
-
Công nghiệp giữ vai trò chủ lực trong phát triển kinh tế Quảng Ngãi
-
Đà Nẵng không để gián đoạn công việc sau sắp xếp đơn vị hành chính 2 cấp
-
Chính phủ ban hành Nghị định quy định về chế độ, chính sách đối với chuyên gia cao cấp
-
Hơn 1.500 tác phẩm tham dự cuộc thi chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
-
Đà Nẵng sau khi sắp xếp có 16 đơn vị hành chính cấp xã -
Thay thế thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật từ cấp huyện sang cấp xã
Trong nỗ lực vận động EU tháo gỡ thẻ vàng IUU trước khi Đoàn thanh tra IUU vào Việt Nam tiến hành đợt thanh tra thứ 4, Đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT) do Bộ trưởng Lê Minh Hoan dẫn đầu đã thăm và làm việc với các cơ quan của Ủy ban châu Âu tại Brussel, Bỉ ngày 18/9/2023.
Trong phiên làm việc với Cao ủy Môi trường, đại dương và nghề cá và Tổng vụ các vấn đề về biển và thủy sản (DG MARE-Ủy ban châu Âu), Bộ trưởng Lê Minh Hoan đã trao đổi về quan điểm của Việt Nam trong xử lý vấn đề chống khai thác IUU.
Theo đó, Bộ trưởng khẳng định chống khai thác IUU là một nhiệm vụ trọng tâm của ngành, không chỉ để xuất khẩu sang EU mà còn giúp phát triển ngành nuôi trồng và khai thác hải sản bền vững, thể hiện trách nhiệm của Việt Nam, giữ uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. Đồng thời, xác định vấn đề thẻ vàng là cơ hội cho ngành khai thác thủy sản chuyển đổi từ nghề cá truyền thống, quy mô nhỏ, nhiệt đới, đa nghề, đa loài sang quản lý một nghề cá có trách nhiệm, phát triển bền vững.
Tại các phiên làm việc, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cũng nhấn mạnh quyết tâm chính trị của Việt Nam là nỗ lực cao nhất để đẩy lùi và chấm dứt khai thác IUU. Để thực hiện mục tiêu này, cả hệ thống chính trị từ trung ương đến địa phương, cộng đồng ngư dân, doanh nghiệp thuỷ sản đã tích cực vào cuộc.
Nhờ vậy, đến nay đã đạt được sự thống nhất nhận thức cao và hành động quyết liệt trong tất cả các cấp, các ngành, cộng đồng ngư dân, doanh nghiệp, đạt sự đồng thuận của toàn xã hội trong công tác phòng, chống khai thác IUU.
Việt Nam đã xây dựng được khung pháp lý toàn diện đầy đủ về quản lý nghề cá và chống khai thác IUU. Công tác quản lý tàu cá đã chuyển biến một cách rõ rệt, truy xuất nguồn gốc thủy sản đã được thực hiện, kiểm soát theo chuỗi từ khâu kiểm soát sản lượng qua cảng đến cấp chứng thư xuất khẩu và kiểm soát nguyên liệu tại các nhà máy chế biến.
Đáng chú ý, các tàu vi phạm vùng biển nước ngoài từ năm 2015 đến nay đã giảm rõ rệt. Đến nay, tàu cá vi phạm khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài bị bắt giữ, xử lý đã giảm 84,35% so với năm 2016.
![]() |
Cao ủy châu Âu về Môi trường, Đại dương và Nghề cá Virginijus Sinkevičius và Bộ trưởng Lê Minh Hoan. |
Theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, Việt Nam đang tích cực triển khai các chương trình, đề án chuyển đổi ngành khai thác hải sản bền vững. Để triển khai, Việt Nam có chiến lược giảm cường lực khai thác, giảm đội tàu và chuyển sang phát triển nuôi trồng thủy sản. Bộ trưởng đề nghị Ủy ban châu Âu hỗ trợ Việt Nam công tác điều tra nguồn lợi thủy sản trong vùng biển Việt Nam.
