
-
Chờ bước đột phá thủ tục làm nhà ở xã hội
-
TP.HCM: Doanh nghiệp bất động sản đặt nhiều kỳ vọng vào chính sách thí điểm mới
-
Tín hiệu tích cực trong phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng
-
Thị trường bất động sản Đà Nẵng “tăng nhiệt” -
Thị trường "nóng" lên, đấu giá đất Hà Nội thu về 6.860 tỷ đồng trong quý I/2025 -
K-Home New City nâng tầm tiêu chuẩn nhà ở xã hội tại Việt Nam -
Mở rộng loại đất làm nhà ở thương mại: Gỡ “treo” cho 343 dự án tại TP.HCM
![]() |
Hoạt động kinh doanh của nhiều trung tâm thương mại lớn tại Hà Nội vẫn gặp khó khăn |
Theo báo cáo nghiên cứu thị trường bất động sản Hà Nội mới công bố của CBRE, trong quý III/2015, nguồn cung mặt bằng bán lẻ tại Hà Nội đạt 971.000m2, tăng 2,3% so với quý trước đó và tăng 17% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, tình hình hoạt động của thị trường mặt bằng bán lẻ quý III không mấy sáng sủa, giá cho thuê tiếp tục giảm 4,7% so với quý II/2015 và khoảng 9% so với cùng kỳ năm 2014.
Mức giảm giá mạnh nhất của phân khúc này, theo đánh giá của Savills, là ở khối đế bán lẻ, có mức giảm giá lên đến 10,3%. Tiếp theo là trung tâm mua sắm có mức giảm 5,8% và trung tâm thương mại với mức giảm khoảng 2,2%.
Trong khi nguồn cung mặt bằng bán lẻ tiếp tục tăng, giá thuê chưa có xu hướng hồi phục, báo cáo nghiên cứu của Savills chỉ ra rằng, một tỷ lệ rất lớn khách thuê mặt bằng để kinh doanh vẫn có xu hướng lựa chọn nhà mặt phố, thay vì chọn thuê mặt bằng trong các trung tâm thương mại.
Khảo sát của Đầu tư Bất động sản tại Hà Nội cũng cho thấy, hoạt động kinh doanh của nhiều trung tâm thương mại lớn trên địa bàn thủ đô vẫn gặp khó khăn, với lượng khách tham quan, mua hàng hạn chế. Sự khó khăn của thị trường khiến một số trung tâm thương mại nằm trong tình trạng đóng cửa.
Chẳng hạn, Trung tâm thương mại Grand Plaza đã đóng cửa từ vài năm nay để tìm đối tác phù hợp. Tuy nhiên, một thời gian dài trôi qua mà đơn vị quản lý vẫn chưa tìm được đối tác để đưa trung tâm thương mại này hoạt động trở lại. Việc hàng loạt dự án tổ hợp chung cư trong khu vực đi vào hoạt động, với phần đế có chức năng dịch vụ thương mại và bán lẻ, càng khiến cho tương lai của Trung tâm thương mại Grand Plaza rơi vào thế khó.
Theo tìm hiểu của Đầu tư Bất động sản, thị trường mặt bằng bán lẻ tại Hà Nội đón nhận nguồn cung bán lẻ cực lớn từ khối đế các tổ hợp chung cư.
Tại khu vực Trung Hòa Nhân Chính, quận Cầu Giấy, diện tích bán lẻ tại hàng loạt chung cư như N04, N05 vẫn chưa được lấp đầy, dù Dự án đã đi vào vận hành từ lâu. Tại quận Nam Từ Liêm, một diện tích bán lẻ khổng lồ từ Dự án Golden Palace Mễ Trì, CT2 Trung Văn và nhiều dự án tổ hợp trên đường Tố Hữu (đường Lê Văn Lương kéo dài) vẫn chưa hoạt động. Tại quận Hà Đông, diện tích bán lẻ lớn thuộc Dự án The Pride, Văn Phú Victorya, tuy đã đi vào hoạt động nhưng vẫn còn nhiều diện tích bỏ trống.
