-
Lãnh đạo Quảng Trị chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ cho các dự án truyền tải điện
-
Hà Nội kêu gọi đầu tư vào Cụm công nghiệp Tam Hiệp 2 quy mô 47 ha
-
Vướng quy định trong việc lập Quỹ Đầu tư hạ tầng giao thông vùng
-
Ninh Thuận thông tin tiến độ triển khai loạt dự án trọng điểm
-
Quốc lộ 50, TP.HCM hoàn thành cuối 2025 nếu mặt bằng bàn giao trong tháng 4 -
TP.HCM khởi công dự án rạch Xuyên Tâm trong tháng 4/2025 sau 20 năm ì ạch
UBND tỉnh Bình Định vừa đề xuất với Bộ Công thương về đưa các dự án điện gió và các công trình lưới điện của địa phương vào kế hoạch thực hiện Quy hoạch Phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch Điện VIII).
UBND tỉnh Bình Định cho biết, địa phương được đánh giá có tiềm năng rất lớn để phát triển năng lượng tái tạo, đặc biệt là điện gió. Trong thời gian qua, nhiều nhà đầu tư lớn, có kinh nghiệm quan tâm đăng ký nghiên cứu, khảo sát để đầu tư các dự án điện gió ngoài khơi, điện gió trên bờ và gần bờ trên địa bàn tỉnh Bình Định.
Do vậy, để có cơ sở cho tỉnh thu hút các nhà đầu tư phát triển điện gió, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, UBND tỉnh Bình Định đề nghị Bộ Công thương xem xét đưa 7 dự án điện gió ngoài khơi và 8 điện gió trên bờ, gần bờ đang đăng ký đầu tư trên địa bàn tỉnh vào trong kế hoạch thực hiện Quy hoạch Điện VIII trước năm 2030.
Bảy dự án điện gió trên biển gồm Nhà máy điện gió ngoài khơi Bình Định 1, 2 (đều có công suất 300 MW); Nhà máy điện gió ngoài khơi Bình Định 3 (2.000 MW); Nhà máy điện gió ngoài khơi xã Nhơn Lý (1.000 MW); Nhà máy điện gió PNE (2.000 MW); Nhà máy điện gió ngoài khơi Mỹ An (1.000 MW); Nhà máy điện gió ngoài khơi Bình Định (2.000 MW).
Tám dự án điện gió trên bờ gồm Nhà máy điện gió Mỹ An (50 MW); Nhà máy điện gió HCG Hoài Nhơn (150 MW); Nhà máy điện gió Phù Mỹ (125 MW); Nhà máy điện gió Mỹ Chánh (100 MW); Nhà máy điện gió Hòn Đôi (50 MW); Nhà máy điện gió Mỹ Đức (100 MW); Nhà máy điện gió Vân Canh Bình Định (150 MW); Nhà máy điện gió Vĩnh Thuận (137 MW).
Trong đó, UBND tỉnh Bình Định đặc biệt đề nghị Bộ Công thương quan tâm đưa Dự án Nhà máy điện gió ngoài khơi Bình Định do Tập đoàn PNE đăng ký nghiên cứu, khảo sát đầu tư với tổng quy mô công suất 2.000 MW và các công trình đường dây và trạm biến áp phục vụ đấu nối của Dự án này vào Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII.
Hai trạm biến áp đề xuất gồm Trạm biến áp 500 kV Hòn Trâu 2 (công suất 2 x 900 MVA) để đấu nối Nhà máy điện gió PNE giai đoạn 2 và giai đoạn 3 (đi kèm là đường dây 500kV mạch kép đi trạm biến áp 500kV Bình Định, chiều dài 40 km); trạm biến áp 220kV Hòn Trâu 1 (công suất 900MVA) để đấu nối Nhà máy điện gió PNE giai đoạn 1 (đi kèm là đường dây 220 kW đi trạm biến áp 220kV Phù Mỹ, chiều dài 20km).
Được biết, ngoài dự án của Tập đoàn PNE đã có hồ sơ đề xuất, Công ty TNHH WPD Việt Nam cũng vừa đề xuất khảo sát, lắp đặt cột đo gió để nghiên cứu đầu tư dự án điện gió trên bờ tại xã Vĩnh Thuận, huyện Vĩnh Thạnh; Công ty TNHH Pondera Việt Nam cũng có văn bản gửi UBND tỉnh Bình Định xin chủ trương khảo sát ven bờ nằm nghiên cứu phát triển các dự án điện gió.

-
Ninh Thuận thông tin tiến độ triển khai loạt dự án trọng điểm -
Hiệu chỉnh phương án hình thành Cảng hàng không Tây Ninh -
Quốc lộ 50, TP.HCM hoàn thành cuối 2025 nếu mặt bằng bàn giao trong tháng 4 -
TP.HCM khởi công dự án rạch Xuyên Tâm trong tháng 4/2025 sau 20 năm ì ạch -
Đề xuất cơ quan chủ quản tuyến cao tốc Tân Quang - Thanh Thủy vốn 14.852 tỷ đồng -
Hà Nội thu hút đầu tư nước ngoài đạt 1,4 tỷ USD, tăng 49,5% trong quý I -
Chủ tịch Hà Nội yêu cầu giải quyết dứt điểm vướng mắc phát sinh của từng dự án
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort