-
Kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hoá tăng 15,8% sau 10 tháng năm 2024 -
Sửa các luật về đầu tư: Đã đột phá, nhưng cần thoáng hơn nữa -
Trình Quốc hội Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy hơn 22.450 tỷ đồng -
Xung lực mới đưa quan hệ Việt Nam với Chile, Peru phát triển năng động, hiệu quả -
ĐBQH lo ngại thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) tại một kỳ họp là quá gấp rút -
Thủ tướng yêu cầu chủ động ứng phó bão Yinxing
Phát biểu tại lễ ký kết Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam-Liên minh châu Âu (EVFTA) chiều 30/6/2019, Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh cho biết, 15 năm trước đây, bên lề Hội nghị Thượng đỉnh Á – Âu lần thứ 5 (ASEM 5) tại Hà Nội, lãnh đạo Việt Nam và các nước Châu Âu đã thảo luận và đi đến thống nhất một lộ trình để hướng tới tăng cường hợp tác giữa hai bên thông qua các bước hội nhập với nền kinh tế khu vực và toàn cầu.
Bước đầu tiên chính là việc EU hỗ trợ Việt nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và sau đó là đi đến một Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) giữa hai bên. Khi đó, Châu Âu là một trong những người bạn đầu tiên chia sẻ và tin tưởng ở ý chí, quyết tâm hội nhập của dân tộc Việt Nam. Rất ít người nghĩ rằng hai bên có thể đạt được các mục tiêu đầy tham vọng đó.
Tuy nhiên, với quyết tâm mạnh mẽ và những nỗ lực không mệt mỏi của hai bên, đặc biệt là của các cấp lãnh đạo và hai đoàn đàm phán, ngày hôm nay, Việt Nam và EU được chứng kiến buổi lễ quan trọng và rất có ý nghĩa đối với quan hệ chiến lược giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu: Lễ ký kết Hiệp định thương mại tự do EVFTA và Hiệp định Bảo hộ đầu tư IPA giữa hai nước.
Có thể khẳng định rằng việc hoàn tất đàm phán và ký kết 2 Hiệp định này sẽ làm tăng cường hơn nữa quan hệ song phương đang ngày càng phát triển mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu, làm sâu sắc hơn mối quan hệ về kinh tế và thương mại nhằm tận dụng tối đa lợi thế và tiềm năng của nhau để mang lại lợi ích cho cả hai bên.
15 năm trước, Việt Nam chỉ là nước đang chập chững bước vào tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế với kim ngạch xuất khẩu cả năm chỉ ở mức 26 tỷ USD. Việt Nam khi đó vẫn là một đối tác thương mại nhỏ cần sự hỗ trợ của EU để hội nhập với nền kinh tế thế giới.
Nay, với kim ngạch xuất khẩu gấp gần 10 lần so với 15 năm trước, Việt Nam cùng EU chính thức bắt tay chuẩn bị cho một giai đoạn mới trong hợp tác kinh tế: giai đoạn của quan hệ lâu dài, toàn diện, bình đẳng và cùng có lợi xây dựng trên cơ sở các quy tắc minh bạch và thông thoáng của một hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.
Tuy nhiên, dù việc ký kết đã xong, nhưng Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho rằng, đây mới là bước ký kết mới chỉ là khởi đầu cho một chặng đường mới.
"Chúng ta vẫn còn rất nhiều việc phải làm, đặc biệt là phê chuẩn cả 2 Hiệp định này và chuẩn bị ngay các bước để có thể triển khai hiệu quả, đem lại lợi ích thiết thực cho người dân và doanh nghiệp hai bên. Chặng đường tới đây đòi hỏi rất nhiều vào nỗ lực của cả Việt Nam và Liên minh Châu Âu. Tôi mong rằng với tinh thần và nỗ lực như đã thể hiện trong quá trình đàm phán, các cơ quan liên quan của Việt Nam và Liên minh Châu Âu sẽ hoàn tất quy trình phê chuẩn trong thời gian sớm nhất để các Hiệp định này sớm đi vào hiệu lực", Bộ trường mong mỏi.
Theo Bộ Công Thương, EVFTA và Hiệp định Bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (IPA) được ký kết cùng lúc, với những cam kết đối xử công bằng, bình đẳng, bảo hộ an toàn và đầy đủ cho các khoản đầu tư, nhà đầu tư sẽ góp phần tích cực vào việc xây dựng môi trường pháp lý và đầu tư minh bạch. Từ đó, Việt Nam sẽ thu hút nhiều hơn nhà đầu tư đến từ EU.
EVFTA là một Hiệp định toàn diện, chất lượng cao, cân bằng về lợi ích cho cả Việt Nam và EU, đồng thời phù hợp với các quy định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
Đối với xuất khẩu của Việt Nam, ngay khi Hiệp định có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với khoảng 85,6% số dòng thuế, tương đương 70,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU. Sau 07 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 99,2% số dòng thuế, tương đương 99,7% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Đối với khoảng 0,3% kim ngạch xuất khẩu còn lại, EU cam kết dành cho Việt Nam hạn ngạch thuế quan với thuế nhập khẩu trong hạn ngạch là 0%.
Như vậy, có thể nói gần 100% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU sẽ được xóa bỏ thuế nhập khẩu sau một lộ trình ngắn. Cho đến nay, đây là mức cam kết cao nhất mà một đối tác dành cho ta trong các hiệp định FTA đã được ký kết. Lợi ích này đặc biệt có ý nghĩa khi EU liên tục là một trong hai thị trường xuất khẩu lớn nhất của ta hiện nay.
-
Đề xuất sửa đổi quy định về hoạt động quảng cáo trên báo in -
ĐBQH lo ngại thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) tại một kỳ họp là quá gấp rút -
Thủ tướng yêu cầu chủ động ứng phó bão Yinxing -
Thủ tướng: Tạo đột phá cho hợp tác CLMV để bắt kịp, tiến cùng và vươn lên -
Thủ tướng: Hợp tác ACMECS giai đoạn tới cần hội tụ tinh thần “5 chung” -
Trung Quốc sẽ mở cửa hơn nữa thị trường cho hàng hóa chất lượng cao của Việt Nam -
Ngày 13/11, trình Quốc hội thí điểm mở rộng đất cho nhà ở thương mại
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 8/11 -
2 Vàng trang sức được sử dụng như vàng miếng, NHNN nghi ngờ nguyên liệu sản xuất là vàng lậu -
3 Điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu: Phải chờ hướng dẫn thêm -
4 Chủ tịch Agribank: Ngân hàng big 4 bị phạt thuế “oan”, kiến nghị lập CIC cho chứng khoán -
5 Làm rõ lý do lùi thời gian hoàn thành Sân bay Long Thành đến cuối năm 2026
- Diễn đàn khởi nghiệp Gangneung 2024: Nhà đầu tư quốc tế đánh giá cao tiềm năng phát triển của Meey Group
- IPP Travel Retail: Khẳng định vị thế tiên phong ngành du lịch - bán lẻ tại APEA 2024
- MG Việt Nam và Vietnam Airlines - Lotusmiles hợp tác để nâng tầm trải nghiệm khách hàng
- SeABank khẳng định vị thế 3 lần liên tiếp được vinh danh Thương hiệu Quốc gia, 16 năm là Thương hiệu mạnh Việt Nam
- Nhựa Tiền Phong đồng hành cùng ngành nước Việt Nam
- Marriott International ký thỏa thuận với Tập đoàn TUTA đưa thương hiệu Marriott Hotels đến Bắc Giang