-
Kim ngạch xuất, nhập khẩu tăng 16,3% sau 9 tháng năm 2024 -
Từ ngày 11/10, giá bán lẻ điện bình quân tăng 4,8% -
Cựu Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang, Tuyên Quang nhận kỷ luật cảnh cáo -
Quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội tại Việt Nam -
Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tăng 21% sau 9 tháng năm 2024 -
Huyện Vũ Thư, Thái Bình - Khát vọng và phát triển
Doanh nghiệp phục hồi khởi sắc
Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, nhờ việc kiểm soát dịch bệnh, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô cùng với sự nỗ lực vượt qua khó khăn, tinh thần đổi mới, chủ động thích ứng của cộng đồng doanh nghiệp, khu vực doanh nghiệp thời gian qua có nhiều tín hiệu phục hồi khởi sắc.
Đến hết tháng 7/2022, cả nước có khoảng 871.000 doanh nghiệp đang hoạt động có phát sinh thuế, tăng gần 13% so với năm 2019. Tính riêng trong 7 tháng đầu năm 2022, số doanh nghiệp gia nhập và quay trở lại thị trường và nguồn vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế tăng mạnh. Số doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường với trên 130.000 doanh nghiệp, tăng 26,8% so với cùng kỳ năm 2021, gấp 1,4 lần số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường; Về quy mô, tổng số vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế trong 7 tháng đầu năm 2022 đạt trên 3,3 triệu tỷ đồng, tăng trên 37 % so với cùng kỳ năm 2021.
Theo báo cáo của các hiệp hội doanh nghiệp, ngành hàng, hiện nay, thị trường của doanh nghiệp đặc biệt là thị trường nội địa trong một số ngành phục hồi trên 75-85% so với thời điểm trước dịch bệnh COVID-19. Doanh thu trong 2 quý đầu năm 2022 tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước, một số ngành còn cao hơn so với cùng kỳ trước dịch.
Thị trường du lịch và vận tải hàng không nội địa phục hồi tương ứng là gần 100% và 85%, đặc biệt là sự bùng nổ trong quý II năm nay. Kim ngạch xuất khẩu tiếp tục tăng mạnh, tiếp tục là điểm sáng, đóng góp tích cực cho tăng trưởng kinh tế. 7 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 216,35 tỷ USD, tăng 16,1% so với cùng kỳ năm trước với 30 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD.
Một điểm đáng mừng trong bối cảnh hiện nay, theo Bộ trưởng Dũng, đó là niềm tin của các nhà đầu tư và doanh nghiệp tiếp tục được củng cố và có xu hướng tích cực. Gần 92% doanh nghiệp cho rằng sẽ giữ nguyên quy mô kinh doanh hoặc mở rộng sản xuất kinh doanh trong quý III/2022; 85% doanh nghiệp chế biến, chế tạo dự kiến tình hình sản xuất kinh doanh trong quý III/2022 sẽ ổn định và có xu hướng tốt lên so với quý II/2022.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng. (Ảnh: Nhật Bắc) |
5 nhóm vấn đề thách thức hoạt động của doanh nghiệp
Mặc dù vậy, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cũng lưu ý thực tế các doanh nghiệp Việt Nam còn yếu và thiếu cả về số lượng và chất lượng. Số doanh nghiệp thành lập mới, quay trở lại hoạt động tăng đáng kể nhưng tỉ lệ doanh nghiệp giải thể, dừng hoạt động vẫn còn cao; đồng thời thiếu vắng các doanh nghiệp có quy mô vừa và lớn, quy mô còn quá nhỏ bé so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Đa số doanh nghiệp của nước ta có quy mô siêu nhỏ, nhỏ và vừa, chiếm gần 98% tổng số doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, năng lực khoa học công nghệ của các doanh nghiệp còn hạn chế, có nơi còn lạc hậu; doanh nghiệp chưa mạnh dạn đầu tư cho ứng dụng và phát triển khoa học công nghệ, nhất là công nghệ lõi, công nghệ tiên phong.
Bên cạnh đó, qua tổng hợp ý kiến của các hiệp hội doanh nghiệp, ngành hàng cho thấy các tháng cuối năm 2022 dự kiến tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức và thể hiện ở 05 nhóm vấn đề:
Thứ nhất, giá xăng dầu, nguyên, nhiên vật liệu đầu vào, chi phí logistics tăng cao làm tăng chi phí sản xuất kinh doanh, giá thành gói thầu xây dựng tăng từ 18-30% theo từng thời điểm; chi phí logistics tăng cao từ 3 - 5 lần. Mức độ tăng về chi phí của doanh nghiệp cao hơn mức độ tăng về doanh thu trong quý II/2022 so với quý trước đó và cùng kỳ năm ngoái.
Thứ hai, tình trạng thiếu hụt lao động cục bộ trong một số ngành và địa phương; đồng thời, quy định tăng mức lương tối thiểu vùng cũng tạo thêm áp lực cho doanh nghiệp do phải tăng các khoản chi phí được tính tỷ lệ theo lương trong khi giá bán không thể thay đổi đối với đơn hàng đã ký kết, đặc biệt đối với những ngành sử dụng nhiều lao động.
Thứ ba, việc tiếp cận tín dụng, huy động vốn phục vụ sản xuất kinh doanh vẫn là một trong những khó khăn lớn của doanh nghiệp.
Thứ tư, biến động bất lợi ở cả phía cung và cầu. Một số ngành hàng đang xảy ra tình trạng cung linh kiện không đủ phục vụ cho sản xuất, trong khi ở một số ngành khác như dệt may, dự báo đến tháng 9, tháng 10 năm nay tình trạng thiếu đơn hàng sẽ ngày một gia tăng do sức mua của các thị trường nước ngoài giảm mạnh, hàng tồn không bán được, các nhãn hàng trên thế giới không ký đơn hàng mới.
Thứ năm, một số vướng mắc, rào cản về pháp lý tồn tại từ lâu chưa được giải quyết triệt để gây cản trở, làm tắc nghẽn hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh,: nhiều dự án đầu tư ở địa phương chưa triển khai được do các thủ tục liên quan kéo dài nhiều năm; các quy chuẩn về môi trường trong sản xuất chế biến thuỷ sản, tiêu chuẩn về phòng cháy chữa cháy; quy định về phát hành trái phiếu doanh nghiệp đang còn nhiều bất cập… Nguyên nhân chủ yếu do sự chồng chéo, chưa rõ ràng, thiếu tính thực tiễn của một số văn bản quy phạm pháp luật; thiếu thể chế tạo động lực cho cấp thực thi nhất là ở cấp địa phương để họ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.
“Đây cũng là vấn đề mà cộng đồng doanh nghiệp liên tục phản ánh trong các kỳ Hội nghị của Thủ tướng với doanh nghiệp trước đó, là điều mà doanh nghiệp mong mỏi nhất từ phía các cơ quan chính quyền hơn là các hỗ trợ tài chính khác, tuy nhiên, vẫn chưa được giải quyết thực chất và triệt để”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho hay.
Bên cạnh đó, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cũng nêu lên một số nguy cơ và thách thức tiềm ẩn nhưng dịch Covid019 và một số dịch bệnh mới bùng phát, sự phục hồi chậm và khó khăn của các đối tác thương mại lớn, sự dịch chuyển chuỗi cung ứng, nhận thức chưa đúng vai trò và tầm quan trọng của doanh nghiệp Việt Nam về công nghệ, chuyển đổi số dẫn đến nguy cơ tụt hậu…
“Thực tiễn này đã đặt ra yêu cầu lớn cho tất cả chúng ta: Cần phải hành động sớm nhất - hiệu quả nhất để có thể chủ động vượt qua thách thức, biến nguy thành cơ”, Bộ trưởng nhấn mạnh.
Chắt chiu từng cơ hội nhỏ nhất
Theo góc nhìn quốc tế, hiện nay uy tín và vị thế của Việt Nam đang được nâng cao. Với nhiều thời cơ và thuận lợi như: kinh tế vĩ mô ổn định, nền kinh tế có khả năng phục hồi nhanh hơn; các hiệp định thương mại tự do mới tạo lợi thế lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu; sự dịch chuyển của các dòng vốn đầu tư nước ngoài; cách mạng công nghiệp 4.0, kinh tế số, kinh tế xanh đang tạo ra xu hướng tiêu dùng mới; các mô hình kinh doanh mới, đem lại cơ hội thị trường để hình thành các chuỗi giá trị, liên kết mới. Đây thực sự là cơ hội giúp cho doanh nghiệp Việt Nam có thể nắm bắt, kiến tạo và tham gia vào một cấu trúc và trật tự thương mại mới.
