Người nước ngoài được sở hữu loại nhà ở nào?
- 13/02/2014 10:04
 
Bộ Xây dựng vừa công bố dự thảo Luật Nhà ở sửa đổi lần thứ 11 lấy ý kiến hoàn thiện và trình Quốc hội thông qua trong năm nay. Dự thảo luật mới này quy định cụ thể điều kiện cho Việt kiều, người nước ngoài được sở hữu nhà tại Việt Nam.  Giải phóng tồn kho BĐS: Tìm kế dụ “Tây”

Có 3 vấn đề được đặc biệt quan tâm là người nước ngoài được sở hữu loại bất động sản nào? Thời gian sở hữu bao nhiêu năm? Có được cho thuê, kinh doanh hay không?

  Dự thảo Luật Nhà ở sửa đổi lần thứ 11 đã nới lỏng điều kiện mua nhà của người nước ngoài.  
  Dự thảo Luật Nhà ở sửa đổi lần thứ 11 đã nới lỏng điều kiện mua nhà của người nước ngoài.  

Đối với thời gian người nước ngoài được phép sở hữu, tại điểm c, Điều 157, Dự thảo Luật Nhà ở sửa đổi lần thứ 11 quy định: Đối với cá nhân nước ngoài thì được sở hữu nhà ở theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán nhà ở nhưng tối đa không quá 50 năm, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận và có thể được gia hạn thêm theo quy định của pháp luật Việt Nam nếu có nhu cầu; đối với tổ chức nước ngoài thì được sở hữu nhà ở theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán nhà ở nhưng tối đa không vượt quá  thời hạn ghi trong Giấy chứng nhận đầu tư cấp cho tổ chức đó, bao gồm cả thời gian được gia hạn thêm; thời hạn sở hữu nhà ở được tính từ ngày tổ chức được cấp Giấy chứng nhận  và được ghi rõ trong Giấy chứng nhận này.

Đối với loại hình nhà ở người nước ngoài được phép sở hữu, Dự thảo Luật Nhà ở lần này quy định: Người nước ngoài chỉ được mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế và sở hữu loại nhà ở thương mại (bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ) trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở có giá bán cao hơn mức giá do Chính phủ quy định theo từng khu vực và trong từng thời kỳ khác nhau.

Đối với mục đích sở hữu: tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở để bán, cho thuê, cho thuê mua theo dự án tại Việt Nam  được thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư dự án theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.

Trường hợp xây dựng nhà ở để bán, cho thuê mua thì chủ đầu tư không được cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở đó mà Nhà nước cấp Giấy chứng nhận cho người mua, thuê mua nhà ở, trừ trường hợp chủ đầu tư có nhu cầu cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở chưa bán, chưa cho thuê mua.

Trường hợp xây dựng nhà ở để cho thuê thì Nhà nước cấp Giấy chứng nhận cho chủ đầu tư với thời hạn sở hữu nhà ở theo thời hạn ghi trong Giấy chứng nhận đầu tư.

 Tổ chức, cá nhân nước ngoài là chủ sở hữu nhà ở tại Việt Nam quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 155 của Luật này có các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về nhà ở áp dụng như đối với công dân Việt Nam, nhưng phải tuân thủ các quy định sau đây:

- Đối với chủ sở hữu là cá nhân nước ngoài thì được cho thuê nhà ở để sử dụng vào các mục đích mà pháp luật không cấm nhưng trước khi cho thuê nhà ở, chủ sở hữu phải có văn bản thông báo về việc cho thuê nhà ở với cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh nơi có nhà ở để theo dõi, quản lý và phải nộp thuế từ hoạt động cho thuê nhà ở này theo hướng dẫn của Chính phủ;

- Đối với chủ sở hữu là tổ chức nước ngoài thì chỉ được sử dụng nhà ở để bố trí cho những người đang làm việc tại tổ chức đó ở, không được dùng nhà ở để cho thuê, làm văn phòng hoặc sử dụng vào mục đích khác.

 

 

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Bất động sản