-
Petrovietnam bứt phá, chuyển đổi hiệu quả thành Tập đoàn Công nghiệp Năng lượng Quốc gia -
Soi thưởng Tết của doanh nghiệp địa ốc phía Nam -
Sản xuất công nghiệp năm 2025 nhắm mốc tăng trưởng 9-10% -
Đề xuất nâng vốn điều lệ của “ông lớn” đường cao tốc Việt Nam lên 38.251 tỷ đồng -
Vietnam Airlines, VNPT, TKV, PVN... trước thời điểm chia tay CMSC -
Đổi mới sáng tạo - Bí quyết dẫn đầu của Suntory PepsiCo Việt Nam
Ảnh minh hoạ. |
Đây là một trong những ý kiến của Bộ Tài chính trong công văn số 2440/BTC – QLG gửi Bộ GTVT về việc tăng cường quản lý phụ phí của hãng tàu nước ngoài.
Theo Bộ Tài chính, Điều 10 Luật Hàng Hải quy định: Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hàng hải. 2. Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về hàng hải”. Điều 9 Nghị định số 146/2016/NĐ-CP ngày 2/11/2016 của Chính phủ quy định việc niêm yết giá, phụ thu ngoài giá dịch vụ vận chuyển hàng hóa container bằng đường biển, giá dịch vụ tại cảng biển quy định: Bộ GTVT có trách nhiệm: tổ chức chỉ đạo thực hiện chính sách, biện pháp, quyết định về niêm yết giá vận chuyển bằng đường biển, phụ thu, giá dịch vụ tại cảng biển.
Theo quy định tại Luật giá năm 2012 và các văn bản hướng dẫn thì phụ thu ngoài giá dịch vụ vận chuyển bằng đường biển không thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ nhà nước định giá, bình ổn giá và danh mục hàng hóa, dịch vụ kê khai giá.
Đồng thời, căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 28 Luật giá năm 2023 (có hiệu lực từ ngày 1/7/2024) thì hàng hóa, dịch vụ thực hiện kê khai giá bao gồm: Hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá; hàng hoá, dịch vụ do Nhà nước định khung giá, giá tối đa, giá tối thiểu để các tổ chức định mức giá cụ thể bán cho người tiêu dùng; hàng hóa, dịch vụ do doanh nghiệp quyết định theo giá tham chiếu; hàng hóa, dịch vụ thiết yếu khác do Chính phủ ban hành.
Tại Điều 15 Luật giá năm 2023, các Bộ, cơ quan ngang Bộ có trách nhiệm hực hiện chức năng quản lý nhà nước về giá trong lĩnh vực, phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật và đề xuất và phối hợp với Bộ Tài chính về việc trình Chính phủ ban hành, điều chỉnh hàng hóa, dịch vụ thiết yếu phải kê khai giá theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 28 của Luật này.
Theo Bộ Tài chính, ngày 21/12/2023, Bộ GTVT đã có công văn số 14643/BGTVT- TC về việc tham gia ý kiến dự thảo Nghị định quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật Giá và Nghị định quy định về thẩm định giá.
Tại trang 6 Phụ lục kèm theo công văn số 14643/BGTVT-TC nêu trên, Bộ GTVT đã đề nghị bổ sung nội dung Phụ thu ngoài giá dịch vụ vận chuyển hàng hoá container bằng đường biển vào danh mục hàng hoá, dịch vụ thực hiện kê khai giá. Tuy nhiên, Bộ GTVT chưa thuyết minh rõ sự phù hợp với quy định pháp luật về giá, pháp luật hàng hải và thông lệ quốc tế; sự cần thiết bổ sung dịch vụ này vào danh mục kê khai giá.
Về thuế tiêu thụ đặc biệt, Bộ Tài chính cho biết, thuế tiêu thụ đặc biệt là loại thuế gián thu, áp dụng đối với một số hàng hóa, dịch vụ nhằm mục tiêu điều tiết thu nhập và sản xuất, tiêu dùng, không phân biệt hàng sản xuất trong nước hay hàng nhập khẩu và được xác định khi hàng hóa sản xuất trong nước, hàng hóa nhập khẩu được bán ra hoặc khi cung ứng dịch vụ.
Bộ Tài chính thấy rằng kiến nghị trường hợp các khoản phụ thu siêu lợi nhuận thì phải áp thuế tiêu thụ đặc biệt là kiến nghị mới và chưa có đủ thông tin, cơ sở để đánh thuế. Do vậy, cần được tiếp tục nghiên cứu, thu thập thông tin liên quan.
Bộ Tài chính cũng đề nghị Bộ GTVT nghiên cứu xử lý kiến nghị của Hiệp hội đại lý, môi giới và dịch vụ hàng hải Việt Nam và Hiệp hội chủ hàng Việt Nam theo thẩm quyền. Bộ Tài chính sẽ tham gia theo chức năng, nhiệm vụ trên cơ sở đề xuất của Bộ GTVT.
Trước đó, Hiệp hội đại lý, môi giới và dịch vụ hàng hải Việt Nam - VISABA đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ và một số bộ, ngành liên quan đề xuất tăng cường quản lý phụ phí của hãng tàu nước ngoài. Cụ thể, VISABA kiến nghị bổ sung các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền bổ sung phụ thu ngoài giá dịch vụ vận chuyển hàng hoá container bằng đường biển vào danh mục hàng hoá, dịch vụ thuộc diện kê khai giá để hoàn thiện cơ chế quản lý mức giá và các loại phụ thu đối với hàng hoá tại cảng biển, tránh trường hợp các hãng tàu nước ngoài tuỳ tiện tăng giá và lạm thu ảnh hưởng đến quyền lợi của chủ hàng. Trong trường hợp các phụ thu siêu lợi nhuận thì phải áp thuế tiêu thụ đặc biệt.
