-
Việt Nam là thị trường cốt lõi của CapitaLand Development -
Lô đất 100 triệu đồng/m2 tại Thanh Oai đã bị bỏ cọc -
Dự kiến tháng 6/2025, TP.HCM sẽ đấu giá 3 lô đất tại Thủ Thiêm -
Sau một năm, chung cư từng “đắp chiếu” tăng giá 3 lần -
TP.HCM chưa xử được chủ đầu tư "chây ì" không giao "sổ hồng" cho người mua nhà -
Cách nhà đầu tư Nhật Bản định hình sản phẩm bất động sản tại Việt Nam -
Đồng Nai duyệt tiêu chí chọn nhà đầu tư dự án nhà ở xã hội 733 tỷ đồng
Luật hóa vai trò điều tiết của Nhà nước
Bộ Xây dựng sẽ phải đánh giá tình hình thị trường bất động sản để làm cơ sở đề xuất điều tiết thị trường, đây là quy định được đặt ra tại Điều 34, Nghị định 96/2024/NĐ-CP và đã có hiệu lực kể từ ngày 1/8.
Đáng chú ý, theo quy định tại khoản 2, việc đề xuất các biện pháp điều tiết sẽ được thực hiện, khi chỉ số giá giao dịch bất động sản có sự biến động tăng, giảm trên 20% trong 3 tháng hoặc thị trường có các thay đổi ảnh hưởng đến ổn định kinh tế - xã hội.
Nhà nước sẽ điều tiết thị trường bằng cách điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng... Ảnh: Pexels |
Trước đó, Điều 78 Luật Kinh doanh bất động sản 2023 nêu rõ các biện pháp mà Nhà nước thực hiện để điều tiết thị trường bất động sản, gồm có:
Điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, chương trình, kế hoạch phát triển đô thị, nhà ở để thực hiện dự án bất động sản.
Điều chỉnh nguồn cung, cơ cấu thị trường bất động sản thông qua điều chỉnh mục tiêu, quy mô, tiến độ, cơ cấu sản phẩm của các dự án bất động sản.
Gia hạn nộp thuế cho các đối tượng hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản có khó khăn đặc biệt trong từng thời kỳ.
Hỗ trợ cho vay lãi suất ưu đãi đối với khách hàng, doanh nghiệp kinh doanh bất động sản đối với các loại hình bất động sản cần hỗ trợ, ưu tiên phát triển.
Điều hành chính sách tài chính, tín dụng đối với lĩnh vực kinh doanh bất động sản phù hợp tình hình thị trường trong từng thời kỳ.
Thực hiện điều hành chính sách khác để điều tiết thị trường bất động sản trong từng thời kỳ.
Về trách nhiệm cụ thể của các cơ quan ban ngành, Nghị định 96/2024/NĐ-CP quy định Bộ Xây dựng sẽ chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, UBND cấp tỉnh để tổng hợp thông tin và đề xuất các biện pháp điều tiết thị trường bất động sản.
Bên cạnh đó, Bộ Xây dựng cũng là sẽ là cơ quan đề xuất các biện pháp về quy hoạch đô thị, xây dựng, nhà ở, kinh doanh bất động sản; về chương trình, kế hoạch phát triển đô thị, nhà ở, bất động sản; về cơ cấu sản phẩm bất động sản.
Ngoài ra, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ có vai trò đề xuất các chính sách pháp luật về đầu tư, đấu thầu; Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất các chính sách pháp luật về đất đai.
Bộ Tài chính đề xuất các quy định về thuế, tài chính, chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp; Ngân hàng Nhà nước đề xuất các biện pháp về chính sách pháp luật về tín dụng.
UBND cấp tỉnh sẽ rà soát việc triển khai thực hiện các dự án bất động sản của các địa phương, doanh nghiệp và đề xuất các biện pháp điều tiết thị trường bất động sản trên địa bàn.
