-
Cần hơn 16.000 tỷ đồng giải phóng mặt bằng đường sắt cao tốc qua địa phận Đà Nẵng
-
Kiểm toán 3 dự án cải tạo, nâng cấp đường sắt trên tuyến Bắc - Nam
-
Điểm mặt những điểm nghẽn trong chuyển dịch năng lượng
-
Quyết liệt cho mục tiêu tăng trưởng 8,3-8,5%
-
Diễn biến mới liên quan đến đầu tư nâng cấp Cảng hàng không Chu Lai -
Hải Phòng gỡ nút thắt giải phóng mặt bằng, tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công
UBND tỉnh Bình Định vừa chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án Xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật Cụm công nghiệp Bùi Thị Xuân (phần mở rộng, gọi tắt là Dự án CCN Bùi Thị Xuân mở rộng).
Theo đó, hình thức lựa chọn nhà đầu tư theo quy định tại khoản 2, Điều 13, Nghị định số 32/2024/NĐ-CP, ngày 15/3/2024 của Chính phủ về quản lý, phát triển cụm công nghiệp và Quyết định số 2259, ngày 25/6/2024 của UBND tỉnh Bình Định về ban hành Quy định tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư đăng ký thực hiện Dự án Xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Dự án CCN Bùi Thị Xuân mở rộng có diện tích hơn 18,3 ha, trong đó đất sản xuất công nghiệp là hơn 12,7 ha được thực hiện tại khu vực 8, phường Bùi Thị Xuân, TP. Quy Nhơn. Thời gian hoàn thành trong vòng 36 tháng.
Dự án có tổng mức đầu tư dự kiến 85,32 tỷ đồng, bao gồm chi phí thực hiện là 71,82 tỷ đồng. Các hạng mục đầu tư chính của dự án bao gồm san nền; xây dựng hệ thống giao thông nội bộ; hệ thống cấp, thoát nước; hệ thống thu gom và xử lý nước thải; hệ thống cấp điện; cây xanh.
Theo UBND tỉnh Bình Định, ngoài việc thu hút đầu tư các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, cơ sở sản xuất; mục tiêu của dự án là ưu tiên và tạo quỹ đất để di dời các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đang hoạt động sản xuất trong Cụm công nghiệp Quang Trung và Cụm công nghiệp Nhơn Bình (CCN) vào sản xuất tập trung tại CCN Bùi Thị Xuân mở rộng.
Trước đó, vào ngày 20/3/2024, UBND tỉnh Bình Định có quyết định về địa điểm di dời 3 cụm công nghiệp đang hoạt động.
Theo đó, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tại CCN Quang Trung và CCN Nhơn Bình di dời đến CCN Bùi Thị Xuân; đối với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất hoạt động dịch vụ kho bãi di dời vào khu kho bãi tập trung theo quy hoạch của tỉnh. Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tại CCN Gò Đá Trắng di dời đến CCN Tân Đức (phần mở rộng).
Đồng thời, các doanh nghiệp di dời sẽ được hỗ trợ 7 năm tiền thuê cơ sở hạ tầng tại vị trí mới đối với phần diện tích tương ứng với diện tích thu hồi tại nơi cũ.
Cùng với đó, doanh nghiệp, cơ sở đang hoạt động thực hiện di dời, bàn giao đất, tài sản và nhận mặt bằng tại địa điểm mới trước 12 tháng sẽ được Nhà nước hỗ trợ chi phí theo diện tích được cho thuê với mức hỗ trợ dưới 1.000 m2, hỗ trợ một lần 400 triệu đồng; từ 1.000m2 đến dưới 10.000m2, hỗ trợ một lần 500 triệu đồng; từ 10.000 m2 trở lên, hỗ trợ một lần 600 triệu đồng…
Đối với các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh đã hết thời hạn thuê đất tại các 3 CCN trên thì không được hỗ trợ; nếu thực hiện di dời và bàn giao mặt bằng cho Nhà nước trước 12 tháng thì được thưởng đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng 100 triệu đồng cho mỗi đơn vị.

-
Quyết liệt cho mục tiêu tăng trưởng 8,3-8,5% -
Diễn biến mới liên quan đến đầu tư nâng cấp Cảng hàng không Chu Lai -
“Sóng” đầu tư dồn dập đổ về TP.HCM sau sáp nhập -
Hải Phòng gỡ nút thắt giải phóng mặt bằng, tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công -
Nghiên cứu làm đường sắt Dĩ An - Bàu Bàng 64.148 tỷ đồng; Sắp khởi công Khu công nghiệp Phù Mỹ hơn 4.569 tỷ đồng -
Các quỹ bảo hiểm sẽ được đầu tư vào những lĩnh vực nào? -
Gia Lai gỡ nhiều vướng mắc để chuẩn bị khởi công Dự án Cao tốc Quy Nhơn -Pleiku
-
Giải pháp logistics cho chuỗi cung ứng bền vững - ổn định trong bối cảnh kinh tế toàn cầu nhiều biến động
-
Định hướng chiến lược phát triển ngành logistics trong thời gian tới
-
Giải pháp logistics cho chuỗi cung ứng bền vững
-
Diễn đàn Logistics 2025: Tìm lời giải cho chuỗi cung ứng bền vững và thích ứng
-
Diễn đàn công nghệ năng lượng trong kỷ nguyên mới
-
Boutique Gate: Tâm điểm mới của dòng tiền thực và giá trị gia tăng bền vững