
-
Làm rõ phương án tuyến đường sắt kết nối Sân bay Tân Sơn Nhất và Sân bay Long Thành
-
Bổ sung thêm 71.700 tỷ đồng vốn đầu tư công cho năm 2025
-
Vĩnh Long mời gọi nhà đầu tư Hàn Quốc và châu Âu quan tâm đầu tư vào lĩnh vực tiềm năng
-
Rà soát kỹ phương án đường kết nối Bình Phước - Đồng Nai qua cầu Mã Đà -
Sẽ khởi công, khánh thành đồng loạt các dự án lớn kỷ niệm 80 năm Quốc khánh
Theo văn bản chấp thuận của UBND TP.HCM, Tập đoàn Vingroup tự cân đối kinh phí để nghiên cứu, lập hồ sơ đề xuất dự án, không sử dụng ngân sách Thành phố. Trường hợp hồ sơ đề xuất dự án không được chấp thuận thì nhà đầu tư chịu mọi rủi ro và các khoản chi phí đã thực hiện.
UBND TP.HCM đề nghị Vingroup thực hiện nghiên cứu, lập hồ sơ đề xuất dự án đảm bảo yêu cầu, chất lượng, nội dung, thành phần theo đúng quy định tại Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật số 57/2024/QH15 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và các Nghị định hướng dẫn thi hành.
Tập đoàn Vingroup phải hoàn thành hồ sơ đề xuất dự án trình cấp có thẩm quyền trong vòng 1 năm kể từ ngày 28/4/2025.
![]() |
Dự kiến tuyến metro đến Cần Giờ sẽ đi dọc tuyến đường Rừng Sác hiện nay- Ảnh: Việt Dũng |
Trường hợp hồ sơ đề xuất dự án không được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận hoặc quá thời hạn 1 năm mà chưa hoàn thành thì công văn sẽ hết hiệu lực thực hiện. Tập đoàn Vingroup tự chịu mọi rủi ro và các khoản chi phí đã thực hiện.
Trong văn bản, UBND TP.HCM cũng nêu rõ, việc chấp thuận nghiên cứu, lập hồ sơ đề xuất dự án, không ràng buộc điều kiện chỉ định Tập đoàn Vingroup là nhà đầu tư thực hiện dự án.
Sau khi hoàn thành thủ tục về chủ trương đầu tư, công bố dự án và Báo cáo nghiên cứu khả thi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, Thành phố sẽ tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án theo đúng quy định pháp luật hiện hành.
Trước đó, Tập đoàn Vingroup có văn bản gửi UBND TP.HCM đề xuất đầu tư tuyến đường sắt đô thị kết nối từ trung tâm Thành phố đến Cần Giờ với đường đôi, khổ 1435 mm, đi trên cao với chiều dài 48,5 km.
Theo tính toán sơ bộ Dự án có tổng mức đầu tư 102.370 tỷ đồng (4,09 tỷ USD), được đề xuất thực hiện theo hình thức đối tác công tư, dạng hợp đồng Xây dựng - Sở hữu - Kinh doanh (Hợp đồng BOO).
Về tiến độ thực hiện, nhà đầu tư đề xuất chuẩn bị đầu tư từ năm 2025. Giai đoạn từ năm 2026 - 2028, sẽ thi công xây dựng. Dự kiến năm 2028 sẽ vận hành thử và bàn giao.

-
Kinh tế toàn cầu biến động, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam vẫn tăng trưởng tích cực
-
Vĩnh Long mời gọi nhà đầu tư Hàn Quốc và châu Âu quan tâm đầu tư vào lĩnh vực tiềm năng
-
Hải Dương vượt kế hoạch DDI 2025 sau 4 tháng đầu năm 2025
-
Rà soát kỹ phương án đường kết nối Bình Phước - Đồng Nai qua cầu Mã Đà
-
TP.HCM chấp thuận cho Vingroup lập hồ sơ nghiên cứu tuyến metro nối trung tâm với Cần Giờ -
Sẽ khởi công, khánh thành đồng loạt các dự án lớn kỷ niệm 80 năm Quốc khánh -
Hồi tố giá FiT, rủi ro pháp lý, kinh nghiệm quốc tế và lựa chọn của Việt Nam -
Dự án Điện khí LNG Hiệp Phước chưa xong Hợp đồng mua bán điện -
Quy hoạch sẽ khai mở nhiều không gian kinh tế mới cho TP.HCM -
Diễn đàn kinh tế thường niên Cần Thơ 2025: Tìm giải pháp phát triển hạ tầng logistics -
Khánh Hòa hợp tác với Hiroshima (Nhật Bản) về nhiều lĩnh vực
-
FPT thâu tóm công ty công nghệ Đức, thúc đẩy chuyển đổi số ngành năng lượng
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Vì sao phân khu tài chính của Economy City hút giới doanh nhân, đầu tư
-
Ngân hàng số SeAMobile được xếp hạng 5 sao tại Giải thưởng Sao Khuê 2025
-
Vinhomes và CapitaLand Development hợp tác chiến lược toàn diện trong lĩnh vực bất động sản
-
VietinBank - Chuyển đổi số để vươn mình trong kỷ nguyên mới