Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Hai, Ngày 06 tháng 05 năm 2024,
Bí quyết vươn rộng cánh tay khắp địa bàn nông thôn của Agribank
Hà Tâm - 02/10/2015 15:15
 
Cho vay hộ sản xuất, cá nhân tại địa bàn nông thôn được coi là lĩnh vực nhiều tiềm năng ở nước ta nhưng lại vô cùng tốn kém và tốn nhân lực. Thế nhưng, nhờ áp dụng thành công mô hình tổ vay vốn, ngân hàng Agribank không những tăng trưởng mạnh mẽ dư nợ cho vay nông nghiệp, tiết kiệm chi phí và nhân lực mà tỷ lệ nợ xấu cũng rất thấp.
TIN LIÊN QUAN

Sau 05 năm phối hợp với Trung ương Hội Nông dân, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam triển khai Nghị quyết liên tịch, đến nay, hệ thống tổ vay vốn của Agribank được triển khai khắp các thôn, bản, vùng, miền đất nước, và trở thành kênh dẫn vốn và quản lý vốn hiệu quả, giúp người nông dân từng bước xóa đói giảm nghèo, làm giàu từ đồng vốn vay Ngân hàng.

Những con số biết nói

Agribank là ngân hàng thương mại nhà nước lớn nhất Việt Nam và là ngân hàng chủ chốt tại địa bàn nông thôn. Dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn hiện nay đã chiếm tỷ lệ 75,2%/tổng dư nợ cho vay nền kinh tế và sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới. Trong đó, tăng trưởng dư nợ cho vay hộ sản xuất và cá nhân luôn được chú trọng hàng đầu và duy trì tỷ lệ tăng trưởng hàng năm ở mức từ 10-12%. Đáng nói, tỷ lệ nợ xấu hộ sản xuất và cá nhân chỉ ở mức dưới 2%.

Để duy trì được kết quả khả quan này có một phần đóng góp lớn của các tổ vay vốn thông qua Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.

Cho đến nay, trong hệ thống tổ chức tín dụng, Agribank là Ngân hàng Thương mại triển khai cho vay thông qua số lượng tổ vay vốn nhiều nhất. Tính đến hết quý II/2015, Agribank triển khai cho vay thông qua 39.825 tổ vay vốn, trong đó có 24.242 tổ vay vốn Hội Nông dân, 9.432 tổ vay vốn Hội Phụ nữ và 6.151 tổ vay vốn Hội khác (Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên…). Số thành viên tổ vay vốn cũng đạt con số kỷ lục với 962.205 thành viên, trong đó có 579.856 thành viên Hội Nông dân, 211.266 thành viên Hội Phụ nữ và 171.083 thành viên các Hội khác. Tổng dư nợ Agribank cho vay thông qua tổ vay vốn đạt 42.049 tỷ đồng.

Nhiều chi nhánh trong hệ thống Agribank triển khai mô hình cho vay thông qua tổ vay vốn hiệu quả như: Agribank Bắc Giang, Nam Định, Bình Thuận, Gia Lai, Hà Tây, Hà Tĩnh, Phú Yên, Tây Ninh, Thái Bình, Thanh Hóa, Tiền Giang, Quảng Trị…

Từ thực tế hoạt động, mô hình tổ vay vốn luôn được đánh giá cao về hiệu quả nhờ chuyển tải đồng vốn đến tay bà con nông dân một cách thuận lợi và nhanh chóng nhất, sử dụng vốn vay và thanh toán nợ, lãi đúng thời hạn, không xảy ra tình trạng chiếm dụng vốn, nợ đọng vốn vay, đồng thời tránh được những tiêu cực hoặc tình trạng “cò” tín dụng ở nông thôn. Tổ vay vốn còn là nơi để bà con nông dân gửi gắm niềm tin, chia sẻ kinh nghiệm sản xuất kinh doanh… Với sự có mặt khắp địa bàn rộng lớn, tổ vay vốn được ví như “cánh tay nối dài” của Agribank tới người dân.

