
-
EVN và tỉnh Đồng Nai bàn giải pháp gỡ vướng cho các công trình điện
-
Khởi công xây dựng đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam trước 31/12/2026
-
Bảo đảm cung cấp kịp thời, đầy đủ vật liệu xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành
-
Đẩy nhanh giải phóng mặt bằng, khai thác vật liệu xây dựng cho các dự án cao tốc -
Nghệ An: Doanh nghiệp đầu tư gần 600 tỷ đồng làm đường dây đưa điện từ Lào về Việt Nam
Tập đoàn Vingroup vừa có văn bản gửi Sở Tài chính TP.HCM báo cáo một số nội dung đối với Dự án đường sắt đô thị tốc độ cao kết nối trung tâm với huyện Cần Giờ.
Trong văn bản Vingroup phân tích khá kỹ về lợi thế của phương thức hợp tác công - tư (PPP) so với đầu tư công truyền thống khi xét trên các yếu tố như chi phí chuẩn bị đầu tư, khả năng thu hút vốn, công nghệ, kỹ năng quản lý và khả năng thực hiện dự án.
Đặc biệt, phương thức đầu tư PPP sẽ tận dụng được nguồn vốn từ khu vực tư nhân, bao gồm vốn trong nước và quốc tế, giúp giảm áp lực lên ngân sách.
![]() |
Tuyến metro đến Cần Giờ dự kiến sẽ chạy dọc theo tuyến đường Rừng Sác hiện nay - Ảnh: Lê Toàn |
Khi đầu tư bằng vốn tư nhân, các nhà đầu tư tư nhân có thể huy động vốn thông qua vay ngân hàng, phát hành trái phiếu hoặc vốn cổ phần, làm tăng tính linh hoạt trong tài trợ dự án.
Về công nghệ, nhà đầu tư tư nhân thường mang theo công nghệ tiên tiến và hiện đại để đảm bảo hiệu quả và lợi nhuận của dự án. Điều này đặc biệt quan trọng trong các lĩnh vực như cơ sở hạ tầng, năng lượng hoặc y tế, nơi công nghệ đóng vai trò then chốt.
Về khả năng thực hiện dự án, sự tham gia của tư nhân sẽ giúp đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án nhờ vào động lực lợi nhuận và khả năng quản lý hiệu quả.
Đối với Dự án đường sắt kết nối trung tâm TP.HCM đến huyện Cần Giờ, Tập đoàn Vingroup đề xuất áp dụng hình thức hợp đồng BOO (xây dựng - sở hữu - kinh doanh).
Vingroup sẽ chịu trách nhiệm thu xếp toàn bộ vốn để thực hiện đầu tư, xây dựng, quản lý và vận hành trong suốt thời hạn của Dự án trên cơ sở đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật.
Đối với khả năng thu hút vốn đầu tư vào Dự án, Vingroup cho biết, các công ty thành viên của Tập đoàn như Công ty cổ phần Vinhomes, Công ty cổ phần Vincom Retail... luôn nằm trong top danh mục đầu tư ưu tiên của các quỹ đầu tư quốc tế tại thị trường Việt Nam.
Trong quá trình phát triển, Vingroup đã đầu tư rất nhiều dự án có quy mô lớn, có những dự án trên 100.000 tỷ đồng.
Vì vậy, Vingroup mong muốn được UBND TP.HCM chấp thuận đầu tư tuyến đường sắt đô thị tốc độ cao đến Cần Giờ để tạo cú hích cho phát triển du lịch, đầu tư và sự thuận lợi hơn cho người dân, khách du lịch thông qua việc rút ngắn thời gian đi lại từ trung tâm đến Cần Giờ.

-
Vingroup khẳng định bố trí đủ vốn làm metro đến Cần Giờ -
Đẩy nhanh giải phóng mặt bằng, khai thác vật liệu xây dựng cho các dự án cao tốc -
Nghệ An: Doanh nghiệp đầu tư gần 600 tỷ đồng làm đường dây đưa điện từ Lào về Việt Nam -
Xây dựng trung tâm tài chính quốc tế: Góc nhìn từ Hồng Kông -
Dòng vốn nước ngoài vẫn sôi động giữa “bão” thuế quan -
Đề xuất điều chỉnh giảm diện tích Khu công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc -
Vất vả chọn nhà đầu tư cho cao tốc Nam Định - Thái Bình vốn 19.784 tỷ đồng
-
Vietfood & Beverage - Propack 2025: Định hình tương lai ngành F&B - Kết nối toàn cầu
-
Hệ sinh thái tiện ích đa tầng - chìa khóa nâng tầm bất động sản thương mại
-
Thêm nhiều lựa chọn xe bus và mini bus cho các công ty lữ hành mùa cao điểm du lịch
-
Chung cư phía Tây TP.HCM tăng sức hút giữa lúc khan hiếm nguồn cung
-
SKYLED Hà Nội - Quảng cáo đồng bộ tạo nhận diện thương hiệu doanh nghiệp mạnh mẽ
-
Giải mã thị trường hạng sang Hà Nội: Kepler Tower HH-02 khẳng định "giá trị thật" thu hút dòng tiền thông minh