Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 13 tháng 09 năm 2024,
Bộ trưởng Luận xin rút thảo luận Đề án chương trình, sách giáo khoa
Như Tầm - 25/04/2014 09:00
 
 Sáng nay 25/4, tại phiên họp toàn thể Ủy ban Văn hóa Giáo dục Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận đã xin rút nội dung thảo luận về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông ra khỏi chương trình làm việc.
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Bộ trưởng Luận: Không đồng tình 34.000 tỷ làm sách
Thầy Văn Như Cương: Viết sách giáo khoa chỉ tốn 50 tỷ đồng
Hơn 34.000 tỷ đổi mới sách giáo khoa, hiệu quả thế nào?

Theo Bộ trưởng Phạm Vũ Luận, hiện Bộ GD-ĐT đang tích cực hoàn thiện hồ sơ về đổi mới chương trình, sách giáo khoa (SGK) giáo dục phổ thông theo ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp ngày 14/4/2014.

  Bộ trưởng Phạm Vũ Luận xin rút thảo luận đề án sách giáo khoa  
  Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận  

Việc hoàn thiện và thẩm định bộ hồ sơ này trước khi gửi sang Ủy ban Thường Vụ Quốc hội cần phải có thời gian, nên không kịp hoàn thành để phục vụ cho phiên họp toàn thể Ủy ban Văn hóa Giáo dục Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội ngày 25/4/2014.

Do đó, Bộ GD-ĐT đề nghị Ủy ban Văn hóa Giáo dục Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội rút nội dung thảo luận về báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết về đổi mới chương trình, SGK phổ thông ra khỏi chương trình làm việc của phiên họp toàn thể Ủy ban lần thứ 6.

Trước đó, trả lời trên sóng VTV1  trong chương trình Dân hỏi, Bộ trưởng trả lời, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cho hay, con số 34.000 tỷ đồng để làm đề án chương trình, sách giáo khoa không có trong trong Tờ trình của Chính phủ và các tài liệu liên quan gửi lên UBTVQH về việc đổi mới chương trình, SGK phổ thông.

Theo ông, nếu 34.000 tỷ chỉ để đổi mới sách giáo khoa thì chính ông cũng không đồng tình và cho rằng, để đổi mới sách giáo khoa, chỉ cần khoảng 100 tỷ đồng.
Trước đó, việc đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo trình hồ sơ về đổi mới chương trình, sách giáo khoa (SGK) giáo dục phổ thông tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội, có nêu con số 34.000 tỷ đồng được xem là một bản trình sơ sài, gây bức xúc trong dư luận.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư