
-
Hà Nội kêu gọi đầu tư vào Cụm công nghiệp Tam Hiệp 2 quy mô 47 ha
-
Vướng quy định trong việc lập Quỹ Đầu tư hạ tầng giao thông vùng
-
Ninh Thuận thông tin tiến độ triển khai loạt dự án trọng điểm
-
Quốc lộ 50, TP.HCM hoàn thành cuối 2025 nếu mặt bằng bàn giao trong tháng 4
-
TP.HCM khởi công dự án rạch Xuyên Tâm trong tháng 4/2025 sau 20 năm ì ạch -
Đề xuất cơ quan chủ quản tuyến cao tốc Tân Quang - Thanh Thủy vốn 14.852 tỷ đồng
Nâng mức đầu tư dự án từ 1,5 tỷ USD lên 4,8 tỷ USD
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Nguyễn Phi Long cho biết, ông vừa có cuộc làm việc với với đại diện Phòng Công nghiệp và Thương mại Đức tại Việt Nam, cùng đại diện Tập đoàn PNE (Đức) để đánh giá nghiên cứu tiền khả thi, tiến tới khởi động dự án trang trại điện gió ngoài khơi tại địa phương này.
![]() |
Trang trại gió ngoài khơi đang được các nhà đầu tư nước ngoài đặc biệt quan tâm |
Trước đó, lãnh đạo Sở công thương Bình Định xác nhận, sau thời gian làm việc để tìm hiểu đầu tư dự án Xây dựng trang trại điện gió ngoài khơi tại tỉnh Bình Định, đến nay tập đoàn PNE đã xác định phạm vi, ranh giới tọa độ khu vực đề xuất khảo sát với tổng diện tích khu vực khoảng 960,5 km (17 km x 56,5 km) và đã phân chia thành các giai đoạn.
Giai đoạn thí điểm có công suất 700 MW; giai đoạn mở rộng I, công suất 600 MW và giai đoạn mở rộng II, công suất 600 MW
Sở Công thương Bình Định cho rằng việc đầu tư xây dựng dự án điện gió ngoài khơi cần phải được nghiên cứu, khảo sát kỹ trước khi triển khai thực hiện dự án nhưng cần chú ý đến các vấn đề liên quan đến quân sự, quốc phòng và chồng lấn với tuyến cáp biển nối từ Quy Nhơn đến Đà Nẵng.
Ngoài ra, việc khảo sát phải phù hợp với các quy hoạch khác trên địa bàn tỉnh và không ảnh hưởng đến các hoạt động trên biển, nhất là đường ra vào cảng của tàu thuyền, bảo đảm an toàn hàng hải khu vực.
Chủ tịch tỉnh Bình Định Nguyễn Phi Long cho hay, phía Tập đoàn PNE mong muốn sớm triển khai dự án điện gió ngoài khơi thuộc hải phận 2 huyện Phù Cát và Phù Mỹ của tỉnh Bình Định. Theo đó, dự án sẽ được đầu tư với số vốn dự kiến lên đến 4,8 tỷ USD. Tập đoàn PNE sẽ xây dựng từ 154 – 166 tuabin gió với tổng công suất lên đến 2.000MW. Dự kiến, dự án thực hiện theo 3 giai đoạn đầu tư.
Đại diện nhà đầu tư kiến nghị UBND tỉnh Bình Định sớm trình lên Chính phủ, Bộ Công Thương đề nghị xem xét bổ sung dự án điện gió ngoài khơi Bình Định vào quy hoạch điện quốc gia (quy hoạch điện VIII).
Theo Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, đây là một dự án rất lớn, không chỉ riêng ở Bình Định mà Việt Nam rất cần. Có những dự án này thì nước ta sẽ giảm những năng lượng phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, giảm ô nhiễm môi trường…
Đánh giá cao sự chủ động và quyết tâm của Tập đoàn PNE trong xúc tiến các bước nghiên cứu dự án, lãnh đạo UBND tỉnh Bình Định cho hay sẽ luôn hỗ trợ tối đa cho nhà đầu tư để xúc tiến triển khai dự án này.
Đưa dự án điện gió vào quy hoạch điện VIII
Ngày 18/18, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Bình Định Nguyễn Thành Hải đã ký văn bản số 2264 về việc đề xuất bổ sung quy hoạch Nhà máy điện gió ngoài khơi Bình Định của Tập đoàn PNE.
![]() |
Bình Định đã chuẩn bị thủ tục để đề xuất đưa dự án điện gió ngoài khơi của Tập đoàn PNE vào quy hoạch điện VIII |
Theo đó, ông Hải cho biết, Tập đoàn PNE đã được UBND tỉnh đồng ý chủ trương khảo sát, nghiên cứu, lắp đặt cột đo gió, đánh giá tiềm năng gió trên một số khu vực biển thuộc địa bàn các huyện Phù Cát và Phù Mỹ tại Công văn số 7131/UBND-KT ngày 22/10/2020. Đến nay, Tập đoàn PNE đã xác định phạm vi, ranh giới tọa độ khu vực đề xuất khảo sát với tổng diện tích khoảng 960,5 km2 (17 km x 56,5 km).
Dự án dự kiến triển khai theo 03 giai đoạn. Trong đó, Giai đoạn 1 có công suất 700MW; Giai đoạn 2, công suất 600MW và Giai đoạn 3 có công suất 600MW. Tổng vốn đầu tư cho cả 03 giai đoạn là 4,87 tỷ USD .
Dự án Nhà máy điện gió ngoài khơi do Nhà đầu tư đề xuất cơ bản phù hợp với chiến lược phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2068/QĐ-TTg ngày 25/11/2015 và phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Đây là dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có quy mô lớn, nếu được triển khai sẽ cung cấp sản lượng điện đáng kể cho tỉnh Bình Định góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Đồng thời, dự án khai thác phát triển điện gió được đánh giá là năng lượng sạch, thân thiện với môi trường, theo nhà đầu tư thì đây là dự án điện gió có công nghệ hiện đại nhất hiện nay.
Do vậy, Sở Kế hoạch và Đầu tư thống nhất ý kiến đề xuất UBND tỉnh báo cáo Bộ Công Thương đưa Nhà máy điện gió ngoài khơi Bình Định vào đề án Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII) làm cơ sở để xúc tiến đầu tư dự án nêu trên, ông Hải cho biết.
Trước đó, vào tháng 9/2020, PNE đã thuê tư vấn tiến hành khảo sát, lập dự án tiền khả thi dự án này với giai đoạn đầu có công suất 500MW – 700MW với tổng mức đầu tư khoảng 1,5 tỷ USD.
Được biết, PNE là tập đoàn đa quốc gia, có trụ sở chính đặt tại Cộng hòa Liên Bang Đức. Tập đoàn PNE là một trong những nhà đầu tư hàng đầu thế giới về phát triển dự án điện gió trên bờ và ngoài khơi với hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này.

-
Quốc lộ 50, TP.HCM hoàn thành cuối 2025 nếu mặt bằng bàn giao trong tháng 4 -
TP.HCM khởi công dự án rạch Xuyên Tâm trong tháng 4/2025 sau 20 năm ì ạch -
Đề xuất cơ quan chủ quản tuyến cao tốc Tân Quang - Thanh Thủy vốn 14.852 tỷ đồng -
Hà Nội thu hút đầu tư nước ngoài đạt 1,4 tỷ USD, tăng 49,5% trong quý I -
Chủ tịch Hà Nội yêu cầu giải quyết dứt điểm vướng mắc phát sinh của từng dự án -
Rà soát 2 luật để đẩy nhanh tiến độ giải ngân đầu tư công -
Dự án Thủy điện Hòa Bình mở rộng: Nhiều hạng mục quan trọng hoàn thành trong quý II/2025
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort