-
Chính phủ ban hành Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai -
10 dự án chiếm 48% thị phần chuyển nhượng căn hộ chung cư toàn Hà Nội -
Sau thời gian dài tạm ngưng, công trường dự án bắt đầu nhộn nhịp trở lại -
Điều chỉnh giá đất chưa ảnh hưởng đến doanh nghiệp Bà Rịa - Vũng Tàu trong ngắn hạn -
Keppel bán vốn trị giá 8.500 tỷ đồng tại dự án Saigon Sports City và Saigon Centre -
An Giang: Lượng giao dịch bất động sản thấp -
Ninh Thuận chỉ còn 2 dự án chưa thực hiện xác định giá đất trong năm 2024
Báo cáo tổng quan về thị trường bất động sản quý I/2016, Công ty TNHH Jones Lang LaSalle Vietnam (JLL) vừa cho biết, lượng nhà ở mở bán mới trong quý I/2016 tại Hà Nội và TP.HCM đạt mức cao kỷ lục, với gần 20.000 căn (bao gồm căn hộ, nhà thấp tầng và đất nền dự án).
Theo báo cáo này, nguồn cung mới tại Hà Nội trong quý này đạt 9.900 căn, tăng 13% so với quý IV/2015. Phân khúc nhà ở bình dân và trung cấp chiếm đa số với tỷ lệ lần lượt 43% và 50%. Địa bàn các quận Nam Từ Liêm và Thanh Xuân dẫn đầu về lượng mở bán mới trong quý I/2016, với lần lượt 2.050 và 1.650 căn. Tại TP.HCM, lượng căn hộ mở bán mới trong quý I/2016 đạt 9.720 căn, tăng 28% so với quý IV/2015 và 63% so với cùng kỳ 2015. Trong đó, phân khúc trung cấp đóng góp chủ yếu với tỷ lệ trên 50% nguồn cung nhà ở.
Giá bán nhà ở tại Hà Nội trong quý I/2016 tiếp tục tăng. Ảnh: Đức Thanh |
Giá bán nhà ở tại Hà Nội trong quý I/2016 tiếp tục tăng với tỷ trọng các dự án có giá bán tăng từ 1 – 5% so với quý IV/2015 chiếm gần 70% tổng nguồn cung sơ cấp. Trên thị trường thứ cấp, phân khúc nhà ở bình dân có giá bán tăng mạnh nhất với mức tăng trung bình toàn thị trường đạt gần 2% so với quý IV/2015. Các dự án đã hoàn thiện có mức độ tăng thấp hơn so với các dự án đang xây dựng.
Tại TP.HCM, giá bán nhà ở, giá bán tiếp tục tăng cao, đặc biệt là ở phân khúc trung cấp. Các quận 2 và quận 4 chi nhận mức tăng giá mạnh ở một số dự án. Trên thị trường thứ cấp, giá bán căn hộ tăng trung bình 5 – 7% so với quý IV/2015. Riêng biệt thự, nhà phố giá bán có tăng nhưng không đáng kể.
Lượng cầu nhà ở tại Hà Nội và TP.HCM tiếp tục ở mức cao, thể hiện ở số lượng nhà ở giao dịch thành công lần lượt là 8.000 căn tại Hà Nội và hơn 9.000 căn tại TP.HCM. Tuy nhiên, lượng nhà ở bán được trong quý I/2016 tại Hà Nội vẫn giảm 5% so với quý IV/2015 trong khi tại TP.HCM, lượng nhà ở thấp tầng bán đến tay khách hàng còn giảm đến 33%.
Dự báo triển vọng thị trường trong những tháng còn lại của năm 2016, JLL cho biết, lượng nhà ở mới hoàn thành tại Hà Nội dự kiến đạt 16.000 căn với phân khúc bình dân và trung cấp chiếm đa số. Trong khi đó, nguồn cung căn hộ tiếp tục ở mức cao với khoảng 15.000 căn sẽ được hoàn thành trong các tháng còn lại của năm. Lượng cầu dự báo tiếp tục diễn biến tích cực và uy tín của chủ đầu tư vẫn là yếu tố quyết định doanh số bán hàng.