VISABA đề xuất tham khảo học hỏi kinh nghiệm quản lý các hãng tàu nước ngoài từ các quốc gia lân cận như Trung Quốc, Thái Lan, Singapore... để xây dựng, hoàn thiện các giải pháp tăng cường kiểm soát hoạt động của các hãng tàu nước ngoài, tránh thất thu ngân sách Nhà nước, bảo vệ các doanh nghiệp trong nước.
Theo VISABA, các quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam đã và đang tạo điều kiện thuận lợi cho các hãng tàu nước ngoài trong việc giao thương, khai thác tại cảng của quốc gia. Tuy nhiên, với hiện trạng hoạt động của các hãng tàu nước ngoài tại Việt Nam đã và đang ảnh hưởng không nhỏ đến quyền lợi của doanh nghiệp xuất nhập khẩu, cảng biển, logistics và công tác quản lý của Nhà nước.
Cụ thể, hiện gần 100% sản lượng hàng xuất nhập khẩu của Việt Nam đều do các hãng tàu nước ngoài đảm nhận. Trong khi đó, các hãng tàu nước ngoài ra vào cảng, mở tuyến không cần phải báo cáo vì pháp luật hiện hành của Việt Nam không có quy định về đăng ký, quản lý tuyến vận tải.
Bên cạnh đó, theo VISABA, các hãng tàu đang thu khoảng 10 loại phụ phí đối với hàng hóa tại cảng biển (như thu phụ phí xếp dỡ tại cảng - THC, phụ thu chứng từ, phụ thu xăng dầu, vệ sinh container...), nhưng mức giá và các loại phụ thu này do hãng tàu tự quyết định mà không có sự thỏa thuận với khách hàng. Các chủ hàng Việt Nam do không phải là người đàm phán ký hợp đồng vận chuyển nên các điều khoản về phụ thu mà hãng tàu đưa ra chủ hàng buộc phải chấp nhận để lấy được hàng.
Lãnh đạo VISABA cho biết, ngay từ đầu năm 2024, các hãng tàu nước ngoài đã liên tục công bố tăng từ 10-20% phí THC đối với mỗi loại dịch vụ container.
Điều đáng chú ý là các hãng tàu khi muốn điều chỉnh các loại phí và phụ phí, chỉ cần niêm yết thay đổi giá trước thời điểm điều chỉnh giá 15 ngày và không phải thông qua kiểm tra, giải trình các yếu tố cấu thành phí và phụ phí (theo Nghị định 146/2016/NĐ-CP ngày 2/11/2016 về niêm yết giá, phụ thu ngoài giá dịch vụ vận chuyển hàng hóa container bằng đường biển, giá dịch vụ tại cảng biển). Các hãng tàu nước ngoài đã và đang yêu cầu các depot chiết khấu rất mạnh, đến 50-60% giá nâng hạ, trong khi phí này không liên quan đến các hãng tàu.
“Với 25 triệu TEUS thông qua cảng biển Việt Nam, trong đó khoảng 15 triệu container hàng hóa xuất nhập khẩu, Việt Nam đang là thị trường quan trọng của các hãng tàu nước ngoài. Bình quân 1 container phụ thu của họ là 200 USD/container thì hàng năm chúng ta đang để trên 3 tỷ USD thiếu kiểm soát. Việc này làm tăng chi phí logistics và giảm sức cạnh tranh hàng hóa của Việt Nam với các nước khác”, đại diện VISABA đánh giá.
-
Đổi mới sáng tạo - Bí quyết dẫn đầu của Suntory PepsiCo Việt Nam -
Giữ chân khách hàng cũ - biện pháp “tăng thu, giảm chi” hiệu quả -
Tập đoàn Khang Điền vinh dự góp mặt trong "Top 10 Sao Vàng đất Việt 2024" -
Ngành Hải quan áp lực thu ngân sách xuất nhập khẩu trong năm 2025 -
Thương nhân đầu mối phải báo cáo định kỳ về triển khai kinh doanh xăng E5RON92 -
Tăng thuế xuất khẩu thêm 5% với 13 mặt hàng từ đầu năm 2025 -
AMATA City Long Thành: Kết nối hoàn hảo, phát triển bền vững - biểu tượng của tương lai
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 29/12 -
2 Tin vắn Đầu tư Online ngày 28/12 -
3 Thủ tướng dự Hội nghị tổng kết năm 2024 và triển khai nhiệm vụ 2025 của ngành Kế hoạch và Đầu tư -
4 Vietnam Airlines, VNPT, TKV, PVN... trước thời điểm chia tay CMSC -
5 Đề xuất 2.545 tỷ đồng mở rộng Quốc lộ 14B; Làm rõ quy mô đầu tư cao tốc 25.058 tỷ đồng
- Vinarice: Khát vọng nâng tầm hạt gạo Việt Nam
- Nhôm Grando được vinh danh giải Sao Vàng đất Việt 2024
- Cảng Container quốc tế Tân Cảng Hải Phòng đón TEU thứ 1.500.000
- Herbalife - Lan tỏa lối sống năng động từ Lễ hội đếm ngược đến đường chạy bán marathon
- Các địa phương áp dụng quy định mới về phân lô bán nền ra sao
- VinaLiving chính thức bàn giao các căn hộ nghỉ dưỡng cao cấp tại The Ocean Resort Quy Nhon by Fusion