Đánh giá cao chuyến thăm này, các đối tác của EC cho biết, chuyến thăm của Bộ trưởng Lê Minh Hoan khẳng định rõ quyết tâm và ý chí chính trị của Việt Nam và là cơ hội để trao đổi trực tiếp để hai bên hiểu rõ hơn về những khó khăn trong quá trình thực thi chống khai thác IUU.
Cao ủy Môi trường, đại dương và nghề cá và Tổng vụ các vấn đề về biển và thủy sản (thuộc EC) cho rằng, quan điểm của Việt Nam về xử lý "thẻ vàng" IUU và phát triển ngành thủy sản bền vững là một hình mẫu của thế giới. Khung pháp lý về quản lý nghề cá và chống khai thác IUU mà Việt Nam xây dựng hoàn toàn đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế.
Tuy nhiên, việc thực thi còn một số tồn tại, như: vẫn còn tình trạng tàu cá vi phạm khai thác IUU tại các vùng biển nước ngoài mặc dù đã giảm so với trước đây; việc thực thi pháp luật chưa đồng bộ giữa các địa phương; cường lực khai thác hải sản còn cao, cần cân đối giữa nguồn lợi thủy sản và cường lực khai thác.
Song, EC sẽ đồng hành cùng Việt Nam và mong muốn hỗ trợ Việt Nam trở thành hình mẫu của thế giới trong phát triển bền vững ngành thủy sản và chống khai thác IUU.
Cao ủy Môi trường, đại dương và nghề cá của EU thông báo sẽ có chuyến thăm Việt Nam vào đầu năm 2024, khởi động cho mùa xuân mới trong hợp tác Việt Nam - EU về phát triển bền vững.
-
Công nghiệp giữ vai trò chủ lực trong phát triển kinh tế Quảng Ngãi
-
Đà Nẵng không để gián đoạn công việc sau sắp xếp đơn vị hành chính 2 cấp
-
Chính phủ ban hành Nghị định quy định về chế độ, chính sách đối với chuyên gia cao cấp
-
Hơn 1.500 tác phẩm tham dự cuộc thi chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
-
Đà Nẵng sau khi sắp xếp có 16 đơn vị hành chính cấp xã -
Thay thế thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật từ cấp huyện sang cấp xã -
Đã giải quyết chế độ cho 2.181 trường hợp nghỉ theo Nghị định số 178 -
Đà Nẵng cho ý kiến về đề án hợp nhất với tỉnh Quảng Nam -
Đề xuất miễn tiền thuê đất cho dự án chip bán dẫn, trí tuệ nhân tạo -
Chủ tịch nước Lương Cường hội kiến Thủ tướng Chính phủ Lào Sonexay Siphandone -
Sẽ trình Quốc hội thí điểm chính sách đặc thù thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội
-
1 Tăng vốn 5.000 tỷ đồng cho Ngân hàng Hợp tác xã: Không thuộc thẩm quyền Quốc hội, chưa rõ nguồn bố trí
-
2 Đừng để người ở biệt thự “tranh suất” mua nhà ở xã hội với người nghèo
-
3 Tiền gửi bị hút khỏi ngân hàng, sức ép lãi suất lại tăng
-
4 Áp thuế thu nhập chuyển nhượng bất động sản theo thời gian nắm giữ để tránh “lướt sóng”
-
Nguồn vốn Agribank thúc đẩy kinh tế tư nhân phát huy vai trò trụ cột quan trọng của nền kinh tế
-
CONINCO: Củng cố nguồn lực, mở rộng thị trường, cùng đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình
-
Năm thứ 3 liên tiếp Coteccons đứng đầu bảng xếp hạng "Top 10 Nhà thầu Xây dựng Uy tín"
-
ĐHĐCĐ SeABank: Bầu bổ sung thành viên độc lập HĐQT người nước ngoài
-
Vedan Việt Nam đón nhận giải Rồng Vàng 2025
-
VPBank cho vay tới 90% giá trị xe với doanh nghiệp vay mua ô tô