Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 20 tháng 04 năm 2024,
Bí quyết khi chọn ngành khi tuyển sinh đại học
D.Ngân - 16/03/2023 08:01
 
Đối với việc lựa chọn ngành học, các chuyên gia giáo dục khuyên thí sinh nên cẩn trọng vì điều này sẽ ảnh hưởng đến cả tương lai phía trước của các em.

Ngành học cần phù hợp với sở thích, sở trường, năng lực, tính cách của thí sinh cũng như nhu cầu của xã hội. Một ngành có nhiều trường cùng đào tạo nên thí sinh có thể vào website của các trường để tìm hiểu thông tin, lựa chọn trường phù hợp với bản thân, xét cả trên định hướng đào tạo và chi phí học tập, cơ hội việc làm.

Đối với việc lựa chọn ngành học, các chuyên gia giáo dục khuyên thí sinh nên cẩn trọng vì điều này sẽ ảnh hưởng đến cả tương lai phía trước của các em. 

Theo số liệu thống kê của Vụ Giáo dục đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo, số lượng thí sinh nhập học nhiều nhất trong 3 đến 5 năm gần đây là các ngành như kinh doanh, quản lý, quản trị. Tiếp theo đó là công nghệ thông tin. Cuối cùng là các ngành báo chí, luật. 

Đối với ngành nghề về nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy hải sản…, chỉ tiêu có, nhu cầu xã hội cần, đơn vị, doanh nghiệp cần nhân sự nhưng không có sinh viên theo học, lượng sinh viên đăng ký rất thấp.

Điều này đặt ra cho các cơ quan, đơn vị đào tạo cần có giải pháp cho các bên, định hướng, ưu tiên phát triển trong tương lai.

PGS.TS.Trần Trọng Nguyên, Giám đốc Học viện Chính sách và Phát triển cho rằng, hiện nay, có những trường mở ra các ngành học theo xu hướng mới để phù hợp với xu thế và yêu cầu của sự phát triển. Tuy nhiên, các em thí sinh cũng không nên quá lo lắng.

Vì mỗi một trường nào đó khi đưa ra các ngành học mới thì họ đều có khảo sát nhu cầu, đánh giá, cân nhắc và qua các hội đồng thẩm định, phê duyệt, và khi được sự đồng ý thì các trường mới mở ngành đào tạo.

Cũng theo Giám đốc Học viện Chính sách và Phát triển, khi theo học những ngành mới thì cơ hội việc làm cho các em sẽ có. 

Các xu hướng cũ qua đi, sẽ có các xu hương mới thay vào và tạo ra nhiều việc làm mới. Nếu chúng ta tiếp cận sớm thì chúng ta cũng có nhiều cơ hội là chuyên gia đầu nhành về lĩnh vực đó. 

Còn nếu đi theo những xu hướng cũ đã nhiều người theo thì chúng ta cũng khó có thể vượt qua những người đã có kinh nghiệm. Do đó, theo PGS.TS. Trần Trọng Nguyên, những ngành mới sẽ là cơ hội mới cho các thí sinh.  

Để lựa chọn đúng ngành phù hợp với bản thân, thí sinh cần xét xem bản thân mình thích ngành gì, năng lực bản thân có phù hợp không? 

Và ngoài năng lực chuyên môn các em cũng cần lưu ý đến các năng lực về sức khoẻ, tài chính. Nếu chúng ta rất thích một ngành học nào đó, nhưng ngành đó lại đòi hỏi một năng lực tài chính vượt khỏi khả năng chi trả của gia đình thì chúng ta cũng không nhất thiết phải lựa chọn ngành đó.

Để tìm hiểu về các ngành học các em có thể vào trực tiếp trang website của các trường để tìm hiểu thông tin, qua đó, các em sẽ có được sự lựa chọn phù hợp nhất.

Quan điểm của TS.Nguyễn Quang Thuận, Phó Hiệu trưởng trường Quốc tế, Đại học Quốc gia Hà Nội thì cho rằng, khi chọn ngành nghề, quan trọng nhất là xét năng lực của mình đến đâu, có yêu thích hay không, nhu cầu xã hội về ngành nghề đó thế nào, và cuối cùng là thu nhập.

TS. Nguyễn Quang Thuận cũng nhấn mạnh, yếu tố quan trọng nhất là mình yêu thích gì. Vậy làm thế nào để xác định cụ thể mình yêu thích ngành nghề nào, có thể dùng phương pháp xét nghiệm tính cách, hỏi chuyên gia, tư vấn qua truyền hình để có thêm thông tin, từ để từ đó phân tích tổng hợp và đưa ra quyết định cuối cùng.

PGS.TS Nguyễn Phú Khánh, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Phenikaa đưa ra lời khuyên với thí sinh nên cân nhắc kỹ khi lựa chọn ngành học.

Lãnh đạo của trường Đại học Phenikaa cho hay, rất nhiều sinh viên sau khi học đại học được 1-2 năm rồi mới thấy mình không phù hợp ngành đã chọn thì có thể chuyển sang ngành khác. 

