-
Quỹ đầu tư ngoại đang quay trở lại thị trường Việt Nam -
Ông Tamotsu Majima: Vẫn còn khoảng cách lớn giữa bên mua và bên bán -
Nhiều cơ chế, chính sách mới có thể ảnh hưởng tích cực tới thị trường M&A -
Gỡ vướng cho 2 dự án “khủng” ở Quảng Ngãi -
Kỳ vọng sự trở lại của dòng vốn M&A ngoại -
Thị trường mua bán - sáp nhập (M&A): Lò xo nén chặt chờ bùng nổ
Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Lê Đức Tiến cho biết, Bộ GTVT vừa có văn bản trả lời một số kiến nghị của tỉnh Quảng Trị, trong đó có ý kiến đề nghị địa phương nghiên cứu cơ chế, chính sách để mua lại quyền thu phí và tổ chức khai thác trạm thu phí BOT Trường Thịnh đặt tại Km 763+800 Quốc lộ 1 đoạn qua địa bàn xã Triệu Giang (huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị).
ttrạm thu phí BOT Trường Thịnh trên địa phận tỉnh Quảng Trị |
Theo ông Tiến, trạm BOT Trường Thịnh đặt ở vị trí chính giữa tỉnh này, nơi kết nối trung tâm đô thị, một bên là TP. Đông Hà và bên còn lại là huyện Triệu Phong, thị xã Quảng Trị, Hải Lăng. Chưa kể, khi Khu kinh tế Đông Nam tỉnh Quảng Trị hoạt động, Trạm BOT Trường Thịnh sẽ là lực cản rất lớn đến sự phát triển của Quảng Trị.
Thời gian qua, đặc biệt là năm 2016-2018, mỗi ngày có hàng trăm cho đến cả ngàn ô tô chạy vào đường làng qua xã Triệu Giang để né Trạm thu phí BOT Trường Thịnh. Tình hình trên khiến an ninh trật tự, an toàn giao thông… bị ảnh hưởng xấu, người dân rất bức xúc, trở thành điểm nóng.
Trước những bất cập kể trên, cử tri Quảng Trị đã kiến nghị lên Bộ GTVT có phương án khai thác trạm BOT, đảm bảo an toàn cho nhân dân xung quanh.
Tại kết luận về những kiến nghị, đề xuất của tỉnh Quảng Trị về lĩnh vực giao thông đường bộ. Trong đó, có vấn đề liên quan đến Trạm thu phí BOT Trường Thịnh đặt tại Km 763+800 Quốc lộ 1 đoạn qua địa bàn xã Triệu Giang (huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị), Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể đề nghị tỉnh Quảng Trị nghiên cứu phương án, cơ chế, chính sách, báo cáo đề xuất Thủ tướng Chính phủ cho phép sử dụng nguồn ngân sách địa phương hoặc huy động nguồn vốn hợp pháp khác để mua lại quyền thu phí và tổ chức khai thác phù hợp, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đảm bảo an ninh trật tự xã hội.
Được biết, Công ty Cổ phần Tập đoàn Trường Thịnh đã đầu tư số vốn 2.097 tỷ đồng để xây dựng 2 đoạn đường với tổng chiều dài 28,8km đường BOT. Thời gian thu phí theo hợp đồng khoảng 20 năm.
Thời gian qua, trạm thu phí BOT này của Công ty Cổ phần Tập đoàn Trường Thịnh từng gây ra một số tranh cãi và bức xúc trong nhân dân. Lý do là đường vừa đưa vào sử dụng thời gian ngắn đã hư hỏng nặng, hầu hết mặt đường trên đoạn đường này xuất hiện vệt lún bánh xe, sống lưng trâu ngay giữa lòng đường, khiến xe cộ đi lại khó khăn, nguy cơ gây ra tai nạn giao thông bất cứ lúc nào.
Bên cạnh đó, trạm thu phí này đặt ngay khu vực giữa tỉnh và gần các thành phố, huyện, thị xã, khiến người dân sinh sống ở những địa phương này phải mất tiền oan do chỉ đi lại một đoạn đường ngắn vẫn phải mua vé.
-
Nhiều cơ chế, chính sách mới có thể ảnh hưởng tích cực tới thị trường M&A -
Quảng Nam yêu cầu báo cáo tình hình triển khai dự án Khu du lịch Trung Kỳ Viêm Đông -
Khánh Hòa phê bình, chấn chỉnh 19 "địa chỉ" giải ngân đầu tư công đạt thấp -
Lại nới tiến độ toàn tuyến cao tốc Bến Lức - Long Thành -
Kinh tế phục hồi hoạt động M&A sẽ nhộn nhịp trở lại -
Gỡ vướng cho 2 dự án “khủng” ở Quảng Ngãi -
Kỳ vọng sự trở lại của dòng vốn M&A ngoại
- Bà Rịa - Vũng Tàu định hướng trở thành trung tâm du lịch chất lượng cao
- Hợp Trí ký kết hợp tác với Summit Agro International: Bước tiến mới trong sự phát triển nền nông nghiệp Việt
- Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ngành bia - Cần phương án hài hoà hơn
- Trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ với khách hàng và xã hội
- Thủ Đức: Điểm đến kinh tế sáng tạo với môi trường sống lý tưởng
- Ngân hàng Phương Đông - Thương hiệu truyền cảm hứng năm 2024