
-
Mở rộng loại đất làm nhà ở thương mại: Gỡ “treo” cho 343 dự án tại TP.HCM
-
Keppel thoái vốn tại dự án Palm City, thu về 104 triệu USD
-
Hải Phòng đề xuất bán 4.170 căn chung cư thuộc tài sản công để tái đầu tư
-
Quy định thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất -
Quỹ Nhà ở quốc gia sẽ cạn kiệt nếu không có nguồn thu để duy trì -
Cả nước đã hỗ trợ xóa 168.027 nhà tạm, nhà dột nát -
Giá nhà đất nội đô leo thang, giới đầu tư chuyển hướng tới các khu vực ngoại thành
![]() |
Ảnh minh họa |
“Đồng khởi” ở nhiều địa phương
Trước Tết Nguyên đán, ông Nguyễn Xuân Đương (trú tại phường Hòa Thọ Tây, quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng) mua ngôi nhà gắn liền với đất, diện tích 125 m2 với giá 7 tỷ đồng trên tuyến đường Nguyễn Phước Lan thuộc Khu đô thị sinh thái Hoà Xuân. Sau Tết, có người đề nghị mua lại với giá 7,4 tỷ đồng, nhưng ông không bán.
Ông Đương cho rằng, dự báo thị trường còn những đột biến khó lường, giá đất sẽ tăng chứ không hạ, vì thế không nên bán sớm.
Cũng có sản phẩm giao dịch tại Khu đô thị sinh thái Hòa Xuân, ông Lê Xuân Hùng (trú tại phường Mân Thái, quận Sơn Trà) cho biết, trước Tết khoảng 20 ngày, ông mua lại một lô nền tại khu vực Hồ Sen với giá 3,4 tỷ đồng, diện tích 100 m2. Hiện nay lô này đã có người đề nghị mua với giá 3,9 tỷ đồng.
Không chỉ đất ở đô thị tăng, mà đất vườn (có một phần diện tích đất ở) tại các xã thuộc huyện Hòa Vang cũng đang được nhiều nhà đầu tư đi theo nhóm để mua, khiến thị trường khu vực này trở nên nóng sốt.
Đi trên các tuyến liên huyện, liên xã qua xã Hòa Ninh, Hòa Liên, Hòa Sơn, Hòa Phú, Hòa Bắc, sẽ bắt gặp nhiều cánh cổng lớn với hàng rào bê tông vừa mới xây, hàng rào lưới B40 được kéo giăng vuông vức trên diện tích lớn.
Bà Hoàng Thị Loan (xã Hòa Ninh) cho biết, đây đều là đất của người thành phố đến mua rồi dựng cổng, xây tường rào để đó, chứ chưa khai thác gì. Bà Loan cũng đã cắt bán 500 m2 diện tích đất vườn và 100 m2 diện tích đất ở từ giữa năm 2021 với giá 4 tỷ đồng. “Tôi nghe nhiều người lên trả giá 7 tỷ đồng rồi mà chủ đất chưa bán”, bà Loan tiếc nuối vì đã bán sớm với giá thấp hơn gần một nửa.
Một địa phương nữa là tỉnh Quảng Ngãi cũng đang là tâm điểm của nhiều dự án mới bắt đầu triển khai. Trong đó, động thái công bố quy hoạch, đầu tư các tuyến giao thông nội thị là lực đẩy khiến giá trị đất tăng cao.
“Trong một buổi chiều, liên tục có 3 người gọi để mua 2 lô đất thổ cư của tôi, mỗi lô đất chưa đến 60 m2 tại thị trấn La Hà, huyện Tư Nghĩa với giá tăng gấp đôi so với trước Tết. Cuối năm ngoái, mỗi lô họ chỉ trả có 200 triệu đồng, nhưng chỉ sau Tết nửa tháng, họ đã trả 440 triệu đồng/lô, mua cả cặp là 880 triệu đồng”, bà Trần Thị Thu, ở thị trấn La Hà, huyện Tư Nghĩa cho biết.
Tại thị trường Quảng Nam, giao dịch phần lớn diễn ra tại các dự án ven sông Cổ Cò, Khu đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc, Nam Hội An và các dự án Khu dân cư tại TP. Tam Kỳ, huyện Núi Thành. Giá tăng trung bình khoảng 10%.
Dòng tiền vẫn tiếp tục đổ vào bất động sản
Ông Nguyễn Hiền Ninh, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Đất Xanh Nam Miền Trung phân tích, 2 năm qua do tác động của dịch Covid-19, gần như tại các địa phương miền Trung chưa có dự án mới bán hàng. Thậm chí, nhiều dự án phải tạm dừng rà soát thủ tục pháp lý nên nguồn cung khan hiếm.
“Khi giỏ hàng mới chưa xuất hiện thì khách hàng chọn mua các sản phẩm đã xây dựng trước đó để nâng giá trị là điều đương nhiên. Việc một lô nền trước Tết mua giá 3 tỷ đồng, sau Tết bán 3,2 tỷ đồng là chuyện bình thường. Điều này chưa thể khẳng định thị trường đảo theo chiều tăng lên, nhưng cũng cho thấy các nhà đầu tư bắt đầu rời sàn chứng khoán để quay lại kênh bất động sản”.
Sau cú sốc cuối năm 2021, thị trường chứng khoán gần như “vỡ trận”, bước vào các phiên giao dịch đầu năm mới 2022 với đà tăng điểm nhẹ ở nhiều mã cổ phiếu. Tuy nhiên, dòng tiền đầu tư vào chứng khoán thông qua kênh ngân hàng đã chững lại và đang có đà giảm, trái lại, tỷ lệ vốn vay cho đầu tư bất động sản lại quay lại đà tăng.
“Khoảng 10-15% là tỷ lệ tăng so với dòng tiền cho vay những tháng cuối năm 2021. Những giao dịch lớn đã xuất hiện với tần suất dày hơn năm ngoái, nhất là những dự án đã hoàn tất pháp lý, hạ tầng được đầu tư từ 80% trở lên, hoặc đã đầu tư hoàn tất được giao dịch rất nhanh. Ở phân khúc khách sạn xây sẵn ven biển, việc mua bán đã bắt đầu sôi động ngay từ sau kỳ nghỉ Tết”, ông Nguyễn Ngọc Tấn, cán bộ tín dụng Ngân hàng PV ComBank, chi nhánh Sông Hàn (Đà Nẵng) cho biết.
Đại diện Công ty Bất động sản Sunland miền Trung cho rằng, 2 năm đại dịch Covid-19 khiến chuỗi cung ứng các sản phẩm bất động sản bị đứt gãy, các nhà đầu tư có tiền nhàn rỗi chuyển qua đầu tư kênh chứng khoán. Tuy nhiên, thị trường chứng khoán luôn rủi ro, trong khi bất động sản là kênh trú ẩn an toàn nên từ khoảng cuối của năm 2021 đến nay, dòng tiền bắt đầu quay lại bất động sản, bởi thế thị trường còn sôi động trong thời gian tới.
-
Đừng “tiêu xài” năng lượng tự nhiên một cách vô trách nhiệm -
Khách sạn 4 sao Nam Cường tham gia Hội chợ Du lịch Quốc tế 2017 -
Tôn thép hẹp đường sang ASEAN -
Phá vỡ những bức tường cản trở vật liệu xây dựng không nung -
Vật liệu xây dựng không nung: Nhiều ưu việt nhưng không lớn nổi -
Tiêu thụ vật liệu xây dựng không nung: Bài toán chưa có lời giải -
Dây chuyền 2 Xi măng Xuân Thành trị giá 10.800 tỷ đồng đang được gấp rút hoàn thiện
-
Viện Kiểm sát đề nghị giảm nhẹ hình phạt đối với tội lừa đảo cho bà Trương Mỹ Lan
-
Quảng Nam yêu cầu ngăn chặn tình trạng “sốt đất ảo” tại vùng giáp ranh Đà Nẵng
-
Cấp khống hàng chục ngàn Phiếu lý lịch tư pháp
-
Buôn lậu thuốc lá phức tạp, tinh vi hơn khi đối tượng sử dụng công nghệ, mạng xã hội
-
Ingenico ra mắt POS tích hợp tất cả trong một mới AXIUM CX9000
-
JA SOLAR và Borussia Dortmund công bố quan hệ đối tác và dự án hợp tác lớn
-
EVE Hydrogen Energy ra mắt máy điện phân AEM công suất 1 MW
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
Datamine ra mắt Studio Geo - nền tảng mô hình hóa địa chất