Trước đó, ông Hoàng Thanh Tùng, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, đã dự liệu rằng, các quy định mới sẽ giúp công tác định giá đất sát với thị trường hơn. Tuy nhiên, điều này cũng đồng nghĩa với việc giá dự án bất động sản có thể tăng lên.
Do đó, ông Tùng đề nghị Chính phủ cần chủ động trong việc điều tiết giá bất động sản, thông qua phát triển mạnh phân khúc nhà ở xã hội phù hợp khả năng chi trả của người dân. Đồng thời, việc phê duyệt dự án nhà ở cũng cần được cơ quan quản lý đẩy nhanh, nhằm tăng nguồn cung cho thị trường.
"Chính phủ cần giải pháp, sẵn sàng can thiệp, khi thị trường có dấu hiệu tăng nóng, sốt ảo", ông Tùng nhấn mạnh.
Câu chuyện “giải cứu” thị trường tại Trung Quốc
Tại Trung Quốc, nơi thị trường bất động sản vẫn đang chật vật vượt khó, chính phủ đang tích cực triển khai các biện pháp can thiệp thị trường, nhằm giảm tồn kho bất động sản.
Vào tháng 5/2024, chính quyền xứ tỷ dân đã tung ra những chính sách lớn để kích cầu thị trường, gồm các biện pháp nới lỏng quy định thế chấp, giảm tỷ lệ thanh toán trước và đặc biệt là kêu gọi chính quyền địa phương mua lại hàng triệu căn nhà tồn kho.
Không chỉ vậy, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) còn công bố gói tín dụng lên tới 300 tỷ nhân dân tệ (42 tỷ USD) để hỗ trợ chính quyền địa phương và các doanh nghiệp nhà nước mua lại những căn nhà chưa bán được và chuyển đổi thành nhà ở giá rẻ.
Cùng với những nỗ lực của chính phủ Trung Quốc, các chính quyền và tổ chức địa phương cũng đã nhanh chóng vào cuộc. Hơn 60 thành phố đã công bố các chính sách hỗ trợ để giải quyết tình trạng tồn dư nhà, gồm có Thượng Hải, Thâm Quyến, Quảng Châu, Nam Kinh…
Ví dụ tại thành phố Trịnh Châu, một số doanh nghiệp nhà nước đã có kế hoạch mua những ngôi nhà được xây dựng trong khoảng 20 năm trở lại đây, để chuyển thành nhà ở cho thuê giá rẻ. Mục tiêu của thành phố này là hoàn tất 10.000 thỏa thuận thông qua cách thức này và các cách tiếp cận khác trong năm nay.
-
TP.HCM cần tính đến yếu tố lạm phát, tăng trưởng GRDP khi điều chỉnh bảng giá đất -
Đấu giá tới 4 giờ sáng, đất Hoài Đức “chốt” ở mức 133 triệu đồng/m2 -
Ngăn trục lợi từ đấu giá đất -
Công nghệ mở đường đưa khu công nghiệp vào kỷ nguyên xanh và thông minh -
Đô thị công nghiệp sinh thái tích hợp: Đón đầu xu hướng sống cân bằng, bền vững -
Đề xuất khởi động lại Dự án Luật Thuế bất động sản -
Quảng Nam: Doanh nghiệp kiến nghị gỡ vướng trong cấp sổ cho dự án bất động sản
- Gala tiếng Việt thân thương “Lời quê hương - Lời sắt son”
- Hồ sơ, Quy trình đăng ký kinh doanh tại Tư Vấn Quang Minh
- Điều gì giúp Vinasoy trở thành "Nơi làm việc tốt nhất Châu Á" năm 2024?
- Thương hiệu JW Marriott- JW Marriott Hotel & Suites Saigon chính thức ra mắt tại TP.HCM
- Triển khai mua bán vàng (digiGOLD) trên ứng dụng số VietinBank iPay Mobile
- FPT IS và Mastercard bắt tay triển khai số hóa thanh toán trong giao thông công cộng tại Việt Nam