“Chính vì vậy, chúng ta cần phải chắt chiu từng cơ hội nhỏ nhất, dám đối mặt để vượt qua những thách thức lớn nhất; chủ động thích ứng, tận dụng cơ hội, phát triển bền vững, mang lại những giá trị mới to lớn hơn”, Bộ trưởng nói.
Nêu quan điểm, giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng kiến nghị thực hiện 4 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trong ngắn hạn và 4 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trong dài hạn.
Trước hết, trong ngắn hạn, Thứ nhất, khẩn trương tháo gỡ các vướng mắc, rào cản về pháp lý tồn tại từ lâu chưa được giải quyết triệt để như:
- Khẩn trương thực hiện rà soát, tháo gỡ vướng mắc cho các dự án đầu tư đã được cấp phép, chưa triển khai hoặc đang triển khai nhằm khơi thông nguồn lực đầu tư cho sản xuất kinh doanh và phát triển kinh tế; đồng thời đẩy mạnh công tác thực hiện, giải ngân vốn đầu tư công và các nguồn vốn đầu tư khác.
- Khó khăn về pháp lý hoặc thủ tục đầu tư xây dựng đối với các dự án bất động sản; các quy định về môi trường trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản; tiêu chuẩn, quy chuẩn về phòng cháy, chữa cháy đối với dự án xây dựng; đề xuất miễn, giảm thuế thu nhập cá nhân trong một số ngành bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh COVID-19…
Thứ hai, tiếp tục hỗ trợ giảm chi phí đầu vào cho doanh nghiệp, tăng cường khả năng tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi, nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước.
- Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, hạ tầng số, tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, giúp cắt giảm chi phí về vật chất và thời gian.
- Nghiên cứu triển khai hỗ trợ một số đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề của giá xăng dầu như hỗ trợ ngư dân bám biển, hỗ trợ doanh nghiệp vận tải, người có thu nhập thấp.
- Khẩn trương công bố giá và chỉ số giá các loại vật liệu theo tháng, phù hợp với diễn biến thị trường; nghiên cứu áp dụng mức giá bán lẻ điện phù hợp đối với "cơ sở lưu trú du lịch" để hỗ trợ phục hồi.
- Tiếp tục có các giải pháp đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; đẩy mạnh triển khai chính sách hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước đối với khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh.
Thứ ba, đẩy mạnh triển khai các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp khắc phục đứt gẫy nguồn cung, đa dạng hóa đối tác, nhà cung cấp nguyên, nhiên, phụ liệu, linh kiện đầu vào đáp ứng đầy đủ nhu cầu sản xuất kinh doanh; tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp đa dạng hoá thị trường xuất khẩu, mở rộng thị trường trong nước, tái cơ cấu mặt hàng và thị trường, tránh tình trạng lệ thuộc vào một số thị trường nhất định; thúc đẩy liên kết các doanh nghiệp, sử dụng hàng hóa của nhau, giữ vững và chiếm lĩnh thị trường trong nước.
Thứ tư, tập trung giải quyết tình trạng khan hiếm lao động cục bộ ở một số ngành, một số khu vực; đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng nghề cho người lao động nhằm đáp ứng yêu cầu hiện nay; đẩy mạnh triển khai chính sách, giải pháp hỗ trợ người lao động, đặc biệt tiến độ thẩm tra, giải ngân gói hỗ trợ nhà trọ cho người lao động; hướng dẫn cụ thể tạo thuận lợi cho người lao động và doanh nghiệp thụ hưởng chính sách.
Về một số chính sách dài hạn, Bộ trưởng đề xuất:
Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện môi trường đầu tư kinh doanh, cải cách thực chất thủ tục hành chính; đẩy mạnh công tác xây dựng chiến lược ngành, quy hoạch cấp tỉnh; tăng cường đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh quốc gia; thực hiện các giải pháp, chế tài quản lý việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp hiệu quả, minh bạch; điều chỉnh hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp theo hướng giảm tối đa cho doanh nghiệp; gây dựng niềm tin cho doanh nghiệp để có định hướng đầu tư sản xuất kinh doanh dài hạn và bền vững.
Thứ hai, tập trung thúc đẩy chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp.
- Bố trí nguồn lực hỗ trợ doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa thực hiện chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo, chuyển giao công nghệ phù hợp với doanh nghiệp, hướng tới sản xuất xanh và bền vững.
- Đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng số để doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận và khai thác, tạo nền tảng phát triển trong tương lai.
- Nghiên cứu thực hiện các cơ chế ưu đãi về thuế, phí cho nhóm doanh nghiệp có quy mô nhỏ và siêu nhỏ, doanh nghiệp có dự án đầu tư gắn với các ngành, lĩnh vực trọng tâm quốc gia và xu thế thúc đẩy doanh nghiệp đổi mới, sáng tạo, ứng dụng khoa học và công nghệ, phát triển các sản phẩm, dịch vụ giá trị gia tăng cao.
Thứ ba, hỗ trợ doanh nghiệp tái cơ cấu lao động, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu đổi mới sáng tạo và cách mạng công nghiệp 4.0. Xây dựng và hoàn thiện chính sách đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, tiệm cận trình độ quốc tế đáp ứng yêu cầu của thị trường trong tình hình mới; tham mưu cơ chế, chính sách thiết thực để huy động và sử dụng hiệu quả mạng lưới tri thức người Việt Nam trong và ngoài nước, hình thành nguồn nhân lực chất lượng cao ở nhiều cấp bậc;
Thứ tư, tăng cường hiệu quả triển khai các chính sách và nguồn lực hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, chủ động hội nhập quốc tế, nắm bắt và đón đầu các xu hướng kinh doanh mới, xu hướng thị trường mới:
- Nghiên cứu cơ chế, chính sách khuyến khích hình thành lực lượng doanh nghiệp có vai trò dẫn dắt trong một số ngành kinh tế trọng điểm, lĩnh vực sản xuất kinh doanh dựa trên nền tảng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, bám sát xu hướng phát triển xanh và bền vững.
- Đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp theo quy mô, đặc thù từng nhóm đối tượng cụ thể. Ưu tiên cân đối, bố trí nguồn ngân sách để hỗ trợ triển khai các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh bền vững, chuyển đổi cơ cấu, công nghệ sang hướng hiện đại, giảm thải carbon.
- Tiếp tục có các giải pháp đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhất là tín dụng xanh, trong đó có các gói tài chính cho vay ưu đãi dành cho doanh nghiệp trong việc chuyển đổi cơ cấu, công nghệ sang hướng hiện đại, giảm thải carbon; tăng cường phát triển dịch vụ xếp hạng tín nhiệm; phát triển hệ thống công ty đánh giá hệ số tín nhiệm.
- Tăng cường đào tạo, tư vấn, cung cấp thông tin cho doanh nghiệp để tận dụng lợi thế của các hiệp định thương mại tự do, nắm vững các yêu cầu, điều kiện kỹ thuật, kinh doanh bền vững, giảm thải carbon của đối tác và thị trường quốc tế.
-
Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tăng 21% sau 9 tháng năm 2024 -
Huyện Vũ Thư, Thái Bình - Khát vọng và phát triển -
Các số liệu kinh tế Việt Nam 9 tháng năm 2024 -
Kinh tế Việt Nam có thể tăng trưởng vượt 7% trong năm 2024 -
Cải cách giá điện để hài hòa lợi ích các bên -
TP.HCM cấm cán bộ đi nước ngoài vì việc riêng bằng tiền... doanh nghiệp -
Chấn chỉnh tình trạng lợi dụng danh nghĩa ban đại diện cha mẹ học sinh để lạm thu
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 10/10 -
2 Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Nếu được, đề xuất áp dụng thủ tục đầu tư đặc biệt cho tất cả dự án tại khu công nghiệp -
3 Minh định phương án nâng đời tuyến cao tốc về miền Tây -
4 Ngoài đánh thuế, còn cách nào để giảm giá nhà đang tăng "thẳng đứng"? -
5 Kinh tế tăng tốc, chờ tin vui cuối năm
- Family Medical Practice sẽ chính thức triển khai kỹ thuật chụp nhũ ảnh 3D kết hợp trí thông minh nhân tạo
- Bee Logistics được vinh danh ở hạng mục PIS tại ASEAN Business Awards 2024
- Doanh nghiệp ngành logistics "nhanh chân" chuyển đổi số
- Bà Hàn Thị Khánh Vinh, Tổng giám đốc Vinapharm nhận Giải thưởng Doanh nhân Xuất sắc châu Á 2024
- FWD giành cú đúp giải thưởng về thương hiệu và doanh nghiệp
- M.O.I giành 2 giải thưởng APEA 2024, khẳng định vị thế dẫn đầu ngành làm đẹp Việt Nam