Đây là phương thức mà các trường đều áp dụng. Nếu thí sinh có điều kiện chuyển sang ngành khác phù hợp mà các vẫn đảm bảo về điều kiện đầu vào.

Trường hợp các em không thể tiếp tục với ngành đang học thì có thể tuyển sinh lại từ đầu. Việc lựa chọn đại học là cần thiết và cần lựa chọn thật kĩ.

Nhưng nếu chúng ta lựa chọn nhầm ngành nghề thì các bạn cũng đừng quá bi quan, bởi chuyên môn nếu đánh giá đúng chỉ chiếm khoảng 15% sự thành công của con người. 

“Nếu không may chọn nhầm hãy kiên trì và làm tốt ngành nghề ấy, năng lực và chuyên môn của bạn sẽ được tăng lên để sau đó tìm kiếm cơ hội khác khi ra trường cũng không muộn”, lãnh đạo trường Đại học Phenikaa nói.

Về phía Bộ Giáo dục và Đào tạo theo PGS.TS. Nguyễn Thu Thuỷ, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, tâm lý của hầu hết các thí sinh khi chọn ngành đào tạo đều mong muốn sau khi tốt nghiệp có thể được làm một công việc vừa phải, không vất vả quá. 

Nguyên nhân có thể là bởi khả năng chấp nhận rủi ro của thế hệ trẻ ngày nay khác với những thế hệ trước đó. Chính vì vậy, các sinh viên đều mong muốn đầu ra có thể tìm được 1 công việc có thu nhập cao, có hình ảnh đẹp, làm việc nhẹ nhàng.

Với 25 năm trong kinh nghiệm với nghề giáo trong lĩnh vực giáo dục đại học, bà Thủy nói rằng, chọn ngành đúng là một bước đi đầu tiên và quan trọng.

Khi đã xác định được ngành nghề mà chúng ta sẽ theo đuổi, cống hiến, tâm huyết với nó thì sẽ tạo ra được động lực để thực hiện ước muốn. Tiếp theo sau đó mới lựa chọn trường phù hợp trong các trường đào tạo ngành nghề đó.

Tuy nhiên, danh tiếng và uy tín của ngồi trường cũng đóng vai trò quan trọng. Bằng đại học sẽ đi theo con người đến suốt cả cuộc đời. Nó là nền tảng để học tập và trau dồi những kỹ năng, phương pháp để học tập ở những cấp bậc cao hơn. 

Qua đó, ngành đào tạo đóng vai trò quan trọng trong việc định hình con người trong tương lai. Đối những thí sinh yêu thích một ngôi trường nào đó mà bắt buộc phải vào trường đó chứ không vào trường khác. 

Thí sinh nên chọn những nhóm ngành nghề tương đối gần nhau. Ví dụ thí sinh xác định theo đuổi ngành kinh tế luật thì chọn những nhóm ngành có liên quan đến đó. 

Không nên vừa chọn cả sư phạm, công nghệ, kinh tế. Vì như thế là chưa xác định được mục tiêu nghề nghiệp trong tương lai.

Theo số liệu thống kê, số lượng thí sinh nhập học chính thức đối với khối ngành đào tạo là khác nhau. Trong 3 đến 5 năm gần đây, số lượng thí sinh đăng ký các khối ngành kinh doanh, quản trị, quản lý chiếm ưu thế. Sau đó là đến khối ngành về công nghệ thông tin. 

Tiếp theo là đến kỹ thuật công nghệ và cuối cùng là báo chí, luật. Số liệu dựa trên tỷ lệ sinh viên nhập học trên toàn quốc.

Do năng lực đào tạo của các nhóm ngành này để đáp ứng nhu cầu xã hội lớn, chỉ tiêu cao. Tuy nhiên, trong vài năm vừa qua, tỷ lệ trúng tuyển và nhập học các ngành nông, lâm, thuỷ hải sản thấp hơn cả. Các ngành khoa học xã hội hay dịch vụ công cũng tương tự.

Có thể thấy, xã hội, doanh nghiệp đang thiếu hụt nhân sự những ngành này. Thậm chí, nhiều doanh nghiệp hay trường quốc tế về tận trường để tìm kiếm nhân lực. 

Theo đó, nhà trường cần có giải pháp để khắc phục tình trạng này. Bên cạnh đó, các đơn vị báo chí truyền thông cũng truyền tải thông tin để giúp các em sinh viên có cái nhìn toàn diện về cơ hội nghề nghiệp của các ngành học sau khi tốt nghiệp.

Tuyển sinh Đại học năm 2023: Thí sinh không cần đăng ký phương thức xét tuyển
Trong mùa Tuyển sinh Đại học 2023, thí sinh chỉ cần đăng ký xét tuyển theo ngành, không cần đăng ký cả phương thức xét tuyển như năm 2022. Thí sinh...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư