![](https://media.baodautu.vn/thumb_x160x95/Images/phamoanh/2025/02/11/danh-sach-nhung-truong-dai-hoc-xet-tuyen-dau-vao-bang-chung-chi-sat1739234717.jpg)
-
Danh sách những trường đại học xét tuyển đầu vào bằng chứng chỉ SAT
-
Hà Nội thí điểm hạn chế xe ô tô trên 16 chỗ hoạt động trong khu phố cổ
-
Hoạt động công đoàn góp phần lan tỏa hình ảnh, dấu ấn của cán bộ ngành Kế hoạch và Đầu tư
-
Hải Phòng tổ chức Lễ khai bút đầu Xuân và Hội thi viết thư pháp -
Thủ tướng chỉ đạo "nóng" về công tác tuyển sinh, yêu cầu công bố môn thi thứ 3 vào lớp 10 trong tháng 2/2025
Dừng các lớp dạy thêm và không thu phí học sinh, nhiều trường học túng lúng
Khi Thông tư 29 quy định về việc dạy thêm, học thêm được ban hành, các cơ sở giáo dục đã thông báo đến toàn thể các bậc phụ huynh và học sinh việc dừng các lớp dạy thêm.
Ở cấp tiểu học, theo khảo sát, quy định này không gây ảnh hưởng nhiều bởi khối lượng kiến thức của các em còn ít. Tuy nhiên, với cấp THCS, đặc biệt là các em học sinh lớp 9 khó khăn khá rõ, riêng với học sinh ở Hà Nội khi mà Sở GD&ĐT Hà Nội chưa thông báo môn thi thứ 3 vào lớp 10.
Bà Nguyễn Thu Hương, Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Du (Hà Nội), cho biết, từ đầu tháng 2, tất cả lớp học buổi 2 cũng như ôn tập cho học sinh lớp 9 đã được nhà trường thông báo tạm dừng theo chỉ đạo của Bộ GD&ĐT. Nhà trường vẫn đảm bảo dạy đúng, dạy đủ chương trình chính khóa theo kế hoạch và cũng đang trong tâm lý chờ đợi Sở GD&ĐT công bố môn thi thứ ba tuyển sinh lớp 10 để có kế hoạch ôn tập miễn phí cả 3 môn nếu các em có nhu cầu.
Nguồn kinh phí hỗ trợ giáo viên dạy được nhà trường tính toán, có thể trích từ quỹ chi thường xuyên để chi trả theo quy định dạy thừa giờ.
![]() |
Dừng các lớp dạy thêm, học sinh lớp 9 ôn thi vào lớp 10 THPT lo lắng nhất. |
Giống như ở trường THCS Nguyễn Du, bà Nguyễn Thị Bội Quỳnh, Hiệu trưởng trường THPT Việt Đức cho biết trách nhiệm của thầy cô giáo là dạy đủ số tiết quy định, nếu dạy thêm giờ sẽ được trích từ quỹ của nhà trường.
Tuy nhiên, vì quy định không thu tiền của người học vì thế nhà trường phải căn cứ vào các văn bản hướng dẫn để xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ phù hợp, chi tiêu tiết kiệm để có kinh phí chi trả dạy thêm giờ cho giáo viên. Tuy nhiên, vì số tiết dạy thêm quá nhiều nên kinh phí chi trả cho các thầy cô cũng là một khó khăn.
Nhiều thầy cô có ý kiến, từ năm 2010 đến nay, các nhà trường hầu hết đều tổ chức dạy 2 buổi/ngày, áp dụng theo Công văn 7291/BGDĐT-GDTrH của Bộ GD&ĐT.
Tuy nhiên theo khoản 1, Điều 5 Thông tư 29 quy định việc dạy thêm, học thêm trong nhà trường không được thu tiền của học sinh và chỉ dành cho các đối tượng học sinh đăng ký học thêm theo từng môn như sau: Học sinh có kết quả học tập môn học cuối học kỳ liền kề ở mức chưa đạt; học sinh được nhà trường lựa chọn để bồi dưỡng học sinh giỏi; học sinh lớp cuối cấp tự nguyện đăng ký ôn thi tuyển sinh, tốt nghiệp theo kế hoạch giáo dục của nhà trường.
Đối chiếu với Thông tư 29, từ ngày 14/2, các nhà trường không được thu tiền khi tổ chức dạy học 2 buổi/ngày với những học sinh diện phụ đạo, củng cố và ôn tập kiến thức theo Công văn 7291.
Trước chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, các cơ sở giáo dục đã rà soát kế hoạch giảng dạy, tách biệt các hoạt động dạy và học thêm với chương trình chính khóa. Tổ chức hoạt động dạy và học thêm theo hướng phát triển năng lực, kỹ năng cho học sinh thay vì chỉ củng cố, bổ sung kiến thức.
Ngoài ra, nhà trường sẽ lấy ý kiến đồng thuận của phụ huynh và học sinh về các hoạt động dạy, học thêm.
Bộ GD&ĐT lên tiếng về Thông tư 29
Khi Thông tư 29 được thông báo rộng rãi, đã nhận được sự phản hồi từ các thầy cô, nhà trường. Thứ trưởng Bộ GD& ĐT Phạm Ngọc Thưởng cho biết: Dạy thêm, học thêm là hoạt động phức tạp, phạm vi cả trong và ngoài nhà trường; nhu cầu lớn trong bối cảnh xã hội ngày càng phát triển nên văn bản đã tồn tại được hơn một thập kỷ chưa đủ chế tài quản lý. Ngày 10/1/2024, Thủ tướng Chính phủ đã có Văn bản số 41/TTg-QHĐP giao Bộ GD&ĐT xây dựng và ban hành Thông tư thay thế Thông tư số 17 về dạy thêm, học thêm.
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng và yêu cầu thực tế, Bộ GD&ĐT đã nghiên cứu và ban hành Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT ngày 30/12/2024 quy định về dạy thêm, học thêm.
![]() |
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng trả lời về Thông tư 29. |
Thông tư mới quy định không dạy thêm, học thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống; không dạy thêm đối với học sinh đã được nhà trường tổ chức dạy học 2 buổi/ngày.
Việc dạy thêm, học thêm trong nhà trường không được thu tiền của học sinh và chỉ dành cho 3 đối tượng, là những đối tượng thuộc trách nhiệm của nhà trường: Học sinh có kết quả học tập môn học cuối học kỳ liền kề ở mức chưa đạt; học sinh được nhà trường lựa chọn để bồi dưỡng học sinh giỏi và học sinh lớp cuối cấp tự nguyện đăng ký ôn thi tuyển sinh, ôn thi tốt nghiệp theo kế hoạch giáo dục của nhà trường.
Quan điểm của Bộ GD&ĐT là hướng tới các trường không có học thêm, dạy thêm. Thay vào đó, sau giờ học các môn học theo chương trình, học sinh có thời gian, không gian để tham gia các hoạt động vui chơi, thể thao, mỹ thuật, âm nhạc… Để thời gian trong trường phổ thông không chỉ là thời gian hướng học kiến thức mà còn là thời gian để học sinh phát triển toàn diện về nhân cách, lối sống, ý thức trách nhiệm và khả năng hòa nhập với xã hội, rèn luyện khả năng giải quyết vấn đề. Các thầy cô, các nhà làm giáo dục và toàn xã hội đều thống nhất điều này; học sinh không phải học thêm quá nhiều gây áp lực, mệt mỏi không cần thiết, để mỗi ngày đến trường là một ngày vui.
Đối với quy định dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường, Thông tư mới quy định: tổ chức cá nhân tổ chức dạy thêm, học thêm có thu tiền của học sinh phải thực hiện đúng các quy định về pháp luật liên quan (đăng ký kinh doanh, khai báo hoạt động, cung cấp thông tin liên quan với chính quyền địa phương theo quy định của pháp luật); giáo viên đang dạy học tại các trường không được dạy thêm ngoài nhà trường có thu tiền đối với học sinh của mình trên lớp… Quy định mới nhằm đảm bảo quyền lợi cho học sinh, tránh việc giáo viên “kéo” học sinh trên lớp ra ngoài để dạy thêm.
Cũng theo Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học Nguyễn Xuân Thành cho biết, Bộ GD&ĐT không cấm dạy thêm nhưng tìm giải pháp để quản lý hiệu quả. Về nguyên tắc, các trường thực hiện đúng thời lượng tiết học theo quy định đã đảm bảo kiến thức cho học sinh. Với trường hợp giáo viên muốn dạy theo nhóm nhỏ học sinh nhưng nếu có thu tiền đều phải thực hiện theo đúng quy định của thông tư. Đó là tổ chức, cá nhân tổ chức dạy thêm, học thêm phải đăng ký kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật.
![](https://media.baodautu.vn/thumb_x235x140/Images/phuongthanh/2025/02/07/chon-ngoai-ngu-la-mon-thi-thu-3-vao-lop-10-goc-nhin-thuc-te-va-chinh-sach1738911523.jpg)
-
Bộ GD&ĐT: Hướng tới các trường không học thêm, dạy thêm -
Hải Phòng tổ chức Lễ khai bút đầu Xuân và Hội thi viết thư pháp -
Hà Nội: Các trường THCS chất lượng cao thông báo lịch tuyển sinh lớp 6 -
Thủ tướng chỉ đạo "nóng" về công tác tuyển sinh, yêu cầu công bố môn thi thứ 3 vào lớp 10 trong tháng 2/2025 -
Chọn môn thi thứ 3 vào lớp 10: Góc nhìn thực tế và chính sách -
Thị trường phim Tết Việt 2025: Lợi nhuận khủng đi kèm tranh cãi -
Hà Nội: Doanh thu vận tải hành khách và hàng hóa tăng gần 24%
-
VietinBank triển khai loạt ưu đãi với Gói sản phẩm kiều hối
-
Petrolimex Aviation kickoff dự án ISCC
-
Acecook Happiness Concert - Hành trình 9 năm lan tỏa hạnh phúc qua âm nhạc
-
Công ty Cổ phần Chứng khoán Quốc tế Việt Nam (VIS) bổ nhiệm tân Tổng giám đốc
-
BIDV và SP Group hợp tác vì mục tiêu xanh
-
Doanh nghiệp “Mở tài khoản mới - Đón lộc kinh doanh” cùng Agribank