-
Doanh nghiệp trở lại thị trường: Thước đo mới của môi trường kinh doanh -
Novaland bác tin ông Bùi Thành Nhơn thôi chức Chủ tịch HĐQT -
Cam kết những giá trị bền vững dẫn lối cho sự phát triển của Masterise -
Cảng Quốc tế Long An tham dự hội nghị Portech châu Á lần thứ 12 tại Malaysia -
Vietnam Airlines vào Top 25 hãng hàng không an toàn nhất thế giới -
Dự án điện gió của T&T Group tại Lào xuất khẩu điện về Việt Nam cuối năm 2025
UBND tỉnh Bình Dương vừa ban hành Kế hoạch triển khai Nghị quyết số 45/NQ-CP của Chính Phủ về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Sản xuất gỗ tại Công ty An Cường, tỉnh Bình Dương - Ảnh: Lê Toàn |
Tỉnh Bình Dương định hướng phát triển kinh tế tư nhân lành mạnh, bền vững, là động lực để thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2025.
Về mục tiêu, giai đoạn 2021-2025, toàn tỉnh có trên 80.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới (bình quân mỗi năm có trên 7.500 doanh nghiệp gia nhập thị trường).
Cùng với số lượng, Bình Dương cũng đặt mục tiêu tăng trưởng cả về chất lượng và tỷ trọng đóng góp vào GRDP của tỉnh. Thu hẹp khoảng cách về trình độ công nghệ, chất lượng và năng lượng cạnh tranh khu vực tư nhân so với nhóm dẫn đầu ASEAN-4. Trong đó nhiều doanh nghiệp tham gia sâu vào mạng lưới sản xuất, chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu.
Để đạt được các mục tiêu đề ra, Bình Dương tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp như: cải cách thủ tục hành chính gắn với chuyển đổi số; ứng dụng công nghệ thông tin để số hóa hồ sơ trong lĩnh vực đất đai, xây dựng, môi trường, đào tạo…
Tỉnh cũng hỗ trợ mở rộng khả năng tham gia thị trường của kinh tế tư nhân và thúc đẩy cạnh tranh bình đẳng thông qua các giải pháp, chính sách khai thác hiệu quả thị trường nội địa; cung cấp thông tin thị trường hàng hóa, nhu cầu kết nối tiêu thụ giữa doanh nghiệp sản xuất, tiêu thụ, xuất nhập khẩu trong và ngoài tỉnh…
Về hạ tầng, tỉnh tiếp tục đầu tư các khu, cụm công nghiệp, trong đó, tập trung xây dựng các khu công nghiệp khoa học công nghệ, cụm công nghiệp theo định hướng net zero. Đầu tư hệ thống cảng cạn (ICD), khai thác các phương thức vận tải đa phương thức.
Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tạo điều kiện để doanh nghiệp tiếp cập vốn tín dụng ngân hàng; đơn giản hóa các thủ tục cấp tín dụng và các thủ tục cung ứng dịch vụ khác.
Theo số liệu công bố của Cục thống kê tỉnh Bình Dương, trong 10 tháng của năm 2023, tỉnh có 5.399 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh mới, tăng 0,9% so với cùng kỳ, với tổng số vốn là 40.845 tỷ đồng, tăng 19,2%.
-
Cam kết những giá trị bền vững dẫn lối cho sự phát triển của Masterise -
Cảng Quốc tế Long An tham dự hội nghị Portech châu Á lần thứ 12 tại Malaysia -
Vietnam Airlines vào Top 25 hãng hàng không an toàn nhất thế giới -
Dự án điện gió của T&T Group tại Lào xuất khẩu điện về Việt Nam cuối năm 2025 -
Hai ngân hàng lớn bảo lãnh trả nợ thuế 217 tỷ đồng cho Tập đoàn Hương Sen -
Tiêu thụ xăng dầu năm 2025 dự kiến tăng 8% -
Minh Long tổ chức Lễ kỷ niệm 55 năm thành lập Công ty
- Liên minh Hợp tác xã Việt Nam mời hợp tác đầu tư
- Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ 7 về kế toán, kiểm toán và tài chính
- MM Mega Market "bung lụa" với loạt deal khủng đón Tết Ất Tỵ
- Coca-Cola khởi động Lễ hội chào đón năm mới 2025 với kỷ lục thế giới
- Tập đoàn DIC khẳng định vị thế 7 năm liên tục trong bảng xếp hạng VNR500
- MSD Việt Nam giành "cú đúp" giải thưởng tại HR Asia Awards 2024