
-
Đã giảm thuế gần 50.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp trong nửa đầu năm 2025
-
Việt Nam áp thuế bột ngọt nhập khẩu thêm 5 năm
-
Cuộc chơi lớn giữa các doanh nghiệp ngành vật liệu chịu lửa
-
“Con dao hai lưỡi” khi gọi vốn sớm và quá nhiều
-
Nhìn nhận cơ hội phát triển kinh tế của các địa phương trong không gian mới -
Vẫn chấp nhận các chứng từ có địa chỉ cũ khi làm thủ tục hải quan
![]() |
Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 là một Dự án lớn, có công suất 1.200 MW, do Tập đoàn Dầu khí Quốc gia (PVN) làm Chủ đầu tư, hiện mới đạt khoảng 83% khối lượng, tiến độ. |
Cụ thể, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đề xuất trong tháng 3/2019, Bộ Công Thương sẽ cử Đoàn công tác của Bộ về làm việc cụ thể với địa phương về những vấn đề phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh liên quan đến lĩnh vực Công Thương, trong đó có nội dung liên quan đến Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2.
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh khẳng định: "không có lý do gì mà chúng ta lại để thất thoát tài sản, thất thoát nguồn lực đầu tư lớn như vậy, nhất là khi Dự án có điều kiện để hoàn thành".
Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 là một Dự án lớn, có công suất 1.200 MW. Dự án này do Tập đoàn Dầu khí Quốc gia (PVN) làm Chủ đầu tư, nhưng hiện mới đạt khoảng 83% khối lượng, tiến độ.
Đây cũng là một trong những dự án nguồn điện được hưởng cơ chế đặc biệt trong Quyết định 2414 của Chính phủ ký ngày 11/12/2013.
Quyết định này đã có hiệu lực 5 năm nhưng vẫn chưa có hướng dẫn cho một số nội dung còn vướng mắc. Theo PVN, với tổng mức đầu tư lên đến 1,7 tỷ USD, mỗi tháng chậm tiến độ sẽ khiến đơn vị này mất hàng triệu USD tiền lãi phải trả cho các tổ chức tín dụng.
PVN cho hay, năm 2018 là một năm nhiều khó khăn khi triển khai dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình. Những vướng mắc về cơ chế, chính sách khiến các hạng mục thi công tại dự án vẫn tương đối chậm. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến các mốc tiến độ quan trọng, cụ thể là mốc khởi động bằng dầu đầu tiên (đốt dầu) và mốc khởi động bằng than lần đầu (đốt than).
Ngoài ra, theo đại diện PVN, việc chưa chọn được nhà thầu có đủ năng lực vận hành chạy thử nhà máy cũng ảnh hưởng đến tiến độ toàn dự án. Theo đó, công tác hoàn thiện phần xây dựng, lực lượng nhân lực, máy móc thiết bị, huy động của nhà thầu chưa đáp ứng yêu cầu. Độ trễ cũng bắt nguồn từ việc triển khai mua sắm vật tư chậm, cung cấp thiếu đồng bộ và thiếu chi phí do phải thu hồi tạm ứng và chậm hoàn thành hồ sơ thanh toán.
Căn cứ thực tế triển khai dự án, PVN đã báo cáo Thủ tướng xem xét, điều chỉnh tiến độ của dự án như Tổ máy 1 hoàn thành vào tháng 6/2019 và Tổ máy 2 hoàn thành vào tháng 9/2019.

-
“Con dao hai lưỡi” khi gọi vốn sớm và quá nhiều -
Nhìn nhận cơ hội phát triển kinh tế của các địa phương trong không gian mới -
Vẫn chấp nhận các chứng từ có địa chỉ cũ khi làm thủ tục hải quan -
Hỗ trợ doanh nghiệp Việt chinh phục thị trường Mỹ -
Chỉ mất 1 ngày để thực hiện nhiều thủ tục hành chính trong đăng ký doanh nghiệp -
Bộ Công thương tiếp nhận Hồ sơ yêu cầu điều tra gạch ốp lát nhập từ Ấn Độ -
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 3/7/2025
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower