Doanh nghiệp cần thay đổi cấu trúc sản xuất - xuất khẩu, tập trung mạnh vào "chuyển đổi kép", tức là vừa chuyển đổi số vừa chuyển đổi xanh để đón bắt cơ hội thị trường tốt nhất, kết hợp với đầu tư hoàn thiện chuỗi giá trị.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản 7 tháng năm 2024 ước đạt 5,28 tỷ USD, tăng 7% so với cùng kỳ năm 2023. Đáng chú ý, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm chủ lực đều tăng so với cùng kỳ năm ngoái.
Tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản 7 tháng năm 2024 đạt 34,27 tỷ USD, tăng 18,8% so với cùng kỳ 2023. Ba thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam vẫn là Mỹ (chiếm tỷ trọng 21,1%, tăng 21,6%); Trung Quốc (chiếm 20,5%, tăng 11,3%) và Nhật Bản (chiếm 6,6%, tăng 4%).
Tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản 6 tháng đầu năm 2024 đạt 29,2 tỷ USD, tăng 19% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, nhóm nông sản chính đạt 15,76 tỷ USD, lâm sản chính 7,95 tỷ USD, thủy sản 4,36 tỷ USD, sản phẩm chăn nuôi 240 triệu USD, đầu vào sản xuất 904 triệu USD.
Tính chung 5 tháng năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản ước đạt 24,14 tỷ USD, tăng 21% so với cùng kỳ năm 2023. Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản tiếp tục là 3 thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với tổng giá trị xuất khẩu chiếm gần 50%.
Phó thủ tướng Trần Lưu Quang ký Quyết định số 389/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Giá trị xuất khẩu nông, lâm, thủy sản 4 tháng đầu năm 2024 đạt hơn 19 tỷ USD, tăng gần 24% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản đạt gần 11 tỷ USD, tang 32,5%...
Nhằm hỗ trợ lĩnh vực lâm, thủy sản giữ vững vị thế ngành xuất khẩu tỷ USD, Chương trình tín dụng 15.000 tỉ đã được ngành ngân hàng mở rộng lên 30.000 tỉ đồng.
Chính phủ ban hành Nghị định số 38/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản. Theo đó, mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản là 2 tỷ đồng.