
-
FWD ra mắt sản phẩm mới với tổng quyền lợi bảo vệ có thể lên đến 400%
-
Khối ngoại trở lại mua ròng, thị trường chứng khoán được kỳ vọng khởi sắc
-
Cuộc chơi bắt buộc phải chiến thắng của MB và cách chinh phục 30 triệu khách hàng số
-
Sacombank khởi động mùa hè rực rỡ với hàng loạt chương trình khuyến mãi hấp dẫn
-
Vàng thế giới tăng trước suy yếu của USD, giá SJC niêm yết 120,3 triệu đồng/lượng -
Eximbank có quyền Tổng giám đốc mới
![]() |
Lợi nhuận trước thuế quý IV/2023 của BIDV đạt gần 8.000 tỷ đồng, tăng gần 48%, chủ yếu nhờ đột phá trong hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư. Cụ thể, trong quý, ngân hàng ghi nhận tới 3.138 tỷ đồng lãi thuần từ hoạt động này, tăng 73 lần so với cùng kỳ năm trước. Thu nhập lãi thuần và lãi thuần từ hoạt động dịch vụ của ngân hàng trong quý IV chỉ tăng nhẹ so với cùng kỳ.
Lũy kế cả năm 2023, BIDV ghi nhận 26.765 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 19,4% so với cùng kỳ. Trong đó, thu nhập lãi thuần giảm nhẹ 0,3%; lãi thuần từ dịch vụ tăng 13,4%; lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối tăng 53,5%; lãi thuần từ hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư tăng 11 lần; lãi thuần từ hoạt động khác đạt 2.636 tỷ đồng, giảm 36,4% so với năm trước.
Nhờ trích lập dự phòng mạnh các năm trước, năm 2023, trích lập dự phòng của BIDV giảm hơn 14%, nhờ vậy bảo toàn được lợi nhuận.
Tại thời điểm 31/12, nợ xấu riêng lẻ của BIDV là gần 21.000 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 1,2%, tăng nhẹ so với mức 1,15% cuối năm 2022. Tính đến cuối năm 2023, ngân hàng sở hữu tổng tài sản 2,258 triệu tỷ đồng, tăng gần 7,8% so với cuối năm trước, cho vay khách hàng đạt 1,74 triệu tỷ đồng, tăng gần 17%; tiền gửi khách hàng đạt 1,68 triệu tỷ đồng, tăng 15,7%.
BIDV cho biết, năm 2023, lợi nhuận trước thuế hợp nhất của ngân hàng là 27.400 tỷ đồng. Trong đó, lợi nhuận trước thuế của Khối Công ty con đạt 1.290 tỷ đồng, Khối Liên doanh đạt 945 tỷ đồng.
Với mức lợi nhuận này, BIDV là ngân hàng có lợi nhuận cao thứ hai trong nhóm Big 4, chỉ sau Vietcombank.
Tính đến cuối năm 2023, tổng tài sản hợp nhất của BIDV đạt 2,26 triệu tỷ đồng; tiếp tục giữ vững vị thế là Ngân hàng thương mại cổ phần có quy mô tổng tài sản lớn nhất tại Việt Nam. Huy động vốn đạt 1,89 triệu tỷ đồng, tăng trưởng 16,5%. Dư nợ tín dụng đạt 1,75 triệu tỷ đồng, tăng trưởng 16,66%, đảm bảo giới hạn Ngân hàng Nhà nước giao. Tỷ lệ nợ xấu theo Thông tư 11/2021/TT-NHNN kiểm soát ở mức 1,1%.
BIDV cho biết ngân hàng đã trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ theo quy định. Tỷ lệ trang trải nợ xấu (dư quỹ DPRR tín dụng/dư nợ xấu) đạt 192%.
Về kế hoạch kinh doanh năm 2024, BIDV cho biết dư nợ tín dụng điều hành theo giới hạn tín dụng Ngân hàng Nhà nước giao, dự kiến tăng 14%; Huy động vốn điều hành phù hợp với sử dụng vốn, đảm bảo an toàn thanh khoản, hiệu quả; Kiểm soát tỷ lệ nợ xấu theo Thông tư 11 ở mức ≤1,4%...

-
FWD ra mắt sản phẩm mới với tổng quyền lợi bảo vệ có thể lên đến 400%
-
Khối ngoại trở lại mua ròng, thị trường chứng khoán được kỳ vọng khởi sắc
-
Cuộc chơi bắt buộc phải chiến thắng của MB và cách chinh phục 30 triệu khách hàng số
-
Sacombank khởi động mùa hè rực rỡ với hàng loạt chương trình khuyến mãi hấp dẫn
-
Luật hoá Nghị quyết 42: Một hành lang, nhiều cơ hội -
Vàng thế giới tăng trước suy yếu của USD, giá SJC niêm yết 120,3 triệu đồng/lượng -
Eximbank có quyền Tổng giám đốc mới -
Không có chuyện ngân hàng tùy tiện siết nợ -
Quy định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội và Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm -
Phác thảo bức tranh lợi nhuận ngân hàng -
Vàng rời xa mốc 3.300 USD/ounce, chờ đợi chuyển động mới trong đàm phán thương mại
-
Người tiên phong đưa thức ăn chăn nuôi Japfa về Bắc Ninh
-
Bệnh viện FV: Bệnh nhân được BHYT chi trả 100% quyền lợi khi khám, chữa bệnh
-
Sun Casa Square đẩy mạnh thi công, dự kiến bàn giao vào cuối năm 2025
-
DXMD Việt Nam tiếp tục ghi danh vào Top 10 sàn giao dịch bất động sản xuất sắc Việt Nam
-
Câu lạc bộ Doanh nhân Sài Gòn chính thức đổi tên thành Hội doanh nhân Sài Gòn
-
Từ quầy hàng nhỏ đến doanh nghiệp bài bản: VPBank tiếp sức đúng lúc, đồng hành dài lâu