
-
Thanh kiểm tra doanh nghiệp tối đa 1 lần/năm: Giúp hạn chế tình trạng nhũng nhiễu
-
Xem xét miễn trách nhiệm với người thực thi nếu không tư lợi
-
Đề xuất mỗi năm chi khoảng 12.500 tỷ đồng xây dựng pháp luật
-
Chính thức trình Quốc hội 5 nhóm chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân
-
Quan hệ Đối tác chiến lược tăng cường Việt Nam - Thái Lan -
Quốc hội tán thành thông qua sớm chính sách đặc biệt cho kinh tế tư nhân
Đây là cam kết của Thứ trưởng Bộ Công thương tại cuộc họp giữa Bộ với 22 doanh nghiệp đầu mối xuất khẩu gạo được tổ chức sáng nay, 22/4, tại Tp.HCM.
“Hôm qua, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã ký văn bản cho phép xuất khẩu gạo nếp không tính vào lượng hạn ngạch xuất khẩu trong tháng 04/2020. Tuy nhiên phía hải quan chưa làm nhanh công tác xuất khẩu gạo nếp như tinh thần trên. 8 giờ sáng nay tôi đã ký công văn hỏa tốc số 2824 gửi Bộ tài chính đề nghị chỉ đạo hải quan các cửa khẩu quốc tế cho phép các doanh nghiệp xuất khẩu gạo nếp theo nhu cầu”, Thứ trưởng Trần Quốc Khánh cho biết.
Phát biểu tại buổi họp, đại diện lãnh đạo tỉnh Long An đề nghị Bộ Công thương tham mưu Chính phủ giao sản lượng lúa gạo dự trữ cho từng địa phương và mỗi địa phương phân bổ lại cho doanh nghiệp cũng như chịu trách nhiệm kỷ luật trong trường hợp không đảm bảo yêu cầu.
Cùng với đó, kiến nghị nhanh chóng xuất lượng gạo đang còn tồn các doanh nghiệp đã ký hợp đồng đang tồn tại cảng, đặc biệt với gạo nếp.
Ngoài ra, đại diện lãnh đạo tỉnh Long An, Sóc Trăng, Trà Vinh cùng đề xuất không áp hạn ngạch xuất khẩu gạo từ tháng 5/2020.
Ông Nguyễn Ngọc Nam, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam cho biết, lượng gạo tồn kho tại 70 doanh nghiệp Hiệp hội tính đến ngày 18/4 là 1,98 triệu tấn.
Do đó, Hiệp hội kiến nghị cho phép doanh nghiệp tiếp tục xuất khẩu từ tháng 5/2020 nhằm giảm tối đa thiệt hại hàng chục tỷ đồng hàng tồn tại cảng của doanh nghiệp.
Thứ trưởng Trần Quốc Khánh thừa nhận những hạn chế trong quyết định ngừng xuất khẩu gạo đã đang gây ra nhiều tổn thất, thiệt hại cho doanh nghiệp. Đây là điều nằm trong dự đoán khi Bộ có kiến nghị với Thủ tướng.
“Nhưng có nhiều việc không dự báo được, đó là vấn đề đăng ký tờ khai hải quan, tình huống doanh nghiệp mất tờ khai trên hệ thống”, Thứ trưởng Quốc Khánh nói và khẳng định, trước mắt, sẽ phối hợp giải quyết lượng gạo nếp tồn tại cảng.
Sau đó, ưu tiên thông quan những lô hàng đưa về cảng trước ngày 24/3 (thời điểm có quyết định tạm dừng xuất khẩu gạo).
Về việc tạm ứng hạn ngạch 100.000 tấn gạo từ hạn ngạch xuất khẩu trong tháng 5/2020 để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp hiện có gạo tại cảng nhưng chưa có tờ khai hải quan, Thứ trưởng Trần Quốc Khánh khẳng định sẽ tiếp tục làm việc với các bộ, ngành thiết lập cơ chế phân bổ công khai minh bạch.
Thứ trưởng Trần Quốc Khánh phân trần, tất cả các ngành hàng khi thực hiện quyết định mới trong bối cảnh dịch bệnh đều bị thiệt hại nghiêm trọng không kém gì các doanh nghiệp xuất khẩu gạo.
"Quyết định kiến nghị tạm dừng xuất khẩu gạo Bộ Công thương thừa nhận trách nhiệm với nhân dân. Nhưng các đồng chí cũng phải thông cảm trong bối cảnh hiện nay, chúng ta mới có quyết định như vậy", Thứ trưởng Khánh lý giải và xác định vấn đề cần giải quyết giai đoạn hiện tại là thống kê toàn bộ số hàng, ưu tiên xuất lượng hàng đã vào cảng trước ngày 24/03.
Cùng với đó, thống kê toàn bộ các tờ khai hải quan có biểu hiện khai khống, "xí chỗ", và xác nhận nếu đúng sẽ bị thu hồi lại để phân bổ trở lại trong tổng hạn ngạch xuất khẩu tháng 4/2020.

-
Quan hệ Đối tác chiến lược tăng cường Việt Nam - Thái Lan -
Quốc hội tán thành thông qua sớm chính sách đặc biệt cho kinh tế tư nhân -
Thúc đẩy sửa đổi Hiệp định tránh đánh thuế hai lần Việt Nam - Hoa Kỳ -
Chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân sẽ được Quốc hội quyết ngay tuần này -
Mạnh tay phân cấp ngân sách, cắt giảm thủ tục hành chính -
Kho bạc không để sắp xếp tổ chức ảnh hưởng tiến độ thanh toán vốn đầu tư công -
Đại biểu Quốc hội đề xuất bỏ quy định HĐND bầu chủ tịch UBND
-
Honeywell - Công nghệ lọc khí toàn diện cho cuộc sống đô thị
-
Sự kiện mở bán Anlac Green Symphony: Bản giao hưởng xanh đánh thức 5 giác quan
-
Một nhà máy điện phân nhôm ở Đắk Nông lên kế hoạch tuyển 1.000 lao động
-
Căn hộ 2PN chỉ từ 1,86 tỷ đồng tại Đông Bắc Sài Gòn - Cơ hội an cư cho người trẻ
-
Xu hướng nội thất - xây dựng Việt 2025: Người dùng ngày càng tinh tế, nhiều kỳ vọng
-
Chuyển đổi số định hình tương lai ngành tài chính - bảo hiểm