-
MyPoint: Ứng dụng tiên phong tích điểm đổi quà được người dùng Việt Nam yêu thích -
Việt Nam có công nghệ wifi tốc độ 10Gbps, 1.500 thiết bị truy cập cùng lúc -
Hé lộ hậu trường phát triển GenAI của VNPT gây ấn tượng tại Innovate Viet Nam 2024 -
HMD Global lặng lẽ "chia tay" Nokia: Kết thúc một huyền thoại -
Khánh thành Trung tâm Đào tạo Kỹ thuật viên ATP chip bán dẫn -
Meta và loạt ông lớn công nghệ tới Việt Nam: Sức hấp dẫn của môi trường đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp
Bộ Thông tin và Truyền thông đang sửa đổi quy định về quản lý các nền tảng xuyên biên giới. |
Thu lợi lớn từ thị trường Việt Nam
Việt Nam cùng với Thái Lan đang dẫn đầu thế giới về việc sử dụng chức năng trò chuyện trong bán lẻ trực tuyến. Nhận định này được Facebook đưa ra sau khi tiến hành thống kê lượng tin nhắn được trao đổi giữa doanh nghiệp và khách hàng. Thậm chí, Việt Nam đã trở thành một thị trường quan trọng đối với Facebook, là đầu tàu có doanh thu lớn nhất ở Đông Nam Á, theo một báo cáo tài chính của Facebook được công bố gần đây.
Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước cho thấy, chỉ riêng năm 2018, các cá nhân, tổ chức ở Việt Nam đã trả cho Google và Facebook 900 triệu USD quảng cáo.
AppleTV, Netflix, iQIYI… với 1 triệu thuê bao đang không ngừng tăng mạnh tại Việt Nam, doanh thu 1.000 tỷ đồng mỗi năm, nhưng chưa đóng thuế cho Việt Nam.
Theo báo cáo Vietnam Digital Marketing Trends 2021, dự báo năm 2021, mức doanh thu quảng cáo trực tuyến của Việt Nam sẽ đạt khoảng 955 triệu USD, trong đó đến 80% “miếng bánh” doanh thu khổng lồ này rơi vào túi Google, Facebook...
Tổng cục Thuế cho hay, hiện có 15 tập đoàn, công ty công nghệ lớn trên thế giới hoạt động thương mại điện tử xuyên biên giới có thu nhập tại Việt Nam. Với hàng tỷ USD doanh thu mỗi năm, số tiền thuế từ 15 tập đoàn này khoảng 1.000 tỷ đồng/năm, nhưng họ cũng không móc hầu bao chi trả, mà các nhà thầu, đại lý phải nộp thuế, kê khai nộp thuế nhà thầu thông qua tổ chức chi trả tại Việt Nam.
Bộ Thông tin và Truyền thông đánh giá, việc các tập đoàn lớn bỏ túi hàng tỷ USD nhưng không đóng thuế hay đóng nhỏ giọt, trong khi doanh nghiệp trong nước phải đóng 20% thuế thu nhập doanh nghiệp là sự bất công.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông đã nhiều lần nhấn mạnh, các doanh nghiệp nước ngoài khi hoạt động tại Việt Nam phải tuân thủ pháp luật Việt Nam. Các nền tảng xuyên biên giới hoạt động kinh doanh không thông qua một đối tác quảng cáo ở Việt Nam, mà tự thu tiền về tài khoản của mình như vậy là bất hợp pháp. Hậu quả là không kiểm soát được nội dung, “chảy máu” doanh thu ra nước ngoài, thất thu nguồn thuế cho Nhà nước và làm thiệt hại thị phần của các doanh nghiệp nội dung số trong nước.
Bộ Thông tin và Truyền thông đang sửa đổi quy định về quản lý các nền tảng xuyên biên giới, bổ sung những quy định của Chính phủ về thuế, tài chính để gắn trách nhiệm với các nền tảng xuyên biên giới. Áp dụng giải pháp kỹ thuật nhằm yêu cầu các nền tảng này tuân thủ pháp luật Việt Nam.
Nền tảng xuyên biên giới phải đóng thuế trực thu
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến dự thảo Thông tư hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ. Theo đó, nhà cung cấp ở nước ngoài không có cơ sở kinh doanh cố định tại Việt Nam, nhưng có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh dựa trên nền tảng số với tổ chức, cá nhân ở Việt Nam sẽ được coi là có cơ sở thường trú tại Việt Nam.
