VNCB mang gói 50.000 tỷ đồng "chạm ngõ" Thủ đô
- 17/04/2014 14:02
 
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Gói 50.000 tỷ: Chưa bung vốn ra đã "thổi" giá nhà
Gói 50.000 tỷ đồng ‘mua’ niềm tin thị trường
Gói tín dụng 50.000 tỷ đồng: Càng thông báo, càng mơ hồ
  Theo VNCB, đã có 8 ngân hàng đã đăng ký tham gia chương trình liên kết triển khai gói tín dụng 50.000 tỷ đồng.  
  Theo VNCB, đã có 8 ngân hàng đã đăng ký tham gia chương trình liên kết triển khai gói tín dụng 50.000 tỷ đồng. Ảnh: Hà Quang.  

Tham gia giới thiệu chương trình lần này tại Hà Nội, ngoài những gương mặt cũ đã tham gia buổi giới thiệu tại TP.HCM cuối tháng 3/2014 như TS. Lê Xuân Nghĩa, ông Phạm Trung Tuyến, Ban Chỉ đạo trung ương về chính sách nhà ở và thị trường bất động sản, ông Phan Thành Mai - Tổng giám đốc VNCB... còn có những gương mặt mới như Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam, TS. Nguyễn Trí Hiếu - Thành viên HĐQT, ông Nguyễn Ngọc Thành - Chủ tịch Hiệp hội BĐS Hải Phòng, ông Nguyễn Văn Đực - Giám đốc Công ty TNHH Địa ốc Đất Lành...

Theo ông Phan Thành Mai, Tổng giám đốc Ngân hàng Xây dựng Việt Nam (VNCB), mục tiêu của chương trình nhằm hiện thực hóa và vận hành thông suốt chuỗi liên kết xây dựng 4 nhà, xây dựng sàn kinh doanh vật liệu xây dựng chuyên nghiệp nhằm tối ưu và hiệu quả cho tất cả các chủ thể tham gia thị trường xây dựng, an toàn tín dụng cho các ngân hàng liên minh cấp vốn, khơi thông hàng hóa vật liệu xây dựng thông qua các hình thức trả chậm và đối trừ, giảm lưu thông tiền mặt góp phần giảm lạm phát, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận tín dụng mới khi còn có các khoản vay cũ v.v.

   
  Ông Phan Thành Mai - Tổng giám đốc VNCB kêu gọi sự chung tay, giúp sức của các bên để giải cứu thị trường bất động sản khỏi tình trạng đóng băng như thời gian vừa qua do các bên mất lòng tin. Ảnh: Kỳ Thành  

Điểm ưu việt của chương trình này, theo ông Mai, là tất cả các bên tham gia (chủ đầu tư - nhà thầu - nhà tổ chức cung ứng vật liệu xây dựng - ngân hàng) cùng ký kết trên 1 hợp đồng; nhiều ngân hàng thương mại cùng tham gia tài trợ các doanh nghiệp trong chuỗi. Việc đáp ứng nhu cầu vật liệu xây dựng trong chuỗi được thực hiện thông qua nhà tổ chức chợ/sàn mua bán vật liệu xây dựng với các dự án khả thi, nhà sản xuất được cho vay không nhất thiết cần tài sản đảm bảo, chỉ cần đối ứng bằng vật liệu xây dựng cung ứng cho công trình, phương thức trả chậm, các ngân hàng chủ động tiếp cận doanh nghiệp, các doanh nghiệp có khoản nợ ở các ngân hàng khác được khoanh nợ và tiếp tục cho vay theo mục đích mới của chuỗi 4 nhà.

   
  Mục tiêu cuối cùng của gói 50.000 tỷ đồng nhằm giảm tình trạng
tồn kho bất động sản và vật liệu xây dựng
. Ảnh: Hà Quang
 

Trong chuỗi liên kết, VNCB hướng đến là ngân hàng tổ chức người bán, kết nối cùng các ngân hàng thương mại cung cấp nguồn vốn cho các đơn vị/doanh nghiệp trong ngành xây dựng - vật liệu xây dựng - bất động sản.

Tập đoàn Thiên Thanh hướng tới là nhà tổ chức cung ứng vật liệu xây dựng, chủ trì xây dựng sàn kinh doanh vật liệu xây dựng, trang thiết bị nội thất đầu tiên trên cả nước nhằm kết nối các đối tượng có nhu cầu vật liệu xây dựng là các chủ đầu tư, nhà thầu với nhà sản xuất vật liệu xây dựng trên cả nước. Mô hình sàn kinh doanh vật liệu xây dựng, trang thiết bị nội thất sẽ là giải pháp chuyên nghiệp cho việc khơi thông hàng hóa và kích cầu sản xuất ngành xây dựng, là cơ sở để tín dụng và các công cụ tài chính được sử dụng tối ưu.

Trong chương trình tín dụng 50 nghìn tỷ đồng cho vay thương mại và sản xuất, VNCB dự kiến cung ứng khoảng 10.000 tỷ đồng tín dụng ngắn hạn cho vật liệu xây dựng và được quay vòng trong năm 2014, đặc biệt hình thức cấp tín dụng là bằng hàng hóa vật liệu xây dựng với các phương thức như bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước, bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thanh toán thuế xuất - nhập khẩu, bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh đối ứng, và các nghiệp vụ tín dụng khác liên quan đến cung ứng vật liệu xây dựng. Qua đó, hàng hóa là vật liệu xây dựng sẽ được trả chậm đến tận chân các dự án, các công trình xây dựng.

Với cấu trúc chuỗi liên kết khép kín 4 nhà này, VNCB cũng sẽ giới thiệu các sản phẩm dịch vụ và tín dụng cho mua, xây, sửa nhà với hình thức vay trả chậm đến 15 năm với nhiều chính sách ưu đãi về lãi suất và các dịch vụ.

Tại hội nghị, VNCB đã ký kết hợp tác triển khai chương trình với các Ngân hàng liên minh cung ứng vốn như MBBank, OceanBank, SCB, Nam Á Bank, VP Bank, HD Bank… đồng thời, VNCB và Tập đoàn Thiên Thanh sẽ ký kết với các doanh nghiệp ngành xây dựng - vật liệu xây dựng - bất động sản như Viglacera, Fico, Thép Thái Nguyên, Công ty cổ phần địa ốc Hoàng Quân, Công ty TNHH địa ốc Đất Lành, Công ty Xây dựng miền Trung 579, Công ty cổ phần bất động sản Hải Phòng…

Dự kiến, Ngân hàng Xây dựng Việt Nam và Tập đoàn Thiên Thanh sẽ tổ chức Hội nghị triển khai chương trình Tín dụng 50.000 tỷ đồng ngành xây dựng lần 3 tại Đà Nẵng vào tháng 5/2014.

Hội nghị triển khai chương trình Tín dụng 50 nghìn tỷ đồng ngành xây dựng lần đầu tiên được giới thiệu tại TP.HCM và nhận được nhiều bình xét trái chiều từ giới truyền thông.

Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam, mô hình liên kết 4 nhà là 4 hướng đi triển vọng của thị trường bất động sản. Tuy nhiên, việc liên kết sẽ có ý nghĩa tích cực hơn nếu có sự tham gia của nhiều nhà cung ứng vật liệu xây dựng hơn, ngoài Tập đoàn Thiên Thanh. Bộ Xây dựng sẽ xem xét thúc đẩy mô hình liên kết đi theo hướng này.

Trong khuôn khổ gói tín dụng liên kết 4 nhà đã có 8 ngân hàng đã đăng ký với Vụ Tín dụng (Ngân hàng Nhà nước) tham gia chương trình liên kết 4 nhà là BIDV, AgriBank, Vietcombank,  VietinBank, MHBank, VNCB, SHB, Ngân hàng Bưu điện Liên Việt. Mỗi ngân hàng nói trên có quyền xây dựng một chuỗi các ngân hàng hợp tác riêng của mình.

Ngân hàng Xây dựng chỉ có 10.000 tỷ trong gói 50.000 tỷ Ngân hàng Xây dựng chỉ có 10.000 tỷ trong gói 50.000 tỷ
Gói 50.000 tỷ: Gói 50.000 tỷ: "Trong nhà chưa tỏ"

 

 

 

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Bất động sản