Phác họa những nét tổng quan về thị trường bất động sản những tháng đầu năm 2016, ông Vũ Văn Phấn, Phó cục trưởng Cục quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) cho biết, thị trường bất động sản từ đầu 2016 đến nay tiếp tục có những chuyển biến tích cực trên tất cả các yếu tố như: nguồn cung, nguồn cầu, giá bán và tiến độ thi công các dự án. Đáng mừng nhất là sự chuyển hướng của các chủ đầu tư vào phân khúc nhà ở xã hội, nhà ở thương mại có quy mô vừa và nhỏ với giá bán trung bình khoảng trên dưới 1 tỷ đồng/căn. Lượng giao dịch tiếp tục tăng nhưng không đột biến. Tại một số dự án có tiến độ thi công nhanh, vị trí đẹp giá tăng nhưng ở mức thị trường có thể chấp nhận được.
Đánh giá về những diễn biến của thị trường bất động sản thời điểm hiện tại, GS-TSKH Đặng Hùng Võ cho rằng, thị trường đang trong trạng thái phục hồi với nhịp cung – cầu tăng trưởng ổn định. Đa số sản phẩm bất động sản trên thị trường hướng đến người có nhu cầu ở thực. Thị trường đã có sự phân hóa khi xuất hiện nhiều nhà đầu tư mạnh, chuyên nghiệp, đạt chuẩn quốc tế, có vai trò dẫn dắt thị trường. Tuy nhiên, GS-TSKH Đặng Hùng Võ cũng cảnh báo các nguy cơ có thể xảy ra với nhà đầu tư bất động sản, đặc biệt là nhà đầu tư nhỏ lẻ, nhà đầu tư thứ cấp, trong đó, nguy cơ lớn nhất là “lựa chọn không đúng nhà đầu tư có thực lực, cũng như dự án đầu tư không có tiềm năng”.
-
Đà Nẵng: Chuyển động mới tại dự án khu đô thị gần 100 ha có 3 mặt giáp biển -
Đắk Nông: Doanh nghiệp quan tâm đầu tư 3 dự án trọng tâm về đô thị, du lịch -
Vlasta - Thủy Nguyên: Đa giác thịnh vượng đầy tiềm năng của phố cảng Hải Phòng -
Cửa ngõ Tây TP.HCM xuất hiện khu công nghiệp sinh thái đầu tiên quy mô 400 ha -
Khai mở cơ hội đầu tư “vàng mười” tại Trung tâm Giao thương Quốc tế mới của Móng Cái -
Danh tính nhà đầu tư khu đô thị gần 1.000 tỷ đồng tại Quảng Bình -
Điều chỉnh quy hoạch khu trung tâm Khu đô thị Tây Hồ Tây
-
1 Vụ án Cây xanh Công Minh: Đã được quyết toán hơn 3.000 tỷ đồng -
2 Vì sao nhiều dự án năng lượng tái tạo tại Ninh Thuận chưa được tháo gỡ? -
3 10 dự án chiếm 48% thị phần chuyển nhượng căn hộ chung cư toàn Hà Nội -
4 "Cân" năng lực nhà thầu giao thông trước cơ hội đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 4/10
- Tập đoàn Bamboo Capital (BCG) được vinh danh tại giải thưởng Doanh nghiệp xuất sắc châu Á 2024
- Dai-ichi Life Việt Nam 4 năm liên tiếp đạt hai giải thưởng lớn tại Asia Pacific Enterprise Awards 2024
- Phát triển công trình xanh từ chính sách đến hành động và vai trò của doanh nghiệp tiên phong
- Halcom Việt Nam được vinh danh giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” năm 2024
- DOJI được công nhận "Doanh nghiệp xuất sắc châu Á"
- Giải thưởng “Sáng kiến ESG Việt Nam 2024” vinh danh 10 doanh nghiệp xuất sắc