-
Đà Nẵng nêu giải pháp chống ngập lụt khu vực sân bay -
Thêm 353 tỷ đồng khắc phục hậu quả vụ FLC -
Đà Nẵng xử lý thế nào về vụ 238 sổ đỏ hình thành từ hồ sơ giả? -
Tuyên án vụ cán bộ thuế nhận hối lộ, bảo kê đường dây mua bán hóa đơn -
Lãng phí lớn do các dự án bất động sản chậm triển khai, chậm tiến độ -
Phú Yên tìm hướng xử lý ô nhiễm tại các trang trại chăn nuôi
Trả lời thẩm vấn của HĐXX về Công ty B&B, ông Kiên khẳng định không thực hiện bất cứ việc nào sai phạm nào sai pháp luật. Bị cáo Kiên cũng khẳng định, việc phát hành 10 triệu trái phiếu giá trị 1.000 tỷ đồng bán cho Ngân hàng ACB như ghi trong cáo trạng.
Theo bị cáo Kiên, Công ty Thiên Nam do ông Lê Quang Trung làm Tổng Giám đốc. Ông Trung có thẩm quyền trong việc thẩm định và ký hợp đồng với Ngân hàng ACB.
Ông Nguyễn Đức Kiên tại phiên tòa ngày 21/5. |
"Tôi không thực hiện các lệnh mua bán vàng. Các lệnh mua bán vàng phải thực hiện bằng văn bản". Kiên một lần nữa khẳng định, Công ty Thiên Nam không thực hiện mua vàng. "Chúng tôi chỉ đầu tư vào giá vàng chứ không mua bán vàng trạng thái", ông Kiên khai.
Kiên dẫn chứng: “Trong các phiếu lệnh không có bất kỳ chữ nào mua và bán vàng”.
Chủ tọa phiên tòa đặt câu hỏi với bị cáo Kiên về Công ty Thiên Nam có được kinh doanh vàng hay không?
Ông Kiên khẳng định, công ty không có chức năng kinh doanh vàng. Công ty chỉ có 2 hợp đồng chuyển giao trạng thái vàng và ủy thác vàng với Ngân hàng ACB. Công ty Thiên Nam đầu tư vào giá vàng, chứ không kinh doanh vàng hay kinh doanh vàng trạng thái.
Bị cáo Kiên nói: "Tôi xác nhận các số liệu nêu trong cáo trạng và không đồng ý với cáo trạng truy tố hành vi kinh doanh trái phép vì các công ty này đều kinh doanh đúng pháp luật”.
Kiên khai, trong 6 công ty được thành lập chỉ có trách nhiệm với 5 công ty. Công ty B&B do 3 người góp vốn gồm: Kiên, vợ và em gái. “Chúng tôi hoạt động theo theo giấy phép kinh doanh là vàng và một số hoạt động khác".
Nguyễn Đức Kiên cũng thừa nhận 6 công ty này không có giấy phép kinh doanh tài chính.
Trước đó, HĐXX thẩm vấn bầu Kiên và các bị cáo ở nhóm tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Các cựu thuộc cấp của ông Kiên đều cho rằng, mọi việc vi phạm pháp luật đều do ông Kiên chỉ đạo.
HĐXX tập trung hỏi về hành vi 20 triệu cổ phần đang bị thế chấp, nhưng đem đi giải chấp là đúng hay sai?
Bà Nguyễn Thị Hải Yến (SN 1969, cựu Kế toán trưởng Cty Cổ phần đầu tư ACB Hà Nội (Cty ACBI) cho rằng, về nguyên tắc đó là sai. "Với tư cách là kế toán trưởng, tài sản đang bị thế chấp có được bán không?" - một thành viên HĐXX lên tiếng. "Dạ, không được chuyển nhượng ạ!", bị cáo Yến đáp.
Trước đó, Viện KSND Tối cao cho rằng, ngày 11/5/2010, Nguyễn Đức Kiên (Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) Cty Cổ phần đầu tư ACB Hà Nội (Cty ACBI) chỉ đạo cấp dưới ký hợp đồng thế chấp 22.497.000 cổ phần Cty cổ phần Thép Hòa Phát cho Ngân hàng ACB để đảm bảo cho việc phát hành trái phiếu 800 tỷ đồng.
Đầu tháng 4/2012, thông qua Trần Đình Long (Chủ tịch HĐQT) và ông Trần Tuấn Dương (Tổng GĐ Cty cổ phần tập đoàn Hòa Phát), Kiên biết được tập đoàn Hòa Phát có chủ trương tăng sở hữu vốn của tập đoàn này tại các cty thành viên, trong đó có Cty cổ phần Thép Hòa Phát mà Cty ACBI do Nguyễn Đức Kiên làm Chủ tịch HĐQT đang sở hữu 29.996.000 cổ phần. Theo đề nghị của ông Long, Dương, bầu Kiên đã đồng ý bán lại 20 triệu cổ phần Cty cổ phần Thép Hòa Phát với giá 13.200 đồng/cổ phần, tương ứng số tiền 264 tỷ đồng.
Cũng theo cáo buộc, ngày 5/5/2012, ông Kiên chỉ đạo kế toán trưởng soạn thảo văn bản để Trần Ngọc Thanh (Giám đốc) ký gửi Ngân hàng ACB và Cty TNHH Chứng khoán ACB (Cty ACBS) đề nghị xem xét cho giải tỏa 20 triệu cổ phần trong tổng số hơn 22 triệu cổ phần của Cty cổ phần Thép Hòa Phát, đang thế chấp tại Ngân hàng ACB.
Đến tháng 9/2012, lãnh đạo Ngân hàng ACB và các thành viên Ủy ban tín dụng của ngân hàng đã họp bàn, kết luận không đồng ý giải chấp theo đề nghị của Cty ACBI. Mặc dù không được Ngân hàng chấp thuận cho giải tỏa, nhưng Nguyễn Đức Kiên vẫn chỉ đạo kế toán trưởng soạn thảo quyết định của HĐQT để Kiên ký và biên bản họp của HĐQT, thể hiện việc các thành viên trong HĐQT đồng ý chuyển nhượng 20 triệu cổ phần Cty cổ phần Thép Hòa Phát.
Tại tòa, bị cáo Kiên khẳng định có cuộc họp của HĐQT liên quan đến việc chuyển nhượng 20 triệu cổ phần nói trên. Tuy nhiên, ngay lúc đó, vị chủ tọa đã yêu cầu một số bị cáo là thành viên của HĐQT khẳng định “có chuyện đó hay không?”, những người này khẳng định: “Tôi không biết cuộc họp đó”.
Hoặc đơn cử như lời khai của bị cáo Yến khi cho rằng, việc soạn thảo biên bản của hội đồng quản trị là do Nguyễn Đức Kiên chỉ đạo, nhưng việc trên thực tế có hay không cuộc họp đó, bà Yến không nắm được. "HĐXX đã chứng minh được không có cuộc họp đó", vị chủ tọa lên tiếng.
14h chiều nay, phiên tòa tiếp tục.
Hữu Tuấn
-
Đà Nẵng xử lý thế nào về vụ 238 sổ đỏ hình thành từ hồ sơ giả? -
Tuyên án vụ cán bộ thuế nhận hối lộ, bảo kê đường dây mua bán hóa đơn -
Lãng phí lớn do các dự án bất động sản chậm triển khai, chậm tiến độ -
Hà Nội tập trung khắc phục hậu quả vụ cháy quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng -
Hà Nội: Khởi tố bị can đốt quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng khiến 11 người tử vong -
Phú Yên tìm hướng xử lý ô nhiễm tại các trang trại chăn nuôi -
Ninh Thuận vẫn thu hồi đất dự án khu du lịch trăm tỷ sau kiến nghị doanh nghiệp
- Nhà máy Quang Lân - Sơn Tuylips đồng hành cùng xu hướng "Marketing Xanh"
- Tủ đông Kangaroo là Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất 2024
- Chào bán phần vốn góp của Công ty cổ phần Tổng công ty Tín Nghĩa tại Công ty cổ phần Đầu tư Tín Nghĩa Á Châu
- Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gia tăng lợi thế từ giải pháp Techcombank
- Đăng tin bất động sản dễ dàng, nhanh chóng với nền tảng Radanhadat.vn
- Giải pháp tài chính trọn gói dành cho doanh nghiệp SME và Start-up