Google, Facebook, YouTube, Netflix dù không có cơ sở kinh doanh cố định tại Việt Nam, nhưng hoạt động qua phương thức thương mại điện tử tại Việt Nam sẽ phải đăng ký thuế, khai thuế và nộp các nghĩa vụ thuế tại cơ quan quản lý thuế của Việt Nam.
Dự kiến, các nhà cung cấp dịch vụ thương mại điện tử nước ngoài được phép đăng ký giao dịch điện tử, đăng ký thuế lần đầu thông qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.
“Sau khi khai báo trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế, các doanh nghiệp như Facebook, Google… sẽ thực hiện quy định về khai, nộp thuế với nhiều giải pháp khác nhau để họ lựa chọn như: kê khai qua đại lý, kê khai qua tổ chức tư vấn thuế, công ty kiểm toán, đại lý thuế hoặc khai trực tiếp tại Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế”, đại diện Tổng cục Thuế cho biết.
Đánh giá về Dự thảo này, luật sư Trương Mạnh Hùng, Đoàn luật sư TP. Hà Nội nhận định, phương pháp quản lý thuế đối với doanh nghiệp xuyên biên giới tại dự thảo thông tư này đã được nhiều nước trên thế giới áp dụng, nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nước ngoài không có trụ sở ở nước sở tại kê khai và nộp thuế. Việc thu thuế của Facebook, Google, TikTok… đảm bảo sự công bằng, cạnh tranh lành mạnh đối với các doanh nghiệp Việt Nam và là cơ sở để yêu cầu họ tuân thủ pháp luật Việt Nam.
Ông Lê Đình Cường, Phó chủ tịch Hiệp hội Truyền hình trả tiền Việt Nam (PayTV) hoan nghênh dự thảo thông tư và nói thêm, việc không bị ràng buộc khiến các thương hiệu ngoại chiếm hơn 50% thị phần và ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường truyền hình trả tiền. Doanh nghiệp truyền hình Việt Nam khi nhập khẩu nội dung, mua bản quyền để phát sóng đều phải đóng thuế; khi cung cấp dịch vụ cho khách hàng cũng nộp thuế và hàng năm phải nộp thuế doanh nghiệp. Trong khi đó, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ xuyên biên giới chưa thực hiện trách nhiệm về thuế, cũng như chưa tuân thủ các quy định quản lý nội dung khác.
-
Tính năng nổi bật nhất của iPhone 16 bị chê vô dụng -
Apple sẽ hợp nhất nút Hành động và âm lượng trên iPhone 17? -
Việt Nam có công nghệ wifi tốc độ 10Gbps, 1.500 thiết bị truy cập cùng lúc -
Hé lộ hậu trường phát triển GenAI của VNPT gây ấn tượng tại Innovate Viet Nam 2024 -
OpenAI huy động được số vốn kỷ lục, định giá công ty đạt 157 tỷ USD -
HMD Global lặng lẽ "chia tay" Nokia: Kết thúc một huyền thoại -
Khánh thành Trung tâm Đào tạo Kỹ thuật viên ATP chip bán dẫn
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 5/10 -
2 Vụ án Cây xanh Công Minh: Đã được quyết toán hơn 3.000 tỷ đồng -
3 Vì sao nhiều dự án năng lượng tái tạo tại Ninh Thuận chưa được tháo gỡ? -
4 10 dự án chiếm 48% thị phần chuyển nhượng căn hộ chung cư toàn Hà Nội -
5 "Cân" năng lực nhà thầu giao thông trước cơ hội đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
- Giải thưởng APEA 2024 tôn vinh doanh nghiệp và doanh nhân xuất sắc tại Việt Nam
- Ký kết Hợp đồng mua bán điện Nhà máy điện Nhơn Trạch 3&4
- Tập đoàn Bamboo Capital (BCG) được vinh danh tại giải thưởng Doanh nghiệp xuất sắc châu Á 2024
- Dai-ichi Life Việt Nam 4 năm liên tiếp đạt hai giải thưởng lớn tại Asia Pacific Enterprise Awards 2024
- Phát triển công trình xanh từ chính sách đến hành động và vai trò của doanh nghiệp tiên phong
- Halcom Việt Nam được vinh danh giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” năm 2024