Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 27 tháng 07 năm 2024,
Bầu Kiên bào chữa như một luật sư chuyên nghiệp
Hữu Tuấn - 30/05/2014 17:13
 
Những người theo dõi tại phiên tòa chiều 30/5 đều có chung nhận xét rằng lời tự bào chữa của Bầu Kiên "chuyên nghiệp như Luật sư"
TIN LIÊN QUAN

Mở đầu lời bào chữa, như một Luật sư chuyên nghiệp ông Kiên "cảm ơn VKS đã giữ nguyên quan điểm về việc mua cổ phần cổ phiếu là kinh doanh trái phép".

Về tội danh kinh doanh trái phép, thứ nhất là kinh doanh tài chính trái phép. Ông Kiên cảm ơn VKS đã giữ nguyên quan điểm về việc mua cổ phần cổ phiếu là kinh doanh trái phép và mong ý kiến này được giữ trong suốt quá trình xét xử vì đây sẽ là bằng chứng giúp ông chứng minh không phạm tội.

Ông Kiên lập luận:

"Trong một công ty, có những công ty khác cùng góp vốn, cùng thời điểm, cùng tại một công ty, công dân Nguyễn Đức Kiên bị coi là vi phạm pháp luật, còn những người khác, pháp nhân khác không bị coi là vi phạm, vậy có công bằng không? Có sự phân biệt đối xử quyền công dân khi áp dụng cùng một điều luật, đó là sự vi phạm nghiêm trọng.

Không phải chỉ những công ty tôi tham gia góp vốn, mà ý kiến VKS như thế tức là những người đã cấp phép kinh doanh cho DN 20 năm qua đang đứng trước nguy cơ đã thi hành công vụ trái pháp luật. Các DN cũng đứng trước nguy cơ vi phạm pháp luật. Tôi đề nghị Quốc hội có ý kiến về việc VKS vận dụng sai những nội dung mà Quốc hội đã thảo luận.

   Bầu Kiên bào chữa như một luật sư chuyên nghiệp  
  Bầu Kiên tự bào chữa tại phiên tòa chiều 30.5  

Về mục 2, kinh doanh vàng trái phép, VKS đã không nêu đầy đủ về các ý kiến tôi nói hôm qua, trong đó có hợp đồng ông Chung ký với ACB và các phiếu lệnh đặt vàng. Ông Chung là người thực hiện, không phải tôi. Việc gán cho tôi là áp đặt, không có chứng cứ pháp lý.

Về mặt pháp lý, VKS trích dẫn sai ý kiến của tôi. Tôi nói rằng tại QĐ 174, NHNN không có quy định nào về sản phẩm tài chính phái sinh. Còn trong thông tư 04 thì có. Trước khi có các quy định này thì hàng hóa phái sinh không nằm trong danh mục kinh doanh có điều kiện.

Ví dụ thứ nhất, Công ty khi mua trụ sở để thực hiện hoạt động kinh doanh thì hạch toán vào tài sản cố định và trích khấu hao, khi bán thanh lý cũng không cần giấy phép đăng ký kinh doanh bất động sản vì đây là hoạt động đầu tư chứ không phải kinh doanh.

Ví dụ 2, các công ty để tiền trong NH thì được hưởng lãi, các công ty này không bao giờ cần phải có phép phải đăng ký kinh doanh tài chính thì mới được hưởng lãi, điều này được quy định bởi Bộ tài chính. Nếu VKS cho rằng đầu tư là kinh doanh thì pháp luật đã không cần phải phân biệt đây là 2 hoạt động khác nhau.

Tôi khẳng định thực hiện đúng quy định của pháp luật , không quanh co cố ý né tránh. Tôi làm trên cơ sở nghiên cứu thấu đáo kỹ càng các văn bản pháp luật.

"Hôm nay, VKS đã né tránh hoàn toàn những câu hỏi tôi đặt ra. Tôi với chức năng tư vấn đã bằng cách nào, thông qua ai, thực hiện như thế nào để ép đối với các thành viên HĐQT thông qua nghị quyết đó?

