
-
Tín hiệu tích cực cho mục tiêu tăng trưởng
-
Kế hoạch đảm bảo nguồn cung xăng dầu cho nửa cuối năm
-
CPI bình quân 6 tháng năm 2025 tăng 3,27%
-
CPI tháng 6/2025 tăng 0,48% -
Xuất khẩu điện tử, máy tính và linh kiện lập kỷ lục, 6 tháng đạt gần 48 tỷ USD
![]() |
Giá gạo xuất khẩu bình quân 6 tháng/2025 ước đạt 517,5 USD/tấn, giảm 18,4% so với cùng kỳ năm 2024. |
Xuất khẩu gạo nửa đầu năm 2025 đối mặt với đà giảm mạnh về trị giá, tác động trực tiếp của đà đi xuống của giá gạo xuất khẩu.
Theo thống kê từ Cục Hải quan, khối lượng xuất khẩu gạo tháng 6/2025 ước đạt 700.000 tấn với giá trị đạt 364,4 triệu USD, đưa tổng sản lượng và giá trị xuất khẩu gạo 6 tháng đầu năm 2025 đạt 4,9 triệu tấn và 2,54 tỷ USD.
So với cùng kỳ năm ngoái, dù sản lượng gạo xuất khẩu vẫn tăng 7,6%, nhưng giá trị ngoại tệ thu về đã giảm 12,2%. Nguyên nhân khiến sản lượng gạo xuất khẩu tăng nhưng trị giá giảm là do giá gạo xuất khẩu bình quân 6 tháng qua đã giảm 18,4% so với cùng kỳ 2024, tức đạt 517,5 USD/ tấn,
Philippines là thị trường tiêu thụ gạo lớn nhất của Việt Nam với thị phần chiếm 43,3%. Tiếp theo đó là Bờ Biển Ngà và Gana là hai thị trường lớn tiếp theo với thị phần tương ứng là 10,7% và 10,5%.
So với cùng kỳ năm trước, giá trị xuất khẩu gạo 5 tháng đầu năm sang thị trường Philippines giảm 17,4%, thị trường Bờ Biển Ngà tăng 88,6%, thị trường Ghana tăng 61,4%.
Nguồn cung lúa gạo tại châu Á dồi dào hơn 2 năm trước do từ cuối năm ngoái, Ấn Độ xuất khẩu gạo trở lại sau một thời gian hạn chế, là nguyên nhân khiến giá không còn giữ được mức cao. Ngoài ra, Ấn Độ có lượng gạo dự trữ cao kỷ lục, khiến nguồn cung trên thị trường quốc tế gia tăng, tạo áp lực cạnh tranh cho các nước xuất khẩu khác trong đó có Việt Nam.
Việt Nam tiếp tục là quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu của Philippines, tuy nhiên, lượng gạo nhập khẩu của Philippines trong năm 2025 sẽ giảm xuống dưới 4,5 triệu tấn, thấp hơn so với dự báo 5,4 triệu tấn của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA).
Gạo Việt giữ ngôi đầu xuất khẩu sang Philippines là do phẩm cấp, chất lượng, giá cả phải chăng nên có tính cạnh tranh, phù hợp với thị hiếu tiêu dùng và có thể đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dân nước này.
Sau năm 2024 đạt mức cao kỷ lục với 9 triệu tấn, trị giá gần 5,8 tỷ USD, xuất khẩu gạo của Việt Nam trong năm 2025 nhiều khả năng sẽ giảm về trị giá vài trăm triệu USD. Xuất khẩu gạo của Việt Nam hiện đang đối mặt với 2 vấn đề lớn là giá gạo xuất khẩu giảm mạnh và sự cạnh tranh gay gắt từ các quốc gia xuất khẩu gạo khác.
Trong bối cảnh thị trường biến động, hướng đi bền vững cho ngành lúa gạo Việt là đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm, kiểm soát dư lượng hóa chất, sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế và đa dạng hóa chủng loại gạo. Đây là chiến lược dài hạn không chỉ giữ được thị phần, mà còn giúp gạo Việt tăng giá trị và tạo chỗ đứng vững chắc trên thị trường toàn cầu.
-
Biến động giá gạo xuất khẩu nửa đầu năm 2025 -
CPI tháng 6/2025 tăng 0,48% -
Xuất khẩu điện tử, máy tính và linh kiện lập kỷ lục, 6 tháng đạt gần 48 tỷ USD -
Hải Phòng: Đưa sản phẩm truyền thống và ẩm thực đến gần hơn với người tiêu dùng -
Dấu ấn xuất nhập khẩu nửa đầu năm 2025 -
Bộ Nông nghiệp và Môi trường quyết tâm xử lý tận cùng vấn đề an toàn thực phẩm -
Xuất khẩu thủy sản tăng chậm trong tháng 6, doanh nghiệp nỗ lực dịch chuyển thị trường
-
Năm thứ hai liên tiếp, VPBank nhận giải thưởng “Dịch vụ ngân hàng ưu tiên xuất sắc nhất Việt Nam”
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Asean Ports & Logistics 2025
-
Xác lập mô hình tăng trưởng mới giai đoạn 2026 - 2030, định hướng đến 2045
-
Megan Holdings chính thức trở thành Đại lý phân phối dự án Sun Elite City
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB