
Nghệ thuật bán hàng của các thương hiệu xa xỉ trên thế giới -
Thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất -
Zen Harmony - Lựa chọn chiến lược của giới đầu tư trên vành đai kinh tế Bắc Bộ
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Bệnh viện Farrer Park và Alliance Healthcare Group Limited hợp tác chiến lược
-
Trinasolar và Lodestone đưa vào hoạt động dự án điện mặt trời tại New Zealand
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Ingenico ra mắt POS tích hợp tất cả trong một mới AXIUM CX9000