Tôi chỉ nói không có ý kiến khác, không liên quan gì đến việc họ đưa ra quyết định. Ngày 22/3/2010, quyết định này có vi phạm pháp luật không? (ông Kiên dẫn các mốc thời gian ban hành các quyết định của NHNN để cho thấy hoạt động ủy thác không phải là “hoạt động ủy thác khác” không cần phải xin phép NHNN).

Hành vi của tôi nếu bị quy vào là có liên quan thì tôi và thành viên khác có trách nhiệm gì trong quyết định này? VKS nói chúng tôi biết rủi ro nhưng vẫn làm. Thành viên HĐQT khi đưa ra quyết định việc gì, phải đưa ra các rủi ro để cân nhắc. Nhưng căn cứ vào các quy định phap luật lúc đó, họ cân nhắc được rủi ro đó có thể quản lý nên mới đưa ra quyết định.

Trong điều lệ ACB ghi, người nào thi hành công vụ không vì lợi ích cá nhân, không cố ý vi phạm pháp luật mà gây thiệt hại thì không phải chịu trách nhiệm, ACB chịu trách nhiệm. Như vậy, các cá nhân ACB không phải chịu trách nhiệm. Cho đến nay, ĐHCĐ ACB cũng chưa có bất kỳ văn bản nào yêu cầu các thành viên HĐQT ACB và tôi phải chịu trách nhiệm về các thiệt hại.

Các cá nhân và tôi chỉ chịu trách nhiệm nếu xảy ra thiệt hại. Chủ thể, người có quyền xác định ở đây là thiệt hại hay không là ĐHCĐ ACB.

Về các ý kiến bào chữa cho Vietinbank, chúng tôi nếu có thì có sai lầm duy nhất là đã quá tin vào uy tín của một ngân hàng lớn như Vietinbank. Hóa ra họ sẵn sàng phủi tay, không chịu trách nhiệm về hành vi của mình.

Hành vi của Vietinbank như sau: sau khi tiền vào tài khoản của các nhân viên ACB gửi tại Vietinbank, tiền đó được Vietinbank quản lý để phục vụ hoạt động kinh doanh của mình trong một thời gian dài.

Hành vi thứ 2, không được sự đồng ý của chủ tài khoản, nhân viên của Vietinbank dù bất kỳ là ai đã thực hiện những hành vi trái pháp luật. Việc Vietinbank vì lý do nào đó thiếu kiểm tra kiểm soát đã sử dụng một tài sản được coi là thẻ để thực hiện việc bảo lãnh cho các khoản vay, là hành vi bị lừa đảo. Vietinbank bị lừa đảo chứ không phải các nhân viên của ACB. Sau một thời gian dài sử dụng tiền của người gửi tiền, Vietinbank đã báo có và trả lãi cho các tài khoản, tức là thừa nhận các hợp đồng tiền gửi của các nhân viên ACB là hợp đồng thực chứ không phải hợp đồng nguyên tắc. Vietinbank phải trả lại tài sản cho chủ sở hữu.

Ông Kiên đưa bằng chứng về cuộc hợp với 14 lãnh đạo NHTM của NHNN, rồi nói tiếp:

Tại cuộc họp, tôi được ông Giá ủy quyền đi họp, tôi đã phát biểu về thực trạng các ngân hàng đem tiền đi gửi vào NH khác. Đại diện các NH khác cũng báo cáo về thực trạng này. Thống đốc đã có công văn như sau: “Do trong thời gian qua, NHNN có ban hành một số chính sách không phù hợp với quy luật thị trường gây khó khăn cho hoạt động của NHTM. NHNN nhận thức được điều này và sẽ có những văn bản mới phù hợp hơn. Vì thế sẽ không truy cứu những NH đã đem gửi tiền vào NH khác trong thời gian qua”.

