-
Lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch tuyến đường sắt kết nối Lào Cai với Quảng Ninh -
Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn mở rộng đầu tư, chuyển giao công nghệ cho Việt Nam -
Quảng Ninh: Chuẩn bị đưa Nhà máy ôtô Thành Công Việt Hưng tại Khu công nghiệp Việt Hưng vào hoạt động -
Ứng trước hơn 410 tỷ đồng cho Dự án nâng cấp Quốc lộ 91, TP. Cần Thơ -
Đà Nẵng cấp mới 60 dự án vốn FDI -
Vì sao Dự án Thoát nước và vệ sinh môi trường đô thị Núi Thành chậm tiến độ?
Nhiều dự án đột phá
Ngoại trừ Phú Quốc vốn vẫn “dập dìu kẻ đón người đưa”, thì việc Vân Đồn, Bắc Vân Phong sắp trở thành đặc khu - dự kiến sau khi Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc được Quốc hội thông qua tại kỳ họp tháng 5 tới - đã khiến không ít nhà đầu tư tràn đầy kỳ vọng. Họ muốn đầu tư vào các đặc khu này các dự án quy mô lớn.
Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn đang được đẩy nhanh tiến độ xây dựng để đến tháng 8/2018 sẽ đưa vào vận hành thương mại. |
Mới đây nhất, Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Liên Thái Bình Dương (IPP) của “ông vua hàng hiệu” Johnathan Hạnh Nguyễn đã tới Khánh Hòa để bày tỏ mong muốn được đầu tư một chuỗi dự án tại Bắc Vân Phong, với quy mô lên tới 50 tỷ USD.
Thông tin cho biết, IPP - cùng với đối tác liên danh KPMG Hàn Quốc - sẽ xây dựng các dự án cảng nước sâu, sân bay, khu nghỉ dưỡng phức hợp có casino, sân golf, cảng du lịch với các tàu lớn nhất thế giới có thể ghé thăm, thậm chí cả các khu dân cư công nghiệp công nghệ cao…, nhằm biến Bắc Vân Phong trở thành một trung tâm kinh tế, thương mại và du lịch của ASEAN.
Tất nhiên, với một đại kế hoạch như vậy, IPP sẽ không một mình, mà sẽ xây dựng cơ chế để thu hút các nhà đầu tư khác, trong đó có nhà đầu tư quốc tế.
Ngoài kế hoạch đầu tư ở Bắc Vân Phong, hồi đầu tháng 4 vừa qua, IPP cũng đã tới Vân Đồn để đề xuất kế hoạch tham gia đầu tư xây dựng cửa hàng và siêu thị miễn thuế; xây dựng khu bán hàng thời trang outlet; xây dựng khu thương mại và ẩm thực phố đi bộ trong khu phi thuế quan tại Vân Đồn… Ngoài ra, IPP cũng muốn phối hợp với Tổng công ty Hàng không Việt Nam xây dựng nhà ga quốc tế T2 ở Sân bay Phú Quốc…
Cũng tại Vân Đồn, liên danh các nhà đầu tư Vision Transportation Group (VTG), Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Hải Đăng và Công ty Đầu tư và Phát triển Sunny World cũng đã đề xuất đầu tư chuỗi dự án đường sắt cao tốc kết nối Móng Cái - Vân Đồn; Khu đô thị công nghiệp, cảng nước sâu Hòn Nét - Con Ong; Khu đô thị phức hợp phía Bắc đảo Cái Bầu, với quy mô vốn đầu tư lên tới 10 - 15 tỷ USD.
Tuy mọi kế hoạch đầu tư này mới chỉ nằm trong… kế hoạch, còn một chặng đường dài để trở thành quyết định chính thức và đi tới triển khai, song rõ ràng, sự có mặt của các đại gia với các dự án đầu tư quy mô lớn đã chứng minh cho sức hấp dẫn của các đặc khu.
Thực tế, trước khi các nhà đầu tư này tới, hàng loạt dự án quy mô lớn đã được đầu tư tại Phú Quốc. Cũng không ít đại gia, như Vingroup, Sun Group… đã đăng ký đầu tư các dự án lớn ở Vân Đồn, mà một trong số đó là Sân bay Vân Đồn - đang chuẩn bị được vận hành.
Nỗi lo về chuyện làm sao có được hơn 1,57 triệu tỷ đồng để phát triển các đặc khu Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc cũng không hẳn là quá lớn, nếu nhìn từ động thái nhiều nhà đầu tư muốn dốc vốn vào đây. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất vẫn là làm sao để biến các cơ hội thành hiện thực. Một khi vốn được đổ vào, các đặc khu nói riêng, kinh tế - xã hội Việt Nam nói chung sẽ có cơ hội cất cánh, khi ấy không còn phải lo “đầu tư vào đặc khu, một vốn bao nhiêu lời” nữa.
