Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 29 tháng 03 năm 2024,
Bí quyết vừa tiết kiệm trả nợ vừa "nuôi" sở thích cá nhân
Quỳnh Trang (VnExpress/CNBC) - 08/09/2019 08:13
 
33 tuổi, Hemant Saria đã lên kế hoạch tài chính để vừa tiết kiệm mua nhà, trả nợ mà vẫn "nuôi" được thú sưu tập đồng hồ và trữ vàng.
Phi công Hemant Saria sinh sống ở Florida. Ảnh: CNBC.
Phi công Hemant Saria sinh sống ở Florida. Ảnh: CNBC.

Sau hơn chục năm làm nghề phi công, Hemant Saria, 33 tuổi, đang sinh sống ở Florida, kiếm được khoảng 110.000 USD một năm (khoảng hơn 9.000 USD một tháng).

Anh và bạn gái đặt mục tiêu tài chính là tiết kiệm mua một căn nhà ở Florida và kết hôn. Đến 40 tuổi, Saria hy vọng có ít nhất 200.000 USD tiết kiệm trong khi vẫn phải thanh toán toàn bộ khoản nợ và vay thế chấp. Với mức thu nhập trên, anh đã phân bổ chi tiêu để có thể vừa trả nợ và tiết kiệm cho các mục tiêu tài chính.  

Mỗi tháng, anh trích khoảng 6.500 USD cho các khoản chi tiêu bao gồm ăn uống, thuê phòng, di chuyển, gửi cho bố mẹ, đóng bảo hiểm, trả nợ sinh viên... và 2.700 USD cho tiết kiệm.

Phân bổ chi tiêu của Saria.
Phân bổ chi tiêu của Saria.

Riêng khoản 2.700 USD tiết kiệm hàng tháng được Saria phân bổ như sau: Tiền gửi thông thường (1.000 USD); tiết kiệm hưu trí (1.600 USD) và đầu tư 100 USD.

Cụ thể, Saria đặt mục tiêu dành ra ít nhất 1.000 USD cho tiền gửi thông thường (một số tháng anh chỉ tiết kiệm 500 USD, bù lại các tháng khác anh dành ra được 1.500 USD). Đến nay, Saria đã tiết kiệm được 10.000 USD.

Riêng khoản tiết kiệm hưu trí chiếm tới 17% thu nhập tháng. Bên cạnh đó, anh còn mua cổ phiếu thông qua tài khoản E-Trade. Số tiền đầu tư dao động tùy thuộc vào thời gian anh theo dõi thị trường và thường rơi vào 100 USD một tháng.

Ngoài ra, Saria có sở thích cá nhân là sưu tập đồng hồ. Bộ sưu tập gồm hai chiếc Rolex trị giá từ 25.000 USD đến 30.000 USD. Anh cho biết đó đơn giản là sở thích cá nhân, còn bản thân không có ham muốn "thể hiện" khi thậm chí nhiều người cũng không để ý đến loại đồng hồ anh đeo.

Bộ sưu tập đồng hồ của Saria. Ảnh: CNBC.
Bộ sưu tập đồng hồ của Saria. Ảnh: CNBC.

Nhận xét về cách Saria đang sử dụng tiền, chuyên gia tài chính cá nhân Fred Egler cho biết anh không chỉ biết ưu tiên tiết kiệm cho tương lai, mà còn biết đa dạng các khoản tiết kiệm. Chuyên gia này cho rằng, anh có thể cải thiện hơn nữa bằng cách bổ sung thêm một "quỹ khẩn cấp" dùng cho những trường hợp cần tiền đột xuất.  

Một điểm mạnh của Saria là có những mục tiêu rõ ràng: trả hết nợ, mua nhà và kết hôn. Một số người chỉ muốn có một số tiền lớn sau 20 năm hoặc 30 năm, nhưng mục tiêu đó chưa cụ thể để xác định số tiền cần tiết kiệm là bao nhiêu, và Saria đang làm tốt điều này.

Ngoài bộ sưu tập đồng hồ, Saria còn sở hữu các thỏi vàng. Chuyên gia cho rằng anh ấy không nên để những tài sản này (đồng hồ, vàng) vượt quá 10% tài sản ròng, đặc biệt là những chiếc đồng hồ nói riêng là những tài sản có tính thanh khoản thấp. 

Bên cạnh đó, chuyên gia cho rằng nên tìm cách phân bổ tiền tiết kiệm. Như Saria, dù đã có những mục tiêu tài chính, bước tiếp theo là cần xác định cụ thể số tiền cần bỏ ra. Saria cũng như các bạn trẻ cần phải xác định đâu là mục tiêu tiết kiệm ưu tiên. Để dễ dàng theo dõi và thực hiện nghiêm ngặt, nên tạo các tài khoản riêng cho từng mục tiêu thay vì để chung một chỗ.

5 mẹo giúp tiết kiệm không cảm thấy khó nhọc
Những lời khuyên sau đây có thể là giải pháp cho nhu cầu vừa muốn tiết kiệm nhưng vẫn muốn cuộc sống 'dễ thở' của nhiều người.
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư