
-
Bình Định kiến nghị cho phép khởi công các dự án ở khu vực chồng lấn quy hoạch khoáng sản
-
Đã tìm được nhà đầu tư dự án PPP vành đai 4 Hà Nội vốn 53.302 tỷ đồng
-
Khu kinh tế Hải Phòng tiếp tục khẳng định vai trò đầu tàu, động lực tăng trưởng
-
Vietnam Airlines khởi công 2 dự án lớn tại Sân bay Long Thành, vốn 1.800 tỷ đồng
-
Đầu tư hơn 1.423 tỷ đồng xây dựng Khu công nghiệp Hồng Tiến -
Tìm được nhà đầu tư trạm dừng nghỉ cao tốc Quy Nhơn - Chí Thạnh
![]() |
Ảnh minh họa. |
Bộ Tài chính vừa có công văn số 6622/BTC-ĐT gửi Bộ Xây dựng tham gia ý kiến về đầu tư tuyến đường sắt kết nối trung tâm TP.HCM đến huyện Cần Giờ.
Theo Bộ Tài chính, tại Thông báo số 125/TB-VPCP ngày 19/3/2025, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo TP.HCM khẩn trương tổ chức nghiên cứu triển khai Dự án đường sắt đô thị (tàu điện ngầm) TP.HCM - Cần Giờ.
Quy hoạch TP.HCM thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1711/QĐTTg ngày 31/12/2024 đã xác lập quy hoạch nghiên cứu phát triển tuyến đường sắt đô thị tiềm năng kết nối với khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ.
Theo đó, tuyến đường sắt đô thị số 12 là tuyến tiềm năng kết nối Cần Giờ, có quy mô dự kiến như sau: điểm đầu tại quận 7; điểm cuối tại Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ; chiều dài khoảng 48,7 km; loại hình LRT/ MRT.
Tại công văn số 2732/UBND-DA ngày 21/4/2025, UBND TP.HCM báo cáo Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TP.HCM đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060 đã cập nhật, bổ sung quy hoạch tuyến đường sắt đô thị kết nối trung tâm TP.HCM đi huyện Cần Giờ gửi Bộ Xây dựng thẩm định, trình Thủ tướng phê duyệt.
Theo Báo cáo nghiên cứu sơ bộ dự án tuyến đường sắt kết nối trung tâm TP.HCM đến Cần Giờ, Dự án có điểm đầu tại quận 7, TP.HCM; điểm cuối tại khu đất tiếp giáp dự án Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ, huyện Cần Giờ, TP.HCM.
Dự án có vai trò đặc biệt quan trọng, dự kiến sẽ góp phần làm tăng tính hấp dẫn của Khu đô thị khi có giao thông thuận lợi, kết nối nhanh chóng khu vực Cần Giờ với trung tâm Thành phố và các vùng lân cận.
Theo Quyết định số 826/QĐ-TTg ngày 12/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Điều chỉnh chủ trương đầu tư mở rộng Dự án Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ, huyện Cần Giờ, TP.HCM, tiến độ thực hiện là 11 năm kể từ ngày được quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư.
“Do đó, dự án tuyến đường sắt kết nối trung tâm TP.HCM đến Cần Giờ cần được triển khai, hoàn thành đồng bộ để đảm bảo hiệu quả khai thác Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ”, Bộ Tài chính đánh giá.
Ngày 19/2/2025, Quốc hội ban hành Nghị quyết số 188/2025/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại TP. Hà Nội, TP.HCM áp dụng cho các dự án tại danh mục dự án mạng lưới đường sắt đô thị tại Hà Nội, TP.HCM kèm theo Nghị quyết số 188/2025/QH15.
Tuy nhiên, tuyến đường sắt đô thị kết nối trung tâm TP.HCM với huyện Cần Giờ không thuộc danh mục nêu trên.
Bộ Tài chính cho rằng, việc bổ sung tuyến đường sắt đô thị kết nối Trung tâm TP.HCM đến huyện Cần Giờ vào danh mục dự án kèm theo Nghị quyết số 188/2025/QH15 sẽ cho phép áp dụng các cơ chế chính sách đặc thù nhằm huy động mọi nguồn lực hợp pháp để triển khai đầu tư; rút ngắn tối đa trình tự, thủ tục, thời gian chuẩn bị đầu tư, tiến độ thực hiện; góp phần đảm bảo hiệu quả và tiến trình đầu tư tuyến đường sắt đô thị kết nối trung tâm TP.HCM với huyện Cần Giờ theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Về sự phù hợp với quy định của Nghị quyết số 188/2025/QH15, Bộ Tài chính cho biết, việc bổ sung tuyến đường sắt đô thị kết nối Trung tâm TP.HCM đến huyện Cần Giờ vào danh mục dự án kèm theo Nghị quyết số 188/2025/QH15 dựa trên cơ sở đề nghị của UBND TP.HCM trình Chính phủ.
“Đề nghị Bộ Xây dựng với vai trò là Bộ chuyên ngành quản lý trực tiếp về lĩnh vực giao thông vận tải phối hợp với UBND TP.HCM đánh giá sự cần thiết, hiệu quả đầu tư dự án để báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đưa vào danh mục dự án kèm theo Nghị quyết số 188/2025/QH15, đồng thời làm rõ nguồn vốn và khả năng cân đối vốn để thực hiện dự án đảm bảo hiệu quả đầu tư tránh thất thoát, lãng phí, tham nhũng, tiêu cực trong đầu tư dự án”, Bộ Tài chính nêu quan điểm.
Trước đó, tại công văn số 2732/UBND-DA, UBND TP.HCM đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ thống nhất chủ trương bổ sung tuyến đường sắt đô thị kết nối Trung tâm TP.HCM đến huyện Cần Giờ vào danh mục dự án kèm theo Nghị quyết số 188/2025/QH15 và giao địa phương này phối hợp với Bộ Xây dựng báo cáo đề xuất Chính phủ chấp thuận bổ sung tuyến đường sắt đô thị kết nối Trung tâm TP.HCM đến huyện Cần Giờ vào danh mục dự án kèm theo Nghị quyết số 188/2025/QH15.
Hiện Tập đoàn Vingroup là doanh nghiệp tư nhân duy nhất đề xuất đầu tư tuyến đường sắt trung tâm TP.HCM - huyện Cần Giờ theo phương thức PPP.
Theo phương án đề xuất của Tập đoàn Vingroup, tuyến đường sắt trung tâm TP.HCM - huyện Cần Giờ sẽ bắt đầu từ đường Nguyễn Văn Linh (đoạn giữa nút giao đường Nguyễn Thị Thập và đường Lý Phục Man), đi theo dải phân cách giữa đường Nguyễn Văn Linh.
Đến nút giao với đường Nguyễn Lương Bằng, rẽ trái và đi giữa theo đường Nguyễn Lương Bằng, đường 15B, đường D1, vượt cầu Rạch Đĩa sang khu Tái định cư Hồng Lĩnh - Nhà Bè. Sau đó đi thẳng theo đường số 11 khu Tái định cư Vạn Phát Hưng - Nhà Bè. Sau khi vượt sông Soài Rạp, tuyến đi song song với đường cao tốc Bến Lức - Long Thành đến đường Rừng Sác thì rẽ phải và bám theo đường Rừng Sác đến cuối tuyến.
Tuyến đường sắt trung tâm TP.HCM - huyện Cần Giờ có chiều dài 48,5 km đi trên cao, bao gồm 2 ga (ga đầu cuối là ga Tân Phú và ga Cần Giờ), 1 depot dự kiến đặt tại khu đất 39 ha, Long Hòa, Cần Giờ và 1 depot dự kiến đặt tại khu đất 20 ha, phường Bình Thuận, quận 7.
Dự án được thiết kế loại đường đôi, khổ 1.435 mm mỗi đường với tốc độ tối đa 250 km/giờ. Công trình có tổng mức đầu tư khoảng 102.370 tỷ đồng (tương đương 4,09 tỷ USD).

-
Đường sắt Yên Viên - Phả Lại - Hạ Long - Cái Lân: Xoay hướng đầu tư với góc nhìn và tư duy mới -
Tìm được nhà đầu tư trạm dừng nghỉ cao tốc Quy Nhơn - Chí Thạnh -
Hà Nội: 5 tháng năm 2025, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký gấp 2,6 lần cùng kỳ năm 2024 -
Tái khẳng định quyết tâm thông tuyến cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh vào cuối tháng 12/2025 -
Nam Định: Chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án Cảng thủy nội địa Nghĩa Hưng -
Quảng Nam đấu giá khai thác nhiều mỏ cát để tăng cung vật liệu cho dự án hạ tầng -
Phát triển đường sắt gắn với mục tiêu tạo đột phá tăng trưởng
-
Sunhouse vươn tầm quốc tế từ chất Việt tiên phong
-
Coteccons và Unicons: Hai năm liên tiếp nằm trong top 10 nhà thầu hàng đầu Việt Nam
-
Nhà phố thương mại trong lòng khu công nghiệp - xu hướng tất yếu của tương lai
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Vina Aus Labels - 20 năm tiên phong và sáng tạo trong giải pháp bao bì thân thiện môi trường
-
Tập đoàn Đạt Phương "kick-off" dự án Casamia Balanca Hội An