
-
Thực phẩm Sao Ta ghi nhận doanh số nửa đầu năm 2025 đạt 135,6 triệu USD
-
Nhựa Pha Lê sắp chào bán riêng lẻ 20 triệu cổ phiếu với giá cao hơn thị trường
-
Vinaship lên kế hoạch thanh lý tàu Vinaship Sea đóng năm 1998
-
Sông Đà 11 huy động vốn lớn mở rộng mảng năng lượng
-
Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM sắp phát hành hơn 76,7 triệu cổ phiếu thưởng -
Bầu Đức hé lộ khả năng lãi cao nhất lịch sử của Hoàng Anh Gia Lai
Tham dự có ông Nguyễn Minh Triết, nguyên Chủ tịch nước; ông Nguyễn Hoàng Thao, Phó bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bình Dương; ông Nguyễn Ngọc Điệp, Chủ tịch Hội Cấp thoát nước Việt Nam; ông Nguyễn Văn Lộc, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bình Dương; ông Mai Hùng Dũng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bình Dương và cùng lãnh đạo tỉnh qua các thời kỳ, lãnh đạo các sở, ban ngành, địa phương.
Trong đó, Biwase tiền thân là Trung tâm Cấp thủy Bình Dương, được thành lập từ trước năm 1975, nhưng tới thời kỳ năm 1990, Biwase vẫn có xuất phát điểm rất thấp với công nghệ lạc hậu từ nguồn nước ngầm, công suất 4.000 đến 5.000 m3/ngày do chịu ảnh hưởng của thời kỳ kinh tế tập trung bao cấp, nhiều rào cản và thiếu cơ chế khuyến khích doanh nghiệp phát triển.
Tuy nhiên, sau đó cùng với định hướng và hỗ trợ của hệ thống chính trị tỉnh Bình Dương khi cùng đồng lòng nhằm nhanh chóng vượt qua khó khăn của thời kỳ kinh tế tập trung bao cấp. Trong đó, Biwase đã bám sát định hướng chỉ đạo của lãnh đạo tỉnh Bình Dương, sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng và sự mạnh dạn thay đổi công nghệ, mạnh dạn tìm kiếm nguồn vốn đầu tư từ nhiều nguồn vốn ODA từ các nhà tài trợ đa phương như WB, ABD, IJCA, Chính phủ các nước Hà Lan, Đan Mạch, Phần Lan, Pháp, Đức, Na Uy …
Nhờ tận dụng mọi nguồn lực một cách hiệu quả, Biwase liên tục lớn mạnh, đặc biệt kể từ khi cổ phần hoá năm 2016 và niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) năm 2017, Biwase đã liên tục lớn mạnh, nâng vốn điều lệ lên gần 2.200 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu lên 5.173 tỷ đồng, vốn hoá trên 10.000 tỷ đồng, tổng tài sản trên 12.000 tỷ đồng … và mới đây nhất cổ phiếu BWE được đưa vào rổ chỉ số MSCI Index (Chỉ số do tổ chức tài chính của Mỹ là Morgan Stanley Capital International công bố làm cơ sở tham chiếu cho nhiều quỹ đầu tư xem xét để lựa chọn danh mục đầu tư).
Thêm nữa, sau nhiều năm phát triển, Biwase đã có vốn góp ở 27 đơn vị, mở rộng địa bàn kinh doanh ra nhiều tỉnh thành khác trên cả nước như Cần Thơ, Đồng Nai, Long An, Quảng Bình... Trong đó, Biwase có 7 công ty con (3 công ty ngoài tỉnh Bình Dương), 8 công ty liên kết và 12 chi nhánh với tổng công suất cấp nước lên tới 822.000 m3/ngày, tổng cán bộ công nhân viên lên tới 2.000 người.
![]() |
Biwase ra mắt 5 công ty con để hướng tới phát triển Tập đoàn. |
“Từ quy mô sản xuất kinh doanh ban đầu nhỏ bé, nay các chi nhánh đã vươn lên mạnh mẽ và vững chắc. Được sự đồng ý của Tổng Công ty Becamex - đơn vị quản lý vốn Nhà nước tại Biwase – Biwase đã hoàn thiện hồ sơ ra đời 4 Công ty TNHH MTV và 1 Công ty cổ phần được mua lại gồm Công ty TNHH MTV Liên hợp Khoa học - Công nghệ - Môi trường Biwase (trước đây là Chi nhánh xử lý chất thải Biwase); Công ty TNHH MTV Nước Biwase Bình Phước (tiền thân là Chi nhánh Cấp nước Chơn Thành), công suất 60.000 m3/ngày; Công ty TNHH MTV Sản xuất - Thương mại - Dịch vụ Biwase (tiền thân là Chi nhánh Dịch vụ Đô thị Biwase); Công ty TNHH MTV Tư vấn Biwase (trước đây là Chi nhánh Tư vấn cấp thoát nước Biwase) và Công ty cổ phần Nước Biwase Long An (trước đây là Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng Nước DNP - Long An) được Biwase mua lại 608,8 tỷ đồng”, Chủ tịch Nguyễn Văn Thiền nhấn mạnh.
![]() |
Chủ tịch Nguyễn Văn Thiền nhận hoa chúc mừng của lãnh đạo tỉnh Bình Dương(người thứ hai từ trái sang). |
Được biết, khi nâng cấp chi nhánh lên thành công ty con trong tập đoàn có thể mang lại nhiều giá trị cộng hưởng như tăng cường quyền tự chủ giúp lãnh đạo có thể tự quản lý và ra quyết định nhanh chóng hơn, giúp tăng cường hiệu quả hoạt động; mở rộng thị trường khi công ty mới có thể dễ dàng mở rộng hoạt động kinh doanh và tiếp cận thị trường mới; việc có nhiều công ty con hoạt động dưới một tập đoàn có thể nâng cao uy tín và thương hiệu cho tập đoàn; các công ty con có thể chia sẻ nguồn lực và kinh nghiệm, giúp tối ưu hoá chi phí và nâng cao hiệu quả hoạt động; và đặc biệt một tập đoàn với nhiều công ty con có thể dễ dàng thu hút các nhà đầu tư hơn, nhờ vào sự đa dạng và tiềm năng phát triển của các công ty con.

-
Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM sắp phát hành hơn 76,7 triệu cổ phiếu thưởng -
Bầu Đức hé lộ khả năng lãi cao nhất lịch sử của Hoàng Anh Gia Lai -
Dự án quy mô 480 ha của Cao su Đồng Phú được chấp thuận đầu tư -
Nam Việt lên kế hoạch với nhiều tham vọng -
Đức Long Gia Lai gần 8 năm chưa trả hết nợ trái phiếu -
Vinaconex muốn bán toàn bộ 51% vốn tại Vinaconex ITC -
Công ty chứng khoán tăng vốn để tìm động lực cạnh tranh và phát triển
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower