Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 20 tháng 04 năm 2024,
Bí thư Nguyễn Thiện Nhân: Cần ngăn chặn đà phá sản doanh nghiệp
Hồng Phúc - 05/05/2020 11:54
 
Ông Nguyễn Thiện Nhân, Bí thư Thành uỷ Tp.HCM lo ngại về vấn đề phá sản của doanh nghiệp và cần được ngăn chặn bằng cách hỗ trợ doanh nghiệp không mất lao động, vì nếu không có họ thì không thể phục hồi sản xuất kinh doanh.

Đây là 1 trong 10 giải pháp ông Nguyễn Thiện Nhân đưa ra tại Toạ đàm trực tuyến Khôi phục và phát triển kinh tế Tp.HCM năm 2020 được tổ chức sáng nay.

Thứ nhất, Bí thư Nhân cho rằng, cần tiếp tục quyết liệt phòng dịch, phục hồi sản xuất kinh doanh, hoạt động bình thường trong điều kiện mới, thực hiện hành vi phòng dịch chuẩn với cá nhân và tập thể. 

Thứ hai, kiểm soát kịp thời tất cả người nhập cảnh mang nguy cơ nhiễm COVID-19. Sống phải phòng dịch và làm ăn cũng phải phòng dịch. 

Thứ ba, ngăn chặn đà phá sản của doanh nghiệp.  Trong đó, đầu tiên, hỗ trợ thu nhập trong một số tháng cho người lao động để doanh nghiệp không mất lao động. 

Hỗ trợ để doanh nghiệp không mất lao động vì nếu không có lao động thì không thể phục hồi sản xuất kinh doanh.

Bí thư thành uỷ Tp.HCM đề nghị UBND Thành phố triển khai quyết liệt, vừa gói hỗ trợ của Chính phủ, vừa gói của Thành phố để lao động không phải bỏ việc vì không có thu nhập.

“Bây giờ phải thực hiện theo phương thức hậu kiểm thay vì đánh giá người lao động có bị ảnh hưởng hay không thì họ đã bỏ việc nghỉ hết. doanh nghiệp cứ kê khai, nếu thiếu tiền trả cho công nhân cứ ghi vào đó, cam kết sau này nếu kiểm tra sai thì sau này trả lại cho Nhà nước”, ông Nguyễn Thiện Nhân nói.

Ngoài ra, hỗ trợ đảm bảo tính thanh khoản của doanh nghiệp liên quan đến thuê đất, nhập vật tư,… có nhiều lãi suất cần hỗ trợ. 

Cần có gói hỗ trợ đảm bảo thanh khoản và theo nguyên tắc hậu kiểm.

Nếu sau này kiểm tra lại, doanh nghiệp nào khai sai thì phải trả thêm tiền lãi trên khoản này.

Cùng với đó, cần hỗ trợ phục hồi sản xuất, dịch vụ nhằm vào nhu cầu thị trường nội địa gần 100 triệu dân. 

Giải pháp thứ ba ông Nhân đưa ra hướng đến việc  hỗ trợ, khuyến khích sản xuất thay thế hàng nhập khẩu, nhất là vật tư, thiết bị có lợi thế nguồn gốc địa phương và mở rộng chuỗi giá trị gia tăng trong nước, kể cả sản phẩm xuất khẩu. 

Thứ tư, dự báo kịp thời, phối hợp với các nước đối tác chủ yếu về thương mại, đầu tư và du lịch để mở cửa hoạt động kinh tế, du lịch với từng nước, vào từng thời điểm phù hợp (từ tháng 05-tháng 12/2020).

Thứ năm, thúc đẩy số hoá toàn bộ tài nguyên của các doanh nghiệp, hoàn thành cơ sở dữ liệu số của các ngành kinh tế, hạ tầng của Thành phố và triển khai quản trị thông minh ở các doanh nghiệp, cơ quan quản lý Nhà nước. 

Biện pháp thứ sáu, triển khai mạnh mẽ đầu tư công của Thành phố, phấn đấu đến tháng 10/2020 giải ngân trên 80% giá trị các dự án
Thứ bảy, đẩy mạnh xây dựng khu công nghiệp mới, khu công nghệ cao giai đoạn 2.

Thứ tám, hỗ trợ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, vượt qua thách thức lớn hiện nay.

Thứ chín, đẩy mạnh các chương trình hỗ trợ và thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo. 

Và cuối cùng, cần phát huy trí tuệ, nguồn nhân lực lực của Thành phố, của cả nước và của người Việt ở nước ngoài để xây dựng các đề án, quy hoạch cụ thể của 3 chương trình đột phá phát triển Thành phố (về khoa học quản lý, phát triển hạ tầng và nhân lực/văn hoá) và chương trình trọng điểm phát triển doanh nghiệp sáng tạo. 

“Thách thức lớn nhất sắp tới là làm sao phát hiện, kiểm soát kịp thời nguy cơ lây nhiễm trên 6-10 triệu khách nước ngoài có thể vào Việt Nam trong 7 tháng cuối năm. Ai âm tính thì cho vào, còn dương tính thì mời quay về nước”, ông Nguyễn Thiện Nhân nói. 

Hội nghị Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp sẽ truyền hình trực tiếp trên VTV
Hội nghị Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp nhằm tái khởi động nền kinh tế ứng phó với dịch COVID-19 bắt đầu từ 8h sáng ngày 9/5, truyền...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư