-
Việt Nam trong ASEAN: Góc nhìn ngoại giao, văn hóa và môi trường -
Xử lý vi phạm đất đai là thách thức lớn của ngành Tài nguyên và Môi trường -
Vẫn còn địa phương chưa hoàn thành ban hành văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai -
Thông qua Luật Đất đai là một trong 10 sự kiện tiêu biểu của ngành Tài nguyên và Môi trường -
Chính thức áp dụng thu phí không dừng tại tất cả làn xe ra/vào sân bay Nội Bài -
Thủ tướng Chính phủ đôn đốc thực hiện tổng kiểm kê tài sản công
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan |
Nội dung chất vấn dành cho Bộ trưởng tập trung vào 3 nhóm nội dung chính.
Một là, công tác tổ chức sản xuất gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; phối hợp xây dựng cơ chế, chính sách xúc tiến thương mại, đàm phán mở cửa, phát triển thị trường nông sản.
Hai là, giải pháp ổn định thị trường, kiểm soát sự biến động giá của một số mặt hàng nông sản, thủy sản, thức ăn chăn nuôi, vật tư nông nghiệp.
Ba là, việc cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, thu hút đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, nâng cao giá trị sản phẩm, thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo đảm phát triển bền vững.
Chọn phát triển sản xuất nông nghiệp theo hợp đồng và liên kết thị trường theo chuỗi giá trị sản phẩm
Trong báo cáo gửi đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Lê Minh Hoan đã giải trình chi tiết 3 nội dung trên. Điều đáng nói là nhiều doanh nghiệp đã được nhắc tên cùng những đóng góp lớn.
Trong công tác tổ chức sản xuất gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, Bộ trưởng báo cáo, bên cạnh sự đầu tư, phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, một số tập đoàn, doanh nghiệp lớn đã đẩy mạnh đầu tư vào nông nghiệp, nhiều doanh nghiệp trở thành nòng cốt của chuỗi giá trị và sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, phát triển thị trường.
Các thương hiệu được nhắc tới là Nafoods, Đồng Giao, TH, Doveco, Dabaco, Masan, Vinamilk, Lavifood, Ba Huân, Biển Đông…
Cùng với đó, Bộ trưởng cho biết, trên địa bàn cả nước đã tổ chức được trên 1.600 chuỗi cung ứng nông sản an toàn; trong số các chuỗi nêu trên có sự tham gia của trên 300 công ty, 150 hợp tác xã.
Để đẩy mạnh tổ chức sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã và đang phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương triển khai rà soát, điều chỉnh, bổ sung chiến lược, quy hoạch các ngành, lĩnh vực để thống nhất với Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; điều chỉnh quy mô và cơ cấu sản xuất phù hợp với lợi thế, nhu cầu thị trường và thích ứng với biến đổi khí hậu; xây dựng chuỗi liên kết chặt chẽ, đồng bộ giữa người sản xuất với các doanh nghiệp trong chế biến, tiêu thụ sản phẩm...
Đặc biệt, người đứng đầu ngành nông nghiệp và nông thôn cho biết, việc nghiên cứu và tham mưu Chính phủ ban hành chính sách mới để thu hút đầu tư tư nhân vào nông nghiệp, nông thôn, nhất là đầu tư vào các khâu chế biến, bảo quản nâng cao giá trị gia tăng thương phẩm nông sản đến tay người tiêu dùng; phát triển các hình thức liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị là những ưu tiên.
Dù đã đạt được những kết quả nhất định, như nâng tỷ lệ nông sản chủ lực tiêu thụ thông qua liên kết sản xuất tiêu thụ nông sản từ 10% năm 2017; cả nước có trên 6.925 chuỗi liên kết nông nghiệp; huy động 293 tổ chức khoa học, 4.393 hợp tác xã, 777 tổ hợp tác, 1.910 doanh nghiệp và gần 700.000 hộ nông dân tham gia.
Nhưng Bộ trưởng thừa nhận, hợp tác, liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân chưa bền vững, chủ yếu vẫn là thoả thuận mua bán... Việc tiêu thụ sản phẩm còn qua nhiều khâu trung gian, hiệu quả kinh tế không cao.
Bên cạnh các cơ chế, chính sách thúc đẩy sự phát triển của hợp tác xã, Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh tới phát triển sản xuất nông nghiệp theo hợp đồng và liên kết thị trường theo chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp.
“Thực hiện liên kết trong sản xuất giữa nông dân với nông dân (liên kết ngang), giữa nông dân với doanh nghiệp (liên kết dọc), giảm bớt các khâu trung gian nhằm hạ giá thành sản phẩm, phát triển sản xuất theo nhu cầu, thị hiếu của thị trường”, Bộ trưởng báo cáo giải pháp với Quốc hội.
Việc tổ chức lại hệ thống phân phối cũng được xác định trên cơ sở xây dựng, củng cố và phát triển mô hình chợ đầu mối nông sản, các chợ truyền thống, hình thành các kênh phân phối bán buôn, bán lẻ, tăng cường ứng dụng công nghệ số, thương mại điện tử; tổ chức quản lý hệ thống thương lái, đảm bảo lợi ích hài hòa của các bên tham gia trong chuỗi giá trị hàng hóa; rà soát, bổ sung, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc về các cơ chế, chính sách.
Sẽ thay mới chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp
Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến nay, cả nước có 14.800 doanh nghiệp đầu tư trực tiếp vào nông nghiệp. Bên cạnh sự phát triển, đầu tư của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, một số doanh nghiệp, tập đoàn lớn đã đẩy mạnh đầu tư vào nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Tuy số lượng và vốn đăng ký của doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp thời gian qua tăng khá nhanh, nhưng vẫn chậm hơn so với bình quân chung và chưa bền vững, số doanh nghiệp dừng kinh doanh hàng năm khá lớn.
Quy mô doanh nghiệp nông nghiệp đa số còn nhỏ bé, hiệu quả hoạt động chưa cao, mức độ đóng góp cho ngân sách nhà nước và xã hội còn hạn chế.
Lý giải, Bộ trưởng cho rằng, chính sách khuyến khích, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn đã cơ bản đầy đủ, các giải pháp thu hút đầu tư được thực hiện quyết liệt. Tuy nhiên, vẫn còn những điểm nghẽn về chính sách dẫn đến kết quả thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp chưa đạt được kết quả như kỳ vọng.
“Để khơi thông các “điểm nghẽn” trong thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiến nghị Chính phủ khẩn trương ban hành Nghị định mới thay thế Nghị định số 57/2018/NĐ-CP về cơ chế, chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn”, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho biết.
Cfng với đó, Bộ sẽ tiếp tục rà soát, cắt giảm và đơn giản hóa thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh, hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành, rút; ngắn thời gian kiểm tra, tăng cường quản lý rủi ro, cắt giảm phí và lệ phí; giảm tối đa số lượng văn bản hiện hành có quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh.
Trong giai đoạn 2020 - 2025, cắt giảm, đơn giản hóa ít nhất 20% quy định, 20% chi phí tuân thủ.
Đẩy nhanh sắp xếp doanh nghiệp nhà nước, đặc biệt là công ty nông, lâm nghiệp để tạo cơ hội cho doanh nghiệp khu vực tư nhân đầu tư mạnh mẽ hơn nữa vào lĩnh vực nông nghiệp.
Hiện tại, tổng số lượng ngành nghề trong lĩnh vực nông nghiệp hiện là 34 ngành nghề với 272 điều kiện kinh doanh đang còn hiệu lực.
Tổng số sản phẩm, hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành trước thông quan thuộc phạm vi quản lý của Bộ còn 1639 dòng hàng, đã giảm rất lớn so với 7698 dòng hàng của giai đoạn 2017. Cùng với đó, đã thực hiện tập trung thống nhất một đầu mối kiểm tra chuyên ngành 14 nhóm sản phẩm, hàng hóa.
Đặc biệt, Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhắc đến cơ chế đầu tư công tư (PPP) như một giải pháp đột phá lớn thúc đẩy ứng dụng và lan tỏa công nghệ cao trong nông nghiệp.
Nhưng để thực hiện được, Bộ trưởng cho biết cần đẩy nhanh hoàn thiện thể chế về PPP. Hỗ trợ doanh nghiệp, các tổ chức khoa học công nghệ triển khai các dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên cơ sở ứng dụng, chuyển giao kết quả nghiên cứu của các nhiệm vụ khoa học công nghệ các cấp đã được nghiệm thu, các hợp đồng chuyển giao công nghệ hoặc các thỏa thuận hợp tác về khoa học công nghệ; hỗ trợ hoạt động nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ sử dụng kết quả nghiên cứu, thúc đẩy liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp và tổ chức khoa học và công nghệ...
-
Thủ tướng chỉ đạo thực hiện các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025 -
Chính thức áp dụng thu phí không dừng tại tất cả làn xe ra/vào sân bay Nội Bài -
Thủ tướng Chính phủ đôn đốc thực hiện tổng kiểm kê tài sản công -
Phân công cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy định chi tiết thi hành các luật, nghị quyết mới -
Nghệ An hoàn thành sắp xếp, tinh gọn bộ máy chính quyền trước ngày 10/2/2025 -
Khắc phục bất cập khám chữa bệnh bảo hiểm y tế theo địa giới hành chính -
Xác định tên bộ mới khi hợp nhất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Nhà máy Quang Lân - Sơn Tuylips đồng hành cùng xu hướng "Marketing Xanh"
- Tủ đông Kangaroo là Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất 2024
- Chào bán phần vốn góp của Công ty cổ phần Tổng công ty Tín Nghĩa tại Công ty cổ phần Đầu tư Tín Nghĩa Á Châu
- Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gia tăng lợi thế từ giải pháp Techcombank
- Đăng tin bất động sản dễ dàng, nhanh chóng với nền tảng Radanhadat.vn
- Giải pháp tài chính trọn gói dành cho doanh nghiệp SME và Start-up