Cho biết Đại hội XIII của Đảng vừa qua, trên cơ sở tiềm lực, vị thế, uy tín của đất nước đang được nâng cao, đã xác định tầm nhìn chiến lược và mục tiêu phát triển tới giữa thế kỷ XXI, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn nêu rõ, nhiệm vụ của ngành ngoại giao thời gian tới là phải phát huy vai trò tiên phong, chủ động, sáng tạo, nhạy bén, vận dụng hiệu quả thế và lực của đất nước, đưa đường lối đối ngoại của Đại hội XIII vào thực tiễn, đóng góp xứng đáng vào thực hiện khát vọng phát triển của dân tộc.
Hội nghị bàn giao nhiệm vụ Bộ trưởng Bộ Ngoại giao chiều 12/4 (Ảnh: BNG) |
Trên tinh thần đó, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đề nghị toàn thể cán bộ, công chức, viên chức của Bộ Ngoại giao quán triệt, thực hiện đầy đủ 5 nhiệm vụ trọng tâm:
Một là tăng cường Đoàn kết: Đoàn kết là truyền thống quý báu của Bộ Ngoại giao từ khi thành lập và luôn được gìn giữ, phát huy trong hơn 75 năm qua. Đoàn kết giúp Bộ Ngoại giao tập hợp và phát huy sức mạnh tổng hợp và trí tuệ tập thể trong mọi mặt công tác. Phát huy truyền thống này cần sự nhất trí, đồng lòng từ tập thể Ban cán sự đảng Bộ tới từng cán bộ các đơn vị trong Bộ và các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài.
Hai là phát huy Trí tuệ: Mỗi cán bộ cần nêu cao tinh thần học tập, tích lũy tri thức, rèn luyện kỹ năng, không ngừng phấn đấu hoàn thiện bản thân. Công tác đào tạo, bồi dưỡng của Bộ cần tiếp tục đổi mới từ nội dung đến cách làm cho phù hợp với yêu cầu công tác và bối cảnh từng giai đoạn. Bên cạnh việc xây dựng đội ngũ cán bộ đa năng, chúng ta cần bồi dưỡng đội ngũ chuyên gia chuyên sâu trong từng lĩnh vực. Trí tuệ tập thể cần được phát huy bằng xây dựng cơ chế phù hợp và nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các đơn vị trong Bộ cũng như giữa Bộ Ngoại giao với các bộ, ngành khác trong công tác tham mưu và triển khai chính sách.
Ba là rèn luyện Bản lĩnh: Cán bộ ngoại giao phải có bản lĩnh chính trị vững vàng. Công tác Đảng cần được chú trọng, đẩy mạnh. Tập thể, cá nhân cán bộ Bộ Ngoại giao thể hiện bản lĩnh thông qua mạnh dạn đề xuất ý kiến, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung, cần thuờng xuyên quan tâm bồi dưỡng, giáo dục truyền thống của Ngành Ngoại giao cho cán bộ trẻ; xây dựng cơ chế để khuyến khích, tạo điều kiện cho cán bộ đề xuất ý tưởng, sáng kiến.
Năm là xây dựng nền Ngoại giao chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, toàn diện: Bắt đầu từ xây dựng tính chuyên nghiệp trong công vụ, chuẩn hóa tác phong, giữ nghiêm nề nếp, kỷ luật của cán bộ, công chức trong phát ngôn, tiếp xúc đối ngoại...
Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn cam kết cùng tập thể lãnh đạo Bộ sẽ thực hiện nghiêm túc trách nhiệm nêu gương, đi đầu trong thực hiện 5 nhiệm vụ nêu trên và mong nhận được sự hưởng ứng, đồng lòng và đồng hành của tất cả cán bộ, công chức, viên chức.
Cảm ơn chân thành những tình cảm tốt đẹp của các đồng nghiệp trong và ngoài nước, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn gửi lời tri ân tới các thế hệ cán bộ, lãnh đạo Bộ Ngoại giao các thời kỳ, đặc biệt là Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh đã luôn động viên, hỗ trợ, tạo điều kiện giúp ông hoàn thành mọi nhiệm vụ trong các vị trí công tác suốt 35 năm qua.
"Trên cương vị Bộ trưởng, tôi sẽ phát huy truyền thống vẻ vang của ngành ngoại giao do Chủ tịch Hồ Chí Minh trực tiếp đặt nền móng và được vun đắp bởi nhiều thế hệ lãnh đạo và cán bộ, nhân viên của Bộ. Tôi sẽ luôn cầu thị, lắng nghe, công tâm trong công tác quản lý, lãnh đạo, chỉ đạo và chung sức cùng toàn thể cán bộ của Bộ Ngoại giao viết tiếp những trang sử vàng của Ngoại giao Việt Nam bằng những đột phá trên mặt trận đối ngoại, đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phấn đấu vì một nước Việt Nam thịnh vượng, tươi đẹp, hùng cường", Bộ trưởng khẳng định.