
-
Thị trường bất động sản khởi động loạt thương vụ M&A “bom tấn”
-
Tạm “khóa” chuyển mục đích, giá đất tại “thủ phủ” phân lô vẫn “dựng đứng”
-
Bỏ khung giá đất có tác động đến giá nhà?
-
Hải Phòng dành 433,19 ha đất phát triển dự án nhà ở xã hội trong năm 2022 -
TS. Lê Xuân Nghĩa: Giá bất động sản có thể giảm tới 30% trong năm tới, nhưng sẽ phục hồi nhanh -
Khách hàng Hà Nội hào hứng tới dự lễ ra mắt dự án Centa Riverside Từ Sơn -
Cần cơ quan độc lập quản lý giá đất
![]() |
Nhiều sàn giao dịch bất động sản đã đề nghị khách hàng đặt cọc “phí giữ chỗ” nếu muốn mua căn hộ |
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư Online - Baodautu.vn về việc một sàn giao dịch bất động sản có trụ sở tại Hà Đông (Hà Nội) nhận “phí đặt chỗ” mua căn hộ nhà ở xã hội The Vesta (Phú Lãm, Hà Đông, Hà Nội), ông Vũ Kim Giang, Trưởng phòng kinh doanh Công ty cổ phần Đầu tư Hải Phát cho biết, Hải Phát chưa ủy quyền cho bất kỳ đơn vị nào phân phối hoặc nhận phí giữ chỗ cho dự án này. Đặc biệt, The Vesta là dự án nhà ở xã hội nên không thể bán cho bất kỳ nhà đầu tư thứ cấp nào khác.
“Việc bán căn hộ tại Dự án này cho các đối tượng đủ điều kiện mua nhà ở xã hội, chủ đầu tư sẽ là đơn vị trực tiếp xét duyệt hồ sơ. Mức giá chủ đầu tư đưa ra cho phần nhà ở xã hội của Dự án The Vesta chưa có phê duyệt chính thức, nhưng dự kiến khoảng 650 triệu đồng/căn (đã bao gồm VAT) với các căn hộ có diện tích từ 48,5 m2 - 68,2 m2. Khách hàng có nhu cầu mua căn hộ Dự án cần chuẩn bị hồ sơ theo hướng dẫn và nộp trực tiếp cho chủ đầu tư khi có thông báo chính thức, không phải trả bất kỳ khoản phí nào”, ông Giang khẳng định.
Trước đó, lan truyền trên mạng Internet, nhân viên một sàn giao dịch bất động sản tại quận Hà Đông (Hà Nội) đã đề nghị khách hàng đặt cọc 5 triệu đồng gọi là “phí giữ chỗ” nếu muốn mua căn hộ tại Dự án The Vesta. Thực chất, đây là một “chiêu” làm giá khá phổ biến của đội ngũ môi giới bất động sản khi muốn ràng buộc khách hàng với một dự án nào đó. Sau khi cầm được “tiền cọc”, sàn môi giới bất động sản sẽ chủ động trong việc ép giá bên mua, chủ động đàm phán hợp đồng. Thậm chí, đánh vào tâm lý sợ mất “tiền cọc” để ép khách hàng mua căn hộ tại dự án khác thay vì dự án ban đầu.
Liên quan đến câu chuyện sàn môi giới bất động sản “thổi dự án”, ảnh hưởng uy tín của chủ đầu tư, tuần qua, phóng viên Báo Đầu tư nhận được phản ánh từ đại diện Công ty cổ phần HBI, số 203 Nguyễn Huy Tưởng (Thanh Xuân, Hà Nội). Công ty này là chủ đầu tư Dự án Imperia Garden, nhưng một số nhân viên môi giới bất động sản không có đầy đủ thông tin của dự án này, vẫn tự động in tờ rơi, tài liệu giới thiệu sai lệch Dự án Imperia Garden là do Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng hạ tầng Hòa Bình (viết tắt là HBI, có trụ sở đóng tại tỉnh Long An thuộc Tập đoàn Địa ốc Hòa Bình - HBC) làm chủ đầu tư. Thậm chí, có đối tượng môi giới còn thiết kế hẳn trang web riêng với tên miền gần giống với tên dự án này để hút khách mua nhà. Việc thông tin sai lệch đó đã gây ra không ít rắc rối cho Công ty cổ phần HBI mà Báo Đầu tư số 92, ra ngày 3/8/2015 đã đề cập.
Công ty cổ phần HBI đã phải lên tiếng cải chính thông tin của các sàn môi giới và khẳng định Dự án Imperia Garden do mình làm chủ đầu tư.
Những rắc rối trong việc bán hàng giữa chủ đầu tư và các sàn môi giới bất động sản cũng đã từng xảy ra tại Dự án FLC Complex, số 36 Phạm Hùng (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội). Đó là vào thời điểm quý I/2015, khi chủ đầu tư là Công ty cổ phần Tập đoàn FLC tổ chức hội thảo giới thiệu dự án để thăm dò thị trường, thì nhiều sàn giao dịch bất động sản đã thông tin chào bán và nhận tiền đặt cọc mua căn hộ.
Trước thực trạng một số sàn giao dịch bất động sản và đội ngũ môi giới lũng đoạn thị trường địa ốc, ông Trần Ngọc Quang, Tổng thư ký Hiệp hội Bất động sản Việt Nam đặc biệt quan ngại và cho rằng, nguyên nhân do việc đào tạo, cấp chứng chỉ hành nghề cho nhân viên môi giới bất động sản chưa được giám sát chặt chẽ, dẫn đến sự thiếu chuyên nghiệp trong việc thông tin, cách marketing, tiếp cận khách hàng và bán hàng.
Tuy nhiên, ông Trần Ngọc Quang cũng khuyến cáo các chủ đầu tư dự án bất động sản, cần lựa chọn những nhà phân phối chuyên nghiệp, có uy tín khi đưa sản phẩm ra thị trường. “Chủ đầu tư không nên tuỳ tiện dựa vào giao dịch với bên môi giới để tăng giá bán, mà cần xác định được mức giá phù hợp. Nếu không, vô hình trung chính doanh nghiệp đầu tư dự án bất động sản đã tiếp tay cho môi giới đẩy giá bán nhà”, ông Quang nói.

-
Vi phạm đặc biệt nghiêm trọng, khách sạn Paris ở Nha Trang bị đình chỉ hoạt động -
Quảng Ngãi dành hơn 6.100 ha đất triển khai Dự án nhà ở thương mại, khu đô thị -
Phát triển đô thị vệ tinh lân cận TP.HCM: Động lực cho phát triển kinh tế -
Đồng Hới: Sức hút của BĐS trên cung đường biển Võ Nguyên Giáp -
Quảng Ninh đặt mục tiêu đến năm 2025 xây dựng 25.000 căn nhà ở xã hội -
Giải mã sức hút của Vinhomes Ocean Park 2 – The Empire tại thị trường phía Nam -
HOREA: Đề nghị Chính phủ xem xét áp dụng phương pháp sớm điều chỉnh biến động giá đất
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 15/8
-
2 Góc nhìn TTCK tuần 15-19/8: Xu hướng ngắn hạn vẫn tích cực, cơ hội để mua cổ phiếu
-
3 Tổ hợp Hoá dầu Long Sơn trị giá 5,1 tỷ USD sắp về đích
-
4 Nhiệt điện Vũng Áng 1: Hoạt động 7 năm vẫn chưa thể quyết toán
-
5 Trung Quốc đã nhập 30 tỷ USD hàng hóa từ các nhà cung ứng Việt Nam
-
Cựu Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Khánh Hòa bị tuyên y án sơ thẩm
-
Đề xuất kiểm tra hoạt động khai thác khoáng sản trái phép, không phép tại Lâm Đồng
-
Lâm Đồng “sờ gáy” 22 cơ sở sản xuất, kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật
-
Rừng phòng hộ, sao lại giao doanh nghiệp làm dự án trên đảo Trí Nguyên?
-
Bánh Trung thu "hương vị tuổi thơ" là lựa chọn hàng đầu để doanh nghiệp mua biếu tặng
-
Tập đoàn Giáo dục IGC gia nhập cộng đồng "Nơi làm việc tốt nhất châu Á năm 2022"
-
Generali Việt Nam được vinh danh tại Giải thưởng Bảo hiểm châu Á 2022
-
Đa dạng & Hòa nhập – Yếu tố cốt lõi đưa Stavian Group vươn tầm quốc tế
-
DKSH Việt Nam được vinh danh là nơi làm việc tốt nhất châu Á
-
Bitexco “bắt tay” hệ thống giáo dục Dwight phát triển Trường liên cấp quốc tế Dwight Hà Nội