Trong khi một phần lớn mặt bằng bán lẻ hiện hữu vẫn chưa được lấp đầy, lại có thêm rất nhiều tổ hợp chung cư được thiết kế có khối đế là diện tích thương mại dự kiến sẽ đi vào hoạt động trong thời gian tới.
Cụ thể, Trung tâm thương mại Vincom Nguyễn Chí Thanh, Trung tâm thương mại EAON Mall sẽ đi vào hoạt động trong quý cuối năm. Đây đều là các trung tâm thương mại lớn, do các thương hiệu mạnh quản lý vận hành.
Áp lực nguồn cung quá lớn chính là lý do diện tích mặt bằng bán lẻ khối đế chung cư có giá chào thuê giảm mạnh nhất. Việc cạnh tranh giảm giá để tăng công suất cho thuê được nhiều chủ đầu tư, đơn vị quản lý áp dụng như là một “thượng sách” nhằm lấp đầy các diện tích bán lẻ.
Báo cáo nghiên cứu của CBRE mới đây cho biết, tỷ lệ trống của toàn thị trường mặt bằng bán lẻ giảm nhẹ, từ 15,5% trong quý II, xuống 15,2% trong quý III/2015. Trong khi các dự án cũ duy trì giá thuê tương đối ổn định, giá thuê nhiều dự án mới đi vào hoạt động được chào giá thấp hơn hẳn trên thị trường. Thực trạng này phản ánh sự cạnh tranh mạnh mẽ của các dự án mới đi vào hoạt động, phải nỗ lực tăng công suất cho thuê. Theo đó, biện pháp được các doanh nghiệp áp dụng phổ biến nhất, chính là chính sách giảm giá.
Việc Hà Nội có thêm các trung tâm thương mại lớn đi vào hoạt động sẽ gây thêm áp lực đối với các trung tâm thương mại đang hoạt động không hiệu quả. Xu hướng dịch chuyển của các nhà bán lẻ từ nay đến cuối năm vì thế sẽ tiếp tục có nhiều diễn biến khó dự đoán.
-
Sôi động phiên mở bán 2 phân khu nghỉ dưỡng chất Mỹ tại Vinhomes Ocean Park 2 - The Empire -
The Beverly đón sóng đầu tư ngay thời điểm bàn giao -
Cơ hội cuối sở hữu căn hộ luxury Sky-living tại dự án có vị trí đẹp nhất Vinhomes Grand Park -
Gia tăng nhu cầu căn hộ tại Vinhomes Grand Park, giá thuê tăng gần 30% -
Biệt thự “hàng hiệu” làm xiêu lòng giới nhà giàu ở phía Đông Hà Nội -
Nóng bỏng cuộc đua săn tìm biệt thự hàng hiệu tại phía Đông Hà Nội -
Khách hàng Imperia Grand Plaza Đức Hòa được tặng xe ô tô tiền tỉ và iPhone 13
-
1 Chốt tiến độ thẩm định cao tốc Quy Nhơn - Pleiku có vốn đầu tư 43.510 tỷ đồng
-
2 Sân bay Gia Bình sẽ có công suất lên tới 5 triệu hành khách/năm trong thời kỳ 2021-2030
-
3 Ba kịch bản của ngành bất động sản Việt Nam khi Mỹ áp thuế 46%
-
4 Triệu tập kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá XV: Sửa Hiến pháp và 13 luật để tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy
-
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 6/4
-
Tương lai nào cho Dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng Thanh Hà - Đá Nhảy?
-
Dự án Tuyến đường sắt Yên Viên - Phả Lại - Hạ Long - Cái Lân: Gian nan tái khởi động
-
Thủ tướng chỉ đạo triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm
-
Người đứng đầu địa phương phải chịu trách nhiệm nếu buông lỏng quản lý vũ khí, vật liệu nổ
-
XCMG chạy đua với thời gian triển khai máy móc hạng nặng để cứu hộ động đất tại Myanmar, Thái Lan
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Bệnh viện Farrer Park và Alliance Healthcare Group Limited hợp tác chiến lược
-
Trinasolar và Lodestone đưa vào hoạt động dự án điện mặt trời tại New Zealand
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025