Mô hình này được triển khai hiệu quả còn cho thấy sự gắn kết chặt chẽ giữa Agribank với các cấp ủy, chính quyền địa phương trong phối hợp triển khai chủ trương, chính sách của Đảng, Chính phủ… Trao đổi với chúng tôi, ông Hoàng Văn Lưu – Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Thanh Hóa cho biết, ngay sau khi có Nghị định 41, Tỉnh hội đã tham mưu cho Tỉnh ủy ban hành chỉ thị 35; Agribank Thanh Hóa tham mưu UBND tỉnh ban hành Chỉ thị 15 “Tổ chức thực hiện Nghị định 41 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn”. Từ tỉnh đến xã thành lập ban chỉ đạo do 01 đồng chí Phó chủ tịch UBND làm trưởng ban. Nhờ đó đã nắm bắt được sát tình hình, nhu cầu cần vốn của nhân dân cũng như hướng dẫn kịp thời cho người dân sử dụng vốn vay đạt được hiệu quả cao nhất.

Giàu lên nhờ Tổ vay vốn

Triển khai mô hình tổ vay vốn, tại nhiều địa phương cả nước, Agribank cùng các cấp Hội biết kết hợp hài hòa giữa việc cho vay vốn với việc tư vấn, hướng dẫn sử dụng vốn vay có hiệu quả; phối hợp tổ chức các lớp dạy nghề, tập huấn hướng khoa học kỹ thuật trong sản xuất, chăn nuôi, kinh doanh; hỗ trợ xây dựng các mô hình điểm để nông dân làm theo... Nhờ đó đã hình thành các tổ hợp tác liên kết sản xuất và nhiều gia đình đã phát huy hiệu quả tốt vốn vay.

Các hộ nông dân nhờ tiếp cận được nguồn vốn ngân hàng, từ chỗ sản xuất, chăn nuôi với quy mô nhỏ, giờ đây đã phát triển với quy mô sản xuất hàng hóa lớn hơn, xuất hiện ngày càng nhiều mô hình sản xuất, kinh doanh theo mô hình trang trại, góp phần đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn.

Những ai từng đến Hà Tĩnh cũng như nhiều địa phương khác trên cả nước sẽ thấy rất rõ sự thay đổi này. Tại Hà Tĩnh hiện nay đã thành lập được gần 2.000 doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác và không còn tình trạng "trắng" về mô hình kinh tế. Với sự đồng hành của Agribank (Chi nhánh Nghi Xuân- Hà Tĩnh) cùng các cấp Hội và chính quyền địa phương, từ năm 1993 đến nay, gia đình anh Lê Văn Bình (xã Xuân Mỹ, huyện Nghi Xuân) xây dựng thành công trang trại tổng hợp trên diện tích 60 ha, trong đó có 50 ha trồng rừng. Gia đình anh Bình tiến hành san lấp diện tích hoang hóa trước đây để nuôi cá, tôm trên diện tích ao hồ rộng khoảng 2 ha và nuôi bò, lợn, gia cầm... đem lại năng suất cao và tạo công ăn việc làm cho vài chục lao động trong xã. Mô hình trang trại của gia đình anh Bình là một trong những trường hợp điển hình của sự hợp tác gắn bó giữa Agribank và các cấp Hội, chính quyền địa phương cùng khách hàng trong phát triển kinh tế địa phương tại Hà Tĩnh.

Tại “Hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện thỏa thuận liên ngành số 799/TTLN giữa Hội Nông dân Việt Nam và Agribank giai đoạn 2010 – 2014” tại Quảng Trị, tham luận của chị Lê Thị Tâm, sinh năm 1958, hội viên Chi hội Nông dân thôn Tân Trang, xã Cam Thành, huyện Cam Lộ, về “Hiệu quả phát triển mô hình kinh tế trang trại từ nguồn vốn vay qua Ngân hàng theo thỏa thuận liên ngành số 799 giữa Hội Nông dân với Agribank” gây sự chú ý của toàn Hội nghị. Với mong muốn được tận mắt chứng kiến kết quả mô hình kinh tế của chị Lê Thị Tâm được hình thành từ nguồn vốn vay này, mới đây, chúng tôi đã đến Cam Lộ, Quảng Trị và “mục sở thị” những gì đã được nghe.

Đến trang trại chị Lê Thị Tâm mới thấy rõ sự đổi thay của một vùng đất vốn cằn cỗi, bạc màu trước đây nhờ có ý chí, bàn tay con người và đồng vốn ngân hàng. Là quân nhân phục vụ trong quân đội, sau khi xuất ngũ nghỉ hưu, năm 2011, chị Tâm quyết định mua 05 lô đất rừng diện tích 10 héc-ta thuộc xã Cam Thành với mong muốn xây dựng nơi đây thành trang trại tổng hợp khép kín. Bắt tay vào xây dựng trang trại, chị gặp muôn vàn khó khăn, trở ngại, tài chính hạn hẹp, sự phản đối của chính những người thân trong gia đình… Trong lúc đang gặp khó khăn về nguồn tài chính, được sự quan tâm giới thiệu, hướng dẫn của Hội Nông dân huyện Cam Lộ và Agribank huyện Cam Lộ, chị đã mạnh dạn vay vốn tín chấp 1 tỷ 250 triệu đồng - đây là vốn vay theo thỏa thuận liên ngành số 799 giữa Hội Nông dân Việt Nam và Agribank. Từ nguồn vốn Agribank, mọi “nút thắt” khó nhất đã dần được gỡ bỏ. Giờ đây, trang trại tổng hợp của chị Lê Thị Tâm có 1.000 con lợn thịt; 30 con lợn nái siêu nạc; nhân giống thêm 50 lợn nái rừng; 70 con chó lai; 2.000 con gà; 300 con ngan, vịt; 02 hồ thả cá các loại; 50 gốc Thanh long ruột đỏ; 500 cây Bơ; 03 ha Tràm và 01 ha cỏ để nuôi bò và một số loại cây khác... đem lại thu nhập sau khi đã trừ chi phí, gia đình chị có lãi khoảng 300 triệu đồng/năm.

Ở khắp cả nước, có rất rất nhiều mô hình kinh tế như của chị Lê Thị Tâm (Quảng Trị) hay anh Lê Văn Bình (Hà Tĩnh), thông qua nguồn vốn Agribank cho vay qua tổ vay vốn, hàng triệu gia đình có cơ hội sản xuất, kinh doanh, làm giàu ngay tại mảnh đất quê hương.

 

 

Là ngân hàng thương mại Nhà nước giữ vai trò chủ lực trong đầu tư nguồn vốn cho nông nghiệp, nông thôn, nông dân, đến nay, Agribank có tổng nguồn vốn đạt 722.845 tỷ đồng, tổng dư nợ đạt trên 566.716 tỷ đồng, trong đó dư nợ dành cho “Tam nông” đạt 75,2%/tổng dư nợ cho vay nền kinh tế. Cùng với việc triển khai hiệu quả mô hình tổ vay vốn từ rất sớm nhằm giúp khách hàng, nhất là người nông dân dễ thực hiện, tiếp cận vay vốn ngân hàng, Agribank không ngừng cải tiến quy trình, phương pháp cho vay, đơn giản hóa thủ tục, đồng thời đưa ra nhiều sản phẩm dịch vụ tiện ích đối với khách hàng, nhất là khách hàng khu vực nông thôn như: cho vay lưu vụ đối với hộ nông dân; cho vay chứng minh tài chính; cho vay theo hạn mức tín dụng đối với hộ gia đình sản xuất, kinh doanh quy mô nhỏ; cho vay đối với hộ gia đình, cá nhân thông qua Tổ liên kết…

 

 

 


 

Bí quyết vươn rộng khắp địa bàn nông thôn của Agribank

Cho vay hộ sản xuất, cá nhân tại địa bàn nông thôn được coi là lĩnh vực nhiều tiềm năng ở nước ta nhưng lại vô cùng tốn kém và tốn nhân lực. Thế nhưng, nhờ áp dụng thành công mô hình tổ vay vốn, ngân hàng Agribank không những tăng trưởng mạnh mẽ dư nợ cho vay nông nghiệp, tiết kiệm nhân lực mà tỷ lệ nợ xấu cũng rất thấp.

Sau 05 năm phối hợp với Trung ương Hội Nông dân, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam triển khai Nghị quyết liên tịch, đến nay, hệ thống tổ vay vốn của Agribank được triển khai khắp các thôn, bản, vùng, miền đất nước, và trở thành kênh dẫn vốn và quản lý vốn hiệu quả, giúp người nông dân từng bước xóa đói giảm nghèo, làm giàu từ đồng vốn vay Ngân hàng.

Những con số biết nói

Agribank là ngân hàng thương mại nhà nước lớn nhất Việt Nam và là ngân hàng chủ chốt tại địa bàn nông thôn. Dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn hiện nay đã chiếm tỷ lệ 75,2%/tổng dư nợ cho vay nền kinh tế và sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới. Trong đó, tăng trưởng dư nợ cho vay hộ sản xuất và cá nhân luôn được chú trọng hàng đầu và duy trì tỷ lệ tăng trưởng hàng năm ở mức từ 10-12%. Đáng nói, tỷ lệ nợ xấu hộ sản xuất và cá nhân chỉ ở mức dưới 2%.

Để duy trì được kết quả khả quan này có một phần đóng góp lớn của các tổ vay vốn thông qua Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.

Cho đến nay, trong hệ thống tổ chức tín dụng, Agribank là Ngân hàng Thương mại triển khai cho vay thông qua số lượng tổ vay vốn nhiều nhất. Tính đến hết quý II/2015, Agribank triển khai cho vay thông qua 39.825 tổ vay vốn, trong đó có 24.242 tổ vay vốn Hội Nông dân, 9.432 tổ vay vốn Hội Phụ nữ và 6.151 tổ vay vốn Hội khác (Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên…). Số thành viên tổ vay vốn cũng đạt con số kỷ lục với 962.205 thành viên, trong đó có 579.856 thành viên Hội Nông dân, 211.266 thành viên Hội Phụ nữ và 171.083 thành viên các Hội khác. Tổng dư nợ Agribank cho vay thông qua tổ vay vốn đạt 42.049 tỷ đồng.

Nhiều chi nhánh trong hệ thống Agribank triển khai mô hình cho vay thông qua tổ vay vốn hiệu quả như: Agribank Bắc Giang, Nam Định, Bình Thuận, Gia Lai, Hà Tây, Hà Tĩnh, Phú Yên, Tây Ninh, Thái Bình, Thanh Hóa, Tiền Giang, Quảng Trị…

Từ thực tế hoạt động, mô hình tổ vay vốn luôn được đánh giá cao về hiệu quả nhờ chuyển tải đồng vốn đến tay bà con nông dân một cách thuận lợi và nhanh chóng nhất, sử dụng vốn vay và thanh toán nợ, lãi đúng thời hạn, không xảy ra tình trạng chiếm dụng vốn, nợ đọng vốn vay, đồng thời tránh được những tiêu cực hoặc tình trạng “cò” tín dụng ở nông thôn. Tổ vay vốn còn là nơi để bà con nông dân gửi gắm niềm tin, chia sẻ kinh nghiệm sản xuất kinh doanh… Với sự có mặt khắp địa bàn rộng lớn, tổ vay vốn được ví như “cánh tay nối dài” của Agribank tới người dân.

Mô hình này được triển khai hiệu quả còn cho thấy sự gắn kết chặt chẽ giữa Agribank với các cấp ủy, chính quyền địa phương trong phối hợp triển khai chủ trương, chính sách của Đảng, Chính phủ… Trao đổi với chúng tôi, ông Hoàng Văn Lưu – Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Thanh Hóa cho biết, ngay sau khi có Nghị định 41, Tỉnh hội đã tham mưu cho Tỉnh ủy ban hành chỉ thị 35; Agribank Thanh Hóa tham mưu UBND tỉnh ban hành Chỉ thị 15 “Tổ chức thực hiện Nghị định 41 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn”. Từ tỉnh đến xã thành lập ban chỉ đạo do 01 đồng chí Phó chủ tịch UBND làm trưởng ban. Nhờ đó đã nắm bắt được sát tình hình, nhu cầu cần vốn của nhân dân cũng như hướng dẫn kịp thời cho người dân sử dụng vốn vay đạt được hiệu quả cao nhất.

Giàu lên nhờ Tổ vay vốn

Triển khai mô hình tổ vay vốn, tại nhiều địa phương cả nước, Agribank cùng các cấp Hội biết kết hợp hài hòa giữa việc cho vay vốn với việc tư vấn, hướng dẫn sử dụng vốn vay có hiệu quả; phối hợp tổ chức các lớp dạy nghề, tập huấn hướng khoa học kỹ thuật trong sản xuất, chăn nuôi, kinh doanh; hỗ trợ xây dựng các mô hình điểm để nông dân làm theo... Nhờ đó đã hình thành các tổ hợp tác liên kết sản xuất và nhiều gia đình đã phát huy hiệu quả tốt vốn vay.

Các hộ nông dân nhờ tiếp cận được nguồn vốn ngân hàng, từ chỗ sản xuất, chăn nuôi với quy mô nhỏ, giờ đây đã phát triển với quy mô sản xuất hàng hóa lớn hơn, xuất hiện ngày càng nhiều mô hình sản xuất, kinh doanh theo mô hình trang trại, góp phần đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn.

Những ai từng đến Hà Tĩnh cũng như nhiều địa phương khác trên cả nước sẽ thấy rất rõ sự thay đổi này. Tại Hà Tĩnh hiện nay đã thành lập được gần 2.000 doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác và không còn tình trạng "trắng" về mô hình kinh tế. Với sự đồng hành của Agribank (Chi nhánh Nghi Xuân- Hà Tĩnh) cùng các cấp Hội và chính quyền địa phương, từ năm 1993 đến nay, gia đình anh Lê Văn Bình (xã Xuân Mỹ, huyện Nghi Xuân) xây dựng thành công trang trại tổng hợp trên diện tích 60 ha, trong đó có 50 ha trồng rừng. Gia đình anh Bình tiến hành san lấp diện tích hoang hóa trước đây để nuôi cá, tôm trên diện tích ao hồ rộng khoảng 2 ha và nuôi bò, lợn, gia cầm... đem lại năng suất cao và tạo công ăn việc làm cho vài chục lao động trong xã. Mô hình trang trại của gia đình anh Bình là một trong những trường hợp điển hình của sự hợp tác gắn bó giữa Agribank và các cấp Hội, chính quyền địa phương cùng khách hàng trong phát triển kinh tế địa phương tại Hà Tĩnh.

Tại “Hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện thỏa thuận liên ngành số 799/TTLN giữa Hội Nông dân Việt Nam và Agribank giai đoạn 2010 – 2014” tại Quảng Trị, tham luận của chị Lê Thị Tâm, sinh năm 1958, hội viên Chi hội Nông dân thôn Tân Trang, xã Cam Thành, huyện Cam Lộ, về “Hiệu quả phát triển mô hình kinh tế trang trại từ nguồn vốn vay qua Ngân hàng theo thỏa thuận liên ngành số 799 giữa Hội Nông dân với Agribank” gây sự chú ý của toàn Hội nghị. Với mong muốn được tận mắt chứng kiến kết quả mô hình kinh tế của chị Lê Thị Tâm được hình thành từ nguồn vốn vay này, mới đây, chúng tôi đã đến Cam Lộ, Quảng Trị và “mục sở thị” những gì đã được nghe.

Đến trang trại chị Lê Thị Tâm mới thấy rõ sự đổi thay của một vùng đất vốn cằn cỗi, bạc màu trước đây nhờ có ý chí, bàn tay con người và đồng vốn ngân hàng. Là quân nhân phục vụ trong quân đội, sau khi xuất ngũ nghỉ hưu, năm 2011, chị Tâm quyết định mua 05 lô đất rừng diện tích 10 héc-ta thuộc xã Cam Thành với mong muốn xây dựng nơi đây thành trang trại tổng hợp khép kín. Bắt tay vào xây dựng trang trại, chị gặp muôn vàn khó khăn, trở ngại, tài chính hạn hẹp, sự phản đối của chính những người thân trong gia đình… Trong lúc đang gặp khó khăn về nguồn tài chính, được sự quan tâm giới thiệu, hướng dẫn của Hội Nông dân huyện Cam Lộ và Agribank huyện Cam Lộ, chị đã mạnh dạn vay vốn tín chấp 1 tỷ 250 triệu đồng - đây là vốn vay theo thỏa thuận liên ngành số 799 giữa Hội Nông dân Việt Nam và Agribank. Từ nguồn vốn Agribank, mọi “nút thắt” khó nhất đã dần được gỡ bỏ. Giờ đây, trang trại tổng hợp của chị Lê Thị Tâm có 1.000 con lợn thịt; 30 con lợn nái siêu nạc; nhân giống thêm 50 lợn nái rừng; 70 con chó lai; 2.000 con gà; 300 con ngan, vịt; 02 hồ thả cá các loại; 50 gốc Thanh long ruột đỏ; 500 cây Bơ; 03 ha Tràm và 01 ha cỏ để nuôi bò và một số loại cây khác... đem lại thu nhập sau khi đã trừ chi phí, gia đình chị có lãi khoảng 300 triệu đồng/năm.

Ở khắp cả nước, có rất rất nhiều mô hình kinh tế như của chị Lê Thị Tâm (Quảng Trị) hay anh Lê Văn Bình (Hà Tĩnh), thông qua nguồn vốn Agribank cho vay qua tổ vay vốn, hàng triệu gia đình có cơ hội sản xuất, kinh doanh, làm giàu ngay tại mảnh đất quê hương.

Là Ngân hàng thương mại Nhà nước giữ vai trò chủ lực trong đầu tư nguồn vốn cho nông nghiệp, nông thôn, nông dân, đến nay, Agribank có tổng nguồn vốn đạt 722.845 tỷ đồng, tổng dư nợ đạt trên 566.716 tỷ đồng, trong đó dư nợ dành cho “Tam nông” đạt 75,2%/tổng dư nợ cho vay nền kinh tế. Cùng với việc triển khai hiệu quả mô hình tổ vay vốn từ rất sớm nhằm giúp khách hàng, nhất là người nông dân dễ thực hiện, tiếp cận vay vốn ngân hàng, Agribank không ngừng cải tiến quy trình, phương pháp cho vay, đơn giản hóa thủ tục, đồng thời đưa ra nhiều sản phẩm dịch vụ tiện ích đối với khách hàng, nhất là khách hàng khu vực nông thôn như: cho vay lưu vụ đối với hộ nông dân; cho vay chứng minh tài chính; cho vay theo hạn mức tín dụng đối với hộ gia đình sản xuất, kinh doanh quy mô nhỏ; cho vay đối với hộ gia đình, cá nhân thông qua Tổ liên kết…

 

 

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư