
-
Nhu cầu vay vốn tăng dần, tín dụng kỳ vọng tăng trưởng tốt hơn nửa cuối năm 2025
-
Xu hướng của USD bị chi phối trong nửa cuối năm 2025
-
Khó có chuyện ngân hàng tùy tiện siết nợ; Cầu trú ẩn vào vàng giảm
-
Vietbank DigiBiz - Giải bài toán số hóa tài chính cho doanh nghiệp: Nền tảng dễ dùng, triển khai nhanh
-
Phát hành trái phiếu tháng 6/2025 cao kỷ lục, ngân hàng chiếm 80% lượng phát hành -
Tỷ giá USD/VND tiếp tục tăng nhiệt, nhiều ngân hàng bán ra 26.370 VND/USD
. |
Hôm nay (1/7/2015), Ngân hàng TMCP BIDV công bối triển khai gói tín dụng 1.000 tỷ đồng cho ngư dân vay vốn đối ứng để đóng tàu theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP.
Nghị định 67 được coi là sẽ tạo đột phá trong phát triển thủy sản nước ta. Sau một năm triển khai Nghị định, đến nay đã có 26/28 tỉnh, thành phê duyệt danh sách các hộ được tham gia đóng tàu. Cho đến nay, đã có 840 con tàu được phê duyệt đủ điều kiện vay vốn. Tuy vậy, các ngân hàng mới ký kết được hợp đồng cam kết tín dụng với 80 chủ tàu, trong đó BIDV chiếm 57% số tàu.
Ông Lê Trung Thành, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP BIDV cho biết, trong quá trình triển khai thực tế, nút thắt lớn nhất liên quan đến việc tiếp cận nguồn vốn vay từ các ngân hàng thương mại là việc bà con ngư dân thiếu hụt hoặc không chứng minh được phần vốn đối ứng phải tham gia theo phương án vay đóng mới tàu.
Để tháo gỡ khó khăn cho bà con ngư dân và đẩy nhanh tiến độ triển khai Nghị định 67, BIDV đã triển khai Gói tín dụng 1.000 tỷ đồng cho vay khách hàng cá nhân, hộ gia đình bổ sung vốn đối ứng để đóng tàu theo Nghị định 67", triển khai từ 1/7/2015 đến 31/12/2016. Số tiền cho vay tối đa 500 triệu đồng/khách hàng.Thời hạn cho vay tối đa 36 tháng kể từ ngày giải ngân đầu tiên.
Với quy mô gói tín dụng là 1.000 tỷ đồng, BIDV dự kiến sẽ đáp ứng được hầu hết các nhu cầu vốn đối ứng của khách hàng trên số lượng tàu đóng mới được Bộ NN&PTNT phân bổ cho từng địa phương. Bên cạnh đó, để chia sẻ và hỗ trợ một phần chi phí cho bà con ngư dân, BIDV áp dụng mức lãi suất cho vay là 6%/năm trong toàn bộ thời gian vay. Với mức lãi này, BIDV cho vay không có lợi nhuận mà chủ yếu là hỗ trợ bà con, đây cũng là lý do mà đối tượng vay gói 1.000 tỷ đồng này không có các DN.
Theo Nghị định 67, ngư dân được ngân hàng cho vay tới 70% giá trị con tàu và phải chứng minh có vốn đối ứng 30%. Vì vậy, gói 1.000 tỷ đồng của BIDV chắc chắn sẽ tháo gỡ khó khăn cho rất nhiều ngư dân trong tìm kiếm vốn đối ứng. Trả lời câu hỏi của báo chí liên quan đến rủi ro khi cho ngư dân vay tín chấp với số tiền lớn, ông Trần Bắc Hà khẳng định, đặc thù của ngư dân là trách nhiệm trả nợ rất cao. Bên cạnh đó, đối tượng vay vốn theo Nghị định 67 đã được thẩm định kỹ, con tàu được mua bảo hiểm, ngư dân được đào tạo, ngân hàng quản lý được dòng tiền... nên rủi ro không lớn.
-
Nhu cầu vay vốn tăng dần, tín dụng kỳ vọng tăng trưởng tốt hơn nửa cuối năm 2025
-
Xu hướng của USD bị chi phối trong nửa cuối năm 2025
-
Khó có chuyện ngân hàng tùy tiện siết nợ; Cầu trú ẩn vào vàng giảm
-
Vietbank DigiBiz - Giải bài toán số hóa tài chính cho doanh nghiệp: Nền tảng dễ dùng, triển khai nhanh
-
Phát hành trái phiếu tháng 6/2025 cao kỷ lục, ngân hàng chiếm 80% lượng phát hành -
Tỷ giá USD/VND tiếp tục tăng nhiệt, nhiều ngân hàng bán ra 26.370 VND/USD -
ABBANK tạm dừng giao dịch điện tử với doanh nghiệp chưa định danh sinh trắc học -
Tín dụng đang tập trung vào nông nghiệp, công nghiệp chế biến, xây dựng và dịch vụ -
Agribank - Doanh nghiệp ESG Việt Nam xanh 2025 -
Cân bằng bài toán tỷ giá và lãi suất -
Ưu đãi lãi suất cho vay người trẻ dưới 35 tuổi mua nhà xã hội
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower