
-
Cảng Phước An ghi nhận lỗ kỷ lục 112,6 tỷ đồng sau khi đưa cảng vào vận hành
-
ĐHĐCĐ ELCOM: Đặt mục tiêu tăng trưởng cao, mở rộng mảng bất động sản
-
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng hé lộ thời điểm niêm yết Vinpearl và VinFast hòa vốn
-
Viconship nâng kế hoạch lợi nhuận năm 2025 và huỷ kế hoạch chào bán cổ phiếu
-
Vinhomes đặt mục tiêu doanh thu năm 2025 đạt 180.000 tỷ đồng -
Thắng thầu 9 dự án lớn, FPT đạt doanh thu 16.058 tỷ đồng trong quý I/2025
Trong quý IV/2024, Bệnh viện TNH ghi nhận doanh thu đạt 110,72 tỷ đồng, giảm nhẹ 4,7% so với cùng kỳ, lợi nhuận sau thuế bất ngờ ghi nhận lỗ 13,55 tỷ đồng so với cùng kỳ lãi 34,18 tỷ đồng, tức giảm 47,73 tỷ đồng. Trong đó, đáng lưu ý, biên lợi nhuận gộp giảm mạnh từ 43,2% về chỉ còn 15,5%.
Trong kỳ, với việc doanh thu đi lùi và biên lợi nhuận giảm mạnh, lợi nhuận gộp đã giảm 65,8% so với cùng kỳ, tương ứng giảm 33 tỷ đồng về 17,14 tỷ đồng.
Ngoài ra, cũng trong quý cuối năm 2024, Bệnh viện TNH ghi nhận doanh thu tài chính giảm 96,3% so với cùng kỳ, tương ứng giảm 0,77 tỷ đồng về 0,03 tỷ đồng; chi phí tài chính tăng 119,1%, tương ứng tăng thêm 3,68 tỷ đồng lên 6,77 tỷ đồng; chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tăng 140,7%, tương ứng tăng thêm 11,62 tỷ đồng lên 19,88 tỷ đồng và các hoạt động khác biến động không đáng kể.
Như vậy, bên cạnh lợi nhuận gộp lao dốc do biên lợi nhuận gộp thu hẹp, trong quý cuối năm 2024, Bệnh viện TNH còn chịu áp lực chi phí tài chính, bán hàng và quản lý doanh nghiệp, vì vậy đã ghi nhận lỗ kỷ lục.
Được biết, kể từ khi niêm yết trên sàn HoSE đầu năm 2021 tới nay, Bệnh viện TNH chưa ghi nhận lỗ trong một quý nào. Trong đó, quý lãi thấp nhất là quý III/2024 với lãi chỉ 9,19 tỷ đồng.
Lý giải kết quả kinh doanh lao dốc trong quý IV, ông Phạm Tuyên, Chủ tịch Bệnh viện TNH cho biết doanh thu bán hàng giảm nhẹ 5% nhưng giá vốn tăng 42% trong kỳ do Bệnh viện TNH Việt Yên chính thức đi vào hoạt động nên các chi phí phục vụ cho vận hành bệnh viện, việc triển khai các chương trình khuyến mại, miễn giảm chi phí trong giai đoạn đầu hoạt động cũng ảnh hưởng đến doanh thu chung toàn công ty.
Thêm nữa, do Bệnh viện TNH Việt Yên mới đi vào hoạt động chưa đạt kết quả như kỳ vọng do khấu hao tài sản mới đưa vào hoạt động lớn, chi phí lãi vay và nhân sự của Bệnh viện TNH Việt Yên tương đối lớn so với doanh thu đạt được trong kỳ nên ảnh hưởng đến lợi nhuận chung toàn Công ty.
Luỹ kế trong năm 2024, Bệnh viện TNH ghi nhận doanh thu đạt 443,15 tỷ đồng, giảm 16,7% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế đạt 49,05 tỷ đồng, giảm 64,8% so với cùng kỳ năm trước.
Trong năm 2024, Bệnh viện TNH đặt kế hoạch doanh thu 540 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế dự kiến 155 tỷ đồng.
Như vậy, kết thúc năm 2024 với lãi sau thuế chỉ đạt 49,05 tỷ đồng, Bệnh viện TNH đã không hoàn thành kế hoạch năm và chỉ đạt khiêm tốn 31,6% so với kế hoạch lãi 155 tỷ đồng trong năm 2024.
Về quy mô tài sản, tính tới ngày 31/12/2024, tổng tài sản của Bệnh viện TNH tăng 19,5% so với đầu năm, tương ứng tăng thêm 415,9 tỷ đồng lên 2.546,5 tỷ đồng. Trong đó, tài sản chủ yếu tài sản cố định ghi nhận 1.700 tỷ đồng, chiếm 66,8% tổng tài sản; tài sản dở dang dài hạn ghi nhận 283,8 tỷ đồng, chiếm 11,1% tổng tài sản; các khoản phải thu ngắn hạn ghi nhận 318,6 tỷ đồng, chiếm 12,5% tổng tài sản và các khoản mục khác.
Trong năm tài chính, tài sản biến động chủ yếu tài sản cố định tăng 68,9% so với đầu năm, tương ứng tăng thêm 693,5 tỷ đồng lên 1.700 tỷ đồng; tiền và các khoản tương đương tiền giảm 71,8% so với đầu năm, tương ứng giảm 144,5 tỷ đồng về 56,8 tỷ đồng …
![]() |
Bệnh viện TNH đã đưa vào vận hành thêm Bệnh viện Việt Yên tại tỉnh Bắc Giang trong cuối năm 2024. |
Điểm đáng lưu ý, tại thời điểm cuối quý IV, giá trị chi phí xây dựng cơ bản dở dang dự án Bệnh viện Việt Yên tại tỉnh Bắc Giang đã giảm từ 384,8 tỷ đồng, về 0 tỷ đồng và trùng với giai đoạn đưa bệnh viện mới vào vận hành. Ngược lại, Công ty đang đầu tư 243,2 tỷ đồng vào dự án đầu tư xây dựng bệnh viện TNH Lạng Sơn; đầu tư 40,6 tỷ đồng vào dự án Bệnh viện Phụ sản – Bệnh viện Quốc tế…
Ngoài ra, về quy mô tài sản, tính tới cuối quý IV/2024, tổng nợ vay ngắn hạn và dài hạn của Bệnh viện TNH tăng 72% so với đầu năm, tương ứng tăng thêm 273,7 tỷ đồng lên 653,8 tỷ đồng và bằng 35,3% vốn chủ sở hữu (đầu năm dư nợ 380,1 tỷ đồng và bằng 22,1% vốn chủ sở hữu). Trong đó, nợ vay ngắn hạn là 122,4 tỷ đồng và nợ vay dài hạn là 531,4 tỷ đồng.
Về diễn biến cổ phiếu, sau nhịp giảm nửa cuối năm 2024, cổ phiếu TNH đang có dấu hiệu phục hồi khi mà từ ngày 19/12/2024 đến ngày 11/2/2025, cổ phiếu TNH đã bật tăng nhẹ 14,5% từ 17.250 đồng lên 19.750 đồng/cổ phiếu và vẫn tiếp tục xu hướng phục hồi.
-
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng hé lộ thời điểm niêm yết Vinpearl và VinFast hòa vốn -
Viconship nâng kế hoạch lợi nhuận năm 2025 và huỷ kế hoạch chào bán cổ phiếu -
ĐHĐCĐ Tập đoàn PAN: Doanh thu quý I/2025 tăng 19% lên 4.119 tỷ đồng -
Vinhomes đặt mục tiêu doanh thu năm 2025 đạt 180.000 tỷ đồng -
Thắng thầu 9 dự án lớn, FPT đạt doanh thu 16.058 tỷ đồng trong quý I/2025 -
Long Hậu hoàn thành 75,9% kế hoạch lợi nhuận trong quý I/2025 -
ĐHĐCĐ PVI: Lợi nhuận quý I ước đạt 290 tỷ đồng, cổ tức năm 2024 chốt 31,5%
-
Cathay Life Việt Nam vào "Top 50 doanh nghiệp tăng trưởng xuất sắc nhất Việt Nam năm 2025"
-
Khởi công dự án năng lượng mặt trời áp mái tại nhà máy Samsung Electronics Việt Nam (SEV)
-
Ngân Tín Group: Kiên định mục tiêu, vững vàng vượt thử thách
-
Bình Dương: Điểm sáng tăng trưởng bất động sản vùng lân cận TP.HCM
-
Vietnamobile thông báo mời thầu Dịch vụ bảo trì và hỗ trợ cho tủ đĩa lưu trữ dữ liệu
-
PVFCCo - Phú Mỹ và TGS hợp tác phát triển chuỗi giá trị xanh