Chờ đón “đại bàng”
Có một câu hỏi đã được nhiều chuyên gia kinh tế đặt ra khi thảo luận về Dự thảo Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc, đó là chúng ta lập đặc khu để… “cho ai”, nói chính xác hơn là để thu hút đầu tư từ đâu. Và lời khẳng định từ TS. Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, cũng như của nhiều vị chuyên gia khác, đó là đặc khu phải là “cuộc chơi” của những ông lớn nước ngoài.
Theo cách dùng từ của ông Thiên, thì đó phải là “nhà đầu tư hạng nhất”. Còn chuyên gia kinh tế Nguyễn Quang Thái cho rằng, đó phải là “đại bàng”, là “phượng hoàng”, chứ không phải là “chim sẻ”… Có lẽ, đó cũng là lý do vì sao, trong Dự thảo Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc, khi đề cập tiêu chí đối với các nhà đầu tư chiến lược, thì một trong những tiêu chí được ưu tiên là các doanh nghiệp đó nằm trong top 500 Fortune thế giới.
Một tiêu chí khác, đó là nhà đầu tư phải có dự án đầu tư quy mô tối thiểu 6.000 tỷ đồng, thuộc các lĩnh vực ưu tiên phát triển của đặc khu. Tuy nhiên, con số này được các chuyên gia cho là còn thấp, cần phải nâng lên để tìm kiếm được các nhà đầu tư có chất lượng hơn. “Luật phải có thể chế vượt trội để các nhà đầu tư Âu, Mỹ cũng muốn đầu tư vào”, chuyên gia Võ Đại Lược nói.
Thực tế hiện nay, tại Vân Đồn, Bắc Vân Phong và cả Phú Quốc, mới chủ yếu là các tên tuổi Việt Nam tham gia đầu tư. Và dù chưa có những quyết định cuối cùng, song nhiều khả năng, Vingroup, Sun Group… sẽ là những nhà đầu tư chiến lược đầu tiên tại các đặc khu. Còn các nhà đầu tư nước ngoài, nhiều người đến rồi lại đi, trong khi cái đích muốn hướng tới, theo TS. Trần Đình Thiên, phải là các tập đoàn hàng đầu thế giới, có tiềm lực tài chính mạnh, có công nghệ hiện đại, có trình độ quản trị tiên tiến… Chỉ những chú “đại bàng” này mới đủ sức “xoay chuyển cuộc chơi”, biến đặc khu trở thành một địa điểm đầu tư hấp dẫn ở quy mô toàn cầu, cạnh tranh được với các đặc khu khác trên thế giới và trở thành cực tăng trưởng cho kinh tế toàn vùng và cả nước.
Kể câu chuyện cách đây nhiều năm, khi các đại gia nước ngoài đề xuất kế hoạch đầu tư cả chục tỷ USD, trăm tỷ USD ở Phú Yên, ở Khánh Hòa, song không thể trở thành hiện thực do cơ chế bị bó buộc, chuyên gia kinh tế Võ Đại Lược cho rằng, để đặc khu lần này xây dựng thành công, phải bỏ các ràng buộc và quan trọng nhất là, phải có thể chế vượt trội.
“Thể chế quan trọng hơn ưu đãi”, chuyên gia Võ Đại Lược nhấn mạnh.
Liên quan đến chuyện thu hút các “đại bàng” tới Việt Nam làm tổ, trong hai ngày 30/4 và 1/5 mới đây, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã lần đầu tiên tham dự Hội nghị quốc tế về khu tự do, được tổ chức tại Dubai (UAE), với chủ đề “Khu tự do 10X: Con đường đưa đến thịnh vượng”. Tại sự kiện này, Bộ trưởng đã có nhiều cuộc tiếp xúc với lãnh đạo các tập đoàn lớn trên toàn cầu và mời gọi họ tới đầu tư vào 3 đặc khu đầy tiềm năng của Việt Nam.
-
Lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch tuyến đường sắt kết nối Lào Cai với Quảng Ninh -
Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn mở rộng đầu tư, chuyển giao công nghệ cho Việt Nam -
Quảng Ninh: Chuẩn bị đưa Nhà máy ôtô Thành Công Việt Hưng tại Khu công nghiệp Việt Hưng vào hoạt động -
Ứng trước hơn 410 tỷ đồng cho Dự án nâng cấp Quốc lộ 91, TP. Cần Thơ
-
Đà Nẵng cấp mới 60 dự án vốn FDI -
Vì sao Dự án Thoát nước và vệ sinh môi trường đô thị Núi Thành chậm tiến độ? -
Thêm doanh nghiệp đề xuất dự án năng lượng tái tạo tỉnh Ninh Thuận -
Hơn 2.300 tỷ đồng đầu tư vào công nghiệp Bình Thuận -
TP.HCM đề xuất chi 1.850 tỷ đồng vốn ngân sách đầu tư nhà thi đấu Phan Đình Phùng -
Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng -
Viglacera được chấp thuận đầu tư khu công nghiệp Trấn Yên, tỉnh Yên Bái
-
1 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
2 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
3 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
4 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 21/11
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo
- Tập đoàn Stavian nhận cú đúp giải thưởng trong Bảng xếp hạng Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024
- AZB - Hành trình kiến tạo "Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2024"