Ngày 18/9, tôi có hẹn ông Phạm Huy Hùng (chủ tịch Vietinbank) để trao đổi về 718 tỷ này. Đúng hẹn, tôi và anh Hòa (kế toán trưởng ACB) đã đến Vietinbank nhưng rất tiếc người đứng đầu – ông chủ tịch không đến dự, nhân viên có thể dám nói gì? Chúng tôi phải vui vẻ ra về.

Vietinbank có vốn nhà nước chi phối, khác hoàn toàn với ACB. Người đứng đầu đã không chịu trách nhiệm quản lý tài sản của Ngân hàng. Tôi đề nghị xem xét Vietinbank không phải bên có nghĩa vụ và quyền lợi liên quan mà là người phải chịu trách nhiệm về khoản tiền này. Đây là trách nhiệm mà một tổ chức tín dụng phải làm nếu không sẽ tạo ra hiệu ứng.
 

Bị cáo Nguyễn Đức Kiên tiếp tục phát biểu:

Về hành vi thứ 2, trốn thuế. Nếu VKS cho rằng hợp đồng này là trá hình, thì VKS phải trả lời:
tại sao tôi biết trước quyết định của Quốc hội? VKS nói trốn thuế vì không kê khai thuế đầy đủ.Kê khai thuế phải thực hiện hàng tháng, quý, năm. Các bản khai nộp cho chi cục thuế Đống Đa đều kê khai và hạch toán đầy đủ cả các hợp đồng vớiHương. Khi đoàn thanh tra đến, công ty đã xuất trình 2 hợp đồng, phiếu lệnh, không thiếu cái gì. Tôi nhớ vì tôi là người trực tiếp làm việc vớiđoàn thanh tra. Tôi xin cảm ơn chị Hà và đoàn thanh tra, trước các áp lực nặng nề vẫn dũng cảm nói rằng họ không phát hiện sai phạm gì trong B&B.

Để có thể tính được thu nhập của công ty, phải lấy tổng thu trừ tổng chi để tính nghĩa vụ thuế. Vì 31/12 Hương bị lỗ nên công ty không tiến hành việc nộp thuế của Hương vì không phát sinh nghĩa vụ, nhưng kê khai đầy đủ với cơ quan thuế.

Trong quy định mới của NHNN có1 câu: người dân từ 8/3/2012 khi giao dịch mua bán với NH chỉ được phépgiao dịch với các cơ sở có giấy phép đăng ký kinh doanh vàng chứ không phải người dân phải là hộ kinh doanh cá thể như ý kiến của VKS. Điều nàyđược căn cứ trên 1 thông báo của Bộ Chính trị và sau đó là 1 nghị quyếtcủa Chính phủ.

Các lý do VKS đưa ra tôi cho rằng không đúng pháp luật. Vào thời điểm Hương ký hợp đồng với công ty mà hơn 100 ngàn công dân Việt Nam ký như thế, 30 ngàn khách hàng của ACB ký như thế. Rất nhiều đoàn thanh tra đã thanh tra và đều không nói rằng đây là các hợp đồng vô hiệu. Cơ quan tư pháp như tòa án cũng từng xét xử 1 số vụ án mà không đưa ra kết luận sai pháp luật. Tại sao một mình Hương – em gái tôibị kết tội? Phải chăng vì là em gái tôi?

VKS nói rằng có vấn đề vì em gái tôi không bỏ vốn ra mà được hưởng lãi. Trên thực tế, em tôi đã phải chịu lỗ. Công ty đã phải chịu trách nhiệm về khoản lỗ của Hương. Tôi cho rằng không đủ cơ sở để nói hợp đồng của Hương và công ty là vô hiệu. Cho dù hợp đồng này bị tuyên vô hiệu thì bản giám định của giám định viên cũng không thể kết luận công ty trốn thuế.

