
-
Thêm nhiều doanh nghiệp tham gia thị trường bất động sản TP.HCM
-
Đã có 18/34 địa phương hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát
-
Giá 1 m2 chung cư bằng tiền lương đi làm cả năm
-
Theo chân dòng tiền chảy về “vùng đất mới” -
Phấn đấu từ ngày 27/7/2025, không còn người có công nào phải ở trong nhà tạm, nhà dột nát -
Hà Nội: Các “ông lớn” bất động sản đóng hàng chục nghìn tỷ đồng tiền sử dụng đất -
TP.HCM công bố 17 dự án nhà ở được phép bán cho người nước ngoài
Khi Đề án thành lập Đơn vị hành chính đặc biệt tại Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc cùng Dự thảo Luật Đơn vị hành chính đặc biệt Vân Đồn vẫn đang chờ được Quốc hội thông qua thì cơn sốt đất tại 3 địa phương này đã bị đẩy lên cao, khiến lãnh đạo các địa phương phải vào cuộc với nhiều giải pháp mạnh. Riêng Quảng Ninh, từ cuối năm ngoái đến nay đã có nhiều biện pháp được đưa ra để kiểm soát cơn sốt đất tại huyện Vân Đồn.
![]() |
Ông Nguyễn Văn Đọc, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh trực tiếp đi kiểm tra một số dự án đất tại huyện Vân Đồn. Ảnh Thùy Châm. |
Ngay hôm qua (3/5), ông Nguyễn Văn Đọc, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh đã trực tiếp đi kiểm tra và có buổi làm việc với huyện Vân Đồn về các nội dung liên quan liên quan đến công tác quản lý đất đai.
Tại buổi làm việc này, ông Đọc đã nhấn mạnh rằng, Vân Đồn đang đứng trước nhiều cơ hội để phát triển khi trở thành đặc khu kinh tế với những cơ chế, chính sách nổi trội. Tháng 5 tới đây, Quốc hội sẽ thông qua Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt. Trên cơ sở có Luật này, Quảng Ninh sẽ điều chỉnh các quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội và quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Vân Đồn theo định hướng là Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.
Và trong khi chờ đợi Luật và các quy hoạch trên hoàn thiện, tỉnh Quảng Ninh sẽ tạm dừng việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất; tạm dừng giao đất cho các tổ chức, dự án; tạm dừng giao dịch chuyển nhượng đất trên địa bàn huyện Vân Đồn, trường hợp đặc biệt phải báo cáo tỉnh xem xét, quyết định.
Liên quan đến quyền lợi của người dân về đất đai như thừa kế, chuyển nhượng…, ông Đọc yêu cầu huyện Vân Đồn phải kiểm soát chặt chẽ, rà soát cụ thể từng trường hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, không để xảy ra tình trạng lợi dụng chính sách để “lách” luật. Các trường hợp vi phạm phải giải quyết, xử lý công khai, minh bạch.
Trước đó, vào cuối tháng 11/2017, UBND tỉnh Quảng Ninh đã có văn bản số 8865/UBND-QLĐĐ1 về việc thực hiện một số biện pháp nhằm tăng cường quản lý bất động sản trên địa bàn huyện Vân Đồn. Theo đó, sẽ tạm dừng việc chuyển đổi mục đích sử dụng các loại đất trong nhóm đất nông nghiệp, đặc biệt là các loại đất rừng, đất nông nghiệp đang canh tác, đất nuôi trồng thủy sản sang đất ở đối với hộ gia đình, các nhân trên địa bàn huyện. Việc tạm dừng này chỉ kết thúc khi quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội và quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Vân Đồn theo định hướng là Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt. Tuy nhiên, biện pháp này chưa đủ sức hạ nhiệt cơn sốt đất, nên mới đây, lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh đã phải quyết định tạm dừng tất cả các chuyển nhượng đất đai trên địa bàn huyện Vân Đồn.
Còn thời điểm đầu tháng 4/2018 vừa qua, thực hiện chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Quảng Ninh, Ban quản lý Khu Kinh tế Quảng Ninh đã có văn bản số 549/BQLKKT-QHXD đề nghị huyện Vân Đồn, các nhà đầu tư trên địa bàn tạm dừng triển khai công tác lập mới, điều chỉnh quy hoạch, quyết định chủ trương đầu tư các dự án tại Khu kinh tế Vân Đồn. Đề xuất tạm dựng này không tính đến các dự án mới thuộc lĩnh vực an sinh xã hội của huyện Vân Đồn và các dự án quy mô lớn: Con đường di sản, tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng Sonasea Vân Đồn Harbor City, khu vực đảo Ngọc Vừng, các dự án của Tập đoàn Sun Group.
Đối với những dự án đã có quyết định chủ trương đầu tư hoặc chứng nhận đăng ký đầu tư, Ban quản lý khu kinh tế Vân Đồn sẽ báo cáo UBND tỉnh cho phép giãn tiến độ cụ thể đối với từng dự án, làm cơ sở để tiếp tục triển khai sau khi 2 quy hoạch nói trên được phê duyệt.
Theo báo cáo của huyện Vân Đồn, từ đầu năm 2018 đến nay, tình hình đất đai trên địa bàn huyện tiếp tục có nhiều biến động, diễn biến phức tạp, nhất là từ cuối tháng 3/2018. Các giao dịch mua bán, chuyển nhượng đất đai, đặc biệt là đất nông nghiệp tăng về số lượng, tập trung tại các xã Đông Xá, Hạ Long, Đoàn Kết, Đài Xuyên…
-
Ông chủ mới của hơn 6 ha "đất vàng" Nguyễn Trãi là ai? -
BIM Group - Syrena Việt Nam tiếp tục mở bán dự án nhà liền kề nghỉ dưỡng Vạn Niên -
Nhân viên Park Hill Premium làm việc hết công suất trong ngày mở bán Park 9 và Park 11 -
Hà Nội phê duyệt quy hoạch Thành phố Công nghệ xanh rộng 57,5 ha tại Nam Từ Liêm -
Vingroup khởi công dự án Vinpearl Paradise Villas tại Phú Quốc -
Goldmark City - Sốt hàng trước ngày ra mắt khu Sapphire -
Giải mã “cơn sốt” Premier Village Đà Nẵng Resort
-
1 Tiếp tục sửa Luật Đất đai, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp
-
2 Bất động sản phía Nam: Chờ cú bứt tốc cuối năm
-
3 Tín hiệu thuận cho đề xuất đầu tư sân bay tại Ninh Bình
-
4 Tín dụng có điều kiện: Giải pháp xóa trần tín dụng ở Việt Nam
-
5 Ngã rẽ mới cho phương án mở rộng cao tốc Bắc - Nam phía Đông
-
Bridge Data Centres công bố báo cáo ESG đầu tiên
-
Huawei lần thứ tư liên tiếp được Gartner Peer Insights vinh danh
-
DKSH Việt Nam thúc đẩy đổi mới và tuân thủ trong ngành chăm sóc cá nhân
-
Mùa hè sôi động với ưu đãi hấp dẫn khi mua Omoda C5 và Jaecoo J7 trong tháng 7
-
SeABank tổ chức “Ngày hội đổi rác lấy quà” - Lan tỏa lối sống xanh vì Hà Nội sạch đẹp
-
Envision vận hành nhà máy sản xuất hydro xanh và amoniac xanh lớn nhất thế giới