-
Đề xuất bố trí 1.368 tỷ đồng để giải phóng mặt bằng cao tốc TP.HCM - Mộc Bài -
Chính phủ luôn đồng hành cùng các địa phương thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công -
Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng Trung du và miền núi phía Bắc -
Bộ Giao thông Vận tải thông tin về việc cắm mốc lộ giới đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam -
Hà Tĩnh phê duyệt thêm một khu vực khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng -
Ninh Thuận đang đứng trước cơ hội phát triển mới
Tiếp tục thúc đẩy tiến độ thực hiện các dự án nhà máy nhiệt điện sử dụng LNG trong Quy hoạch điện VIII, ngày 9/8, Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên lại chủ trì cuộc họp trực tiếp kết hợp trực tuyến với lãnh đạo các tỉnh/thành phố có dự án nhà máy nhiệt điện sử dụng LNG.
Trước đó vào ngày 24/6, Bộ trưởng Bộ Công thương cũng đã có cuộc họp thúc đẩy các dự án điện sử dụng khí LNG lần đầu.
Cuộc họp trực tiếp kết hợp trực tuyến giữa Bộ trưởng Bộ Công thương với lãnh đạo các tỉnh/thành phố có dự án nhà máy nhiệt điện sử dụng LNG. |
Tại cuộc họp, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh vai trò, tầm quan trọng của các dự án điện khí LNG đối với việc bảo đảm nguồn cung năng lượng điện cho nền kinh tế đất nước cũng như cho từng vùng, miền và từng địa phương đồng thời yêu cầu thảo luận, đánh giá tình hình thực hiện 13 dự án nêu trên sau hơn 1,5 tháng kể từ khi diễn ra cuộc họp lần đầu.
Đồng thời xác định những khó khăn, vướng mắc phát sinh và thống nhất các nhiệm vụ, giải pháp cần tập trung để đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện các dự án điện khí trong thời gian tới nhằm bảo đảm đúng tiến độ theo Quy hoạch điện VIII đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Dự án điện khí LNG Bạc Liêu được cấp Giấy chứng nhận đầu tư tháng 1/2020 tới nay vẫn chưa chuyển động gì nhiều khi các đề nghị "chưa có tiền lệ" của nhà đầu tư không nhận được sự ủng hộ của các cơ quan hữu trách |
Theo Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên, từ ngày 24/6 đến nay, hầu hết các địa phương đã có sự chỉ đạo quyết liệt, đôn đốc nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ thực hiện, phối hợp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai các bước trong quy trình thực hiện các dự án đã có chủ đầu tư.
Nhiều dự án có bước chuyển rất rõ ràng, dự báo hoàn toàn có thể đáp ứng được yêu cầu phát điện trong kỳ, nhất là trong năm 2024 - 2025.
Đối với dự án chưa chọn được nhà đầu tư, các địa phương cũng kịp thời cập nhật trong Quy hoạch tỉnh và Quy hoạch, Kế hoạch sử dụng đất trong kỳ, cũng như tham vấn cơ quan chức năng, tiếp xúc với nhà đầu tư để tìm hiểu năng lực, đồng thời tranh thủ ý kiến, kinh nghiệm của các địa phương đã triển khai dự án để có sự lựa chọn phù hợp với địa phương mình.
Tuy nhiên, ông Diên cũng cho rằng, tiến độ thực hiện một số dự án còn chậm, cần phải thúc đẩy nhanh hơn và quyết liệt, mạnh mẽ hơn. Trong kỳ họp giao ban tới (dự kiến trong tháng 9/2023), các địa phương cần có báo cáo chi tiết, định lượng, xác định rõ những mốc tiến độ cụ thể của từng dự án.
Về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong thời gian tới, Bộ trưởng Bộ Công thương đề nghị các địa phương, các nhà đầu tư cần phải tiếp tục quán triệt sâu sắc và tập trung thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo quốc gia về phát triển điện lực và Bộ Công Thương về việc triển khai các dự án điện khí LNG trên địa bàn thuộc Danh mục các dự án quan trọng, ưu tiên đầu tư của ngành điện trong Quy hoạch điện VIII, quyết tâm bảo đảm tiến độ được giao.
Nhiệt điện khí LNG Nhơn Trạch 3&4 vừa thi công vừa đàm phán PPA |
Đối với các dự án đã có chủ đầu tư, Bộ trưởng đề nghị các địa phương chỉ đạo, yêu cầu các Chủ đầu tư phối hợp với các cơ quan chức năng của địa phương để lập tiến độ thực hiện dự án với các nội dung công việc cụ thể, mốc thời gian hoàn thành và ký cam kết thực hiện đúng tiến độ đó để làm căn cứ cho các cơ quan chức năng đôn đốc, giám sát, kiểm tra và xem xét xử lý trách nhiệm nếu không bảo đảm tiến độ theo quy định.
Tập trung triển khai thực hiện các công việc thuộc trách nhiệm của chính quyền địa phương; đồng thời, chủ động, tích cực phối hợp chặt chẽ với Chủ đầu tư, Bộ Công Thương và các Bộ, ngành liên quan đôn đốc và tạo điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư triển khai thực hiện dự án theo tiến độ được lập; kịp thời giải quyết dứt điểm hoặc hỗ trợ giải quyết những khó khăn, vướng mắc theo thẩm quyền (nhất là về mặt bằng, hạ tầng, môi trường, thủ tục hành chính...), không để ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án.
Căn cứ quy định của pháp luật về đầu tư và để bảo đảm an ninh năng lượng điện, các địa phương cần tăng cường kiểm tra, giám sát, đôn đốc tiến độ thực hiện dự án; kiên quyết áp dụng các hình thức xử phạt nghiêm các hành vi gây chậm tiến độ và các vi phạm khác với chế tài cao nhất; thu hồi giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nếu nhà đầu tư tiếp tục vi phạm các quy định hoặc trì hoãn không triển khai dự án theo tiến độ đã được phê duyệt.
Đối với các dự án chưa có chủ đầu tư, Bộ trưởng Bộ Công thương đề nghị các địa phương tiếp tục khẩn trương rà soát, cập nhật, bổ sung dự án vào Quy hoạch tỉnh và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương (nếu cần) để làm cơ sở triển khai thực hiện dự án theo quy định, hoàn thành chậm nhất trước ngày 30/8/2023.
Khẩn trương triển khai các thủ tục cần thiết, đảm bảo lựa chọn chủ đầu tư có năng lực về tài chính, kinh nghiệm để triển khai thực hiện dự án, cũng như phối hợp triển khai đầu tư xây dựng các hạ tầng liên quan, muộn nhất trong tháng 10/2023 các địa phương cần hoàn thành việc lựa chọn các nhà đầu tư dự án theo quy định.
Đối với các đề xuất, kiến nghị của các địa phương về những vướng mắc liên quan đến vấn đề quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; môi trường; hạ tầng truyền tải; thỏa thuận đấu nối, thỏa thuận mua bán điện..., Bộ Công thương theo chức năng, nhiệm vụ được giao sẽ phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành liên quan và lãnh đạo địa phương để kịp thời xem xét, giải quyết hoặc kiến nghị với cấp có thẩm quyền chỉ đạo giải quyết theo quy định của Nhà nước.
Định kỳ 3 tháng/1ần (bắt đầu từ tháng 9/2023), Bộ Công thương sẽ tổ chức họp giao ban với các Bộ, ngành liên quan, Lãnh đạo các tỉnh/thành phố và các nhà đầu tư để kiểm điểm tiến độ thực hiện theo cam kết, tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ và Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển điện lực theo quy định. Mục tiêu là các dự án điện khí LNG hoàn thành, đi vào hoạt động theo đúng tiến độ được phê duyệt.
-
Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng Trung du và miền núi phía Bắc -
Nâng vốn nhà nước tại cao tốc Hữu Nghị - Lạng Sơn lên 70% tổng mức đầu tư -
Bộ Giao thông Vận tải thông tin về việc cắm mốc lộ giới đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam -
Hà Tĩnh phê duyệt thêm một khu vực khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng -
Ninh Thuận đang đứng trước cơ hội phát triển mới -
TP.HCM mời đầu tư nhiều dự án văn hóa, thể thao theo hình thức PPP -
Hành trình kết nối phát triển cảng biển Việt Nam: Tất cả dòng sông đều chảy về biển
-
1 Bộ Giao thông Vận tải thông tin về việc cắm mốc lộ giới đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam -
2 Tín dụng tăng bất thường: Do “kỹ thuật” hay cầu vốn tăng đột biến? -
3 Đề xuất triển khai sớm Dự án cao tốc Bắc Kạn - Cao Bằng -
4 Kinh tế Việt Nam có thể tăng trưởng vượt 7% trong năm 2024 -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 10/10
- Giá trị thương hiệu FPT đạt xấp xỉ mốc 1 tỷ USD
- Family Medical Practice sẽ chính thức triển khai kỹ thuật chụp nhũ ảnh 3D kết hợp trí thông minh nhân tạo
- Bee Logistics được vinh danh ở hạng mục PIS tại ASEAN Business Awards 2024
- Doanh nghiệp ngành logistics "nhanh chân" chuyển đổi số
- Bà Hàn Thị Khánh Vinh, Tổng giám đốc Vinapharm nhận Giải thưởng Doanh nhân Xuất sắc châu Á 2024
- FWD giành cú đúp giải thưởng về thương hiệu và doanh nghiệp