Công ty có trách nhiệm xác định lại kết quả BCTC là ngày 31/12/2009 đưa ra, giả định trong trường hợp hợp đồng vô hiệu, thì công ty không phải nộp thuế nếu HĐXX cho kiểm tra lại nghĩa vụ nộp thuế ở công ty này. Cho dù cơ quan thuế có áp đặt phải nộp thuế thì tôi sẵn sàng nộp thuế vì số thuế này sẽ được nhà nước trừ dần trừ lùi trong các năm tiếp theo, như thế làchúng tôi ứng trước tiền thuế chứ không phải là trốn thuế. Đề nghị giámđịnh lại hoạt động kinh doanh của công ty theo yếu tố mới trên cơ sở hợp đồng vô hiệu xem công ty có phải nộp thuế không?

VKS nói rằng hành vi lừa đảo của tôi được xác lập ngay sau khi công ty nhận được tiền của Hòa Phát. Người vi phạm pháp luật là ai? Ngày 21/5, bất kể hợp đồng ký với nội dung gì thì ngay lập tức, công ty đã tiến hành xác nhận việc chuyển đổi cổ phiếu khi chưa chuyển tiền. Tôi không có bất kỳ khiếu nại nào với công ty Hòa Phát kể cả hành vi đó đã vi phạm pháp luật.

Hợp đồng thế chấp tài sản bắt buộc đăng ký tại trung tâm giao dịch, đây là việc quản lý tài sản đảm bảo cho việc thanh toán chứ không phải thế chấp. Khi đăng ký quản lý tài sản đảm bảo, Hòa Phát đã xác nhận số cổ phiếu, giấy chứng nhận sở hữu. Tôi không quan tâm các anh ấy có biết haykhông nhưng Hòa Phát là một doanh nghiệp thì phải biết là mình quản lý cái gì, ký cái gì, không thể chụp lên đầu tôi. Đây là hành vi ở 2 công ty khác nhau. Tôi không liên quan. VKS nói tôi có ý thức chiếm đoạt. HòaPhát vô cùng lớn, có rất nhiều công ty. Tiền bạc của họ quản lý rất tậptrung, chặt chẽ.

Hợp đồng hoán đổi này là khi Hòa Phát nhận được tiền của tôi chuyển qua tài khoản của em gái tôi, khi nhận đầy đủ rồi thì công ty khác của Hòa phát mới rót tiền từ một ngăn khác ra trả cho ACBI. Minh chứng rõ ràng là tôi không có ý thức chiếm đoạt, nếu không tôi đã không để tiền trong cái “ví” đó của Hòa Phát.

Email của chị Ngọc với chị Yến về việc không giải chấp được số cổ phiếu đang thế chấp,chỉ là ý kiến trao đổi nghiệp vụ của nhân viên với nhân viên. ACBS phải trả lời bằng văn bản thì mới đủ cơ sở để kết tội cho tôi. Khi biết sự việc, tôi đã yêu cầu nhiều lần ACB họp với tôi. Các thỏa thuận này dùchưa được ACB thông báo bằng văn bản nhưng tôi rất nỗ lực làm thủ tục giải chấp số cổ phiếu này. Ý thức của tôi là đưa tài sản khác vào làm tài sản thế chấp thay thế, là thể hiện sự nỗ lực này.

Hòa Phát sáng nay cũng đã nói không kiện tôi. Tôi chỉ mong đại diện VKS ghi nhận.

 

TIN LIÊN QUAN
Chủ tịch Hòa Phát: "Không có chuyện anh Kiên lừa tôi"
Bầu Kiên: Tôi không chiếm đoạt 264 tỷ đồng của Hòa Phát
Làm rõ rách nhiệm số tiền 718 tỷ đồng bị chiếm đoạt
Bầu Kiên phủ nhận cáo buộc lừa đảo và kinh doanh trái phép
Tạm đình chỉ vụ án đối với ông Trần Xuân Giá
Trực tiếp xét xử vụ án Bầu Kiên

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư