-
Bến Tre: Khai mạc Lễ hội Hoa - kiểng Chợ Lách năm 2025 -
Bộ Giáo dục và Đào tạo cảnh báo việc mạo danh Bộ tổ chức các cuộc thi để trục lợi -
Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM chốt môn thi thứ 3 vào lớp 10 là tiếng Anh -
Chốt thi 3 môn vào lớp 10, Sở Giáo dục và Đào tạo được chọn môn thi thứ 3 -
Bộ Giáo dục và Đào tạo dự định bỏ xét tuyển sớm trong tuyển sinh đại học 2025 -
Hành trình tôn vinh tinh hoa Tết Việt của Home Hanoi Xuan
Tại phiên chất vấn của Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, đại biểu Nguyễn Thị Thu Nguyệt (tỉnh Đắk Lắk) cho rằng, việc giao số lượng biên chế viên chức sự nghiệp của Bộ Nội vụ trong những năm qua đã làm cho nhiều địa phương không thể bố trí giáo viên theo đúng định mức vị trí việc làm được quy định tại Thông tư 06, Thông tư 16 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về hướng dẫn danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông, mầm non công lập, dẫn đến tình trạng nhiều điểm trường, điểm lớp ở vùng biên giới, biển đảo, vùng sâu, vùng xa, thiếu giáo viên, bố trí giáo viên không đúng việc làm.
Đại biểu Nguyễn Thị Thu Nguyệt chất vấn nhiều vấn đề nóng, được dư luận quan tâm. |
Đại biểu Nguyệt dẫn chứng: “Riêng tỉnh Đắk Lắk năm 2022 thiếu khoảng 1.700 giáo viên và nhiều địa phương khác cũng gặp tình trạng tương tự như vậy. Xin hỏi Bộ trưởng trong tình trạng này, thì Bộ trưởng có trách nhiệm gì và đặc biệt Bộ Nội vụ có trách nhiệm như thế nào để giải quyết thực trạng này?".
Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho biết, thực chất, việc giao biên chế viên chức hàng năm Bộ không có thẩm quyền. Bộ Nội vụ chỉ đề xuất tham mưu cho Chính phủ bổ sung biên chế giáo viên đáp ứng yêu cầu có học sinh thì phải có giáo viên.
Bộ trưởng khẳng định, thời gian tới sẽ tiếp tục kiến nghị sửa đổi cho phù hợp hơn về nội dung này, đề nghị giao biên chế trên cơ sở định mức. Các địa phương cũng cần sắp xếp lại quy mô hệ thống trường lớp, giảm bớt các điểm trường lẻ để giảm đầu mối, giảm biên chế giáo viên.
Trả lời câu hỏi của đại biểu về vấn đề thiếu giáo viên, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn giải trình thêm, theo các con số mà ngành đã công bố trong mấy ngày vừa qua thì tổng số các giáo viên thiếu tính từ nay đến năm 2026 là 107.000, chỉ tiêu được duyệt hơn 65.000 cho việc tuyển từ nay đến năm 2026.
Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn khẳng định, tăng lương, nâng phụ cấp ưu đãi đặc biệt cho giáo viên mầm non, tiểu học phải được thực hiện một cách cấp bách. |
Bộ trưởng Sơn chia sẻ: “Ngành giáo dục rất cảm ơn Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ, trong tình hình tinh giản biên chế mà vẫn bố trí cho ngành 65.000 chỉ tiêu. Đây cũng là một sự ưu ái rất lớn và vượt bậc. Tuy nhiên, con số 65.000 và con số 107.000, chúng tôi cũng muốn giải thích thêm, đây là cách tính. Con số 107.000 ngành giáo dục đang tính theo thực tế, tức là các vùng miền núi, ở các điểm trường xa có thể có các lớp học không theo chuẩn, số học sinh sẽ ít hơn chuẩn lớp. Có những lớp học chỉ 5-7 học sinh, thậm chí còn ít hơn nữa, nhưng phải duy trì các điểm trường để cho các học sinh đến học theo tinh thần ở đâu có học trò thì ở đấy có giáo viên. Sự chênh lệch giữa các vùng nông thôn, miền núi hiện nay với tỷ lệ học sinh ở các vùng đô thị đang rất nhiều.
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nhận định, một trong những khâu cần giải quyết tình trạng thiếu giáo viên là cần phải rà soát, sắp xếp lại một lần nữa mạng lưới các cơ sở giáo dục từ mầm non đến phổ thông.
“Thủ tướng Chính phủ cũng đã chỉ đạo rất ráo riết việc này. Việc này, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã chỉ đạo trong 2 năm qua và cũng đã thu được một kết quả cũng rất khả quan”, Bộ trưởng Sơn nói.
Theo Bộ trưởng Sơn, từ nay đến năm 2026, có hơn 65.000 chỉ tiêu. Thêm vào đó, hiện nay các tỉnh và thành phố nhiều nơi vẫn còn một lượng chỉ tiêu cũ chưa tuyển, nên một trong những giải pháp để giải quyết vấn đề thiếu hụt, cần phải khẩn trương vừa tuyển số cũ, vừa tích cực tuyển theo chỉ tiêu mới.
Liên quan tới vấn đề nâng chuẩn giáo viên, Bộ trưởng Sơn khẳng định, hiện có giáo viên đào tạo theo chuẩn cũ chưa đáp ứng chuẩn mới, Bộ sẽ tính toán lộ trình đào tạo nâng chuẩn theo hướng tạm tuyển các giáo viên theo chuẩn cũ, đồng thời đẩy mạnh bồi dưỡng để đến năm 2030, số giáo viên này đạt chuẩn. Nếu không đạt chuẩn, giáo viên phải chấp nhận không tham gia nhiệm vụ, đó cũng được xem như một giải pháp cho các nguồn tuyển.
Về giải pháp ngăn giảm số lượng giáo viên nghỉ việc, chuyển việc, bỏ việc, một hiện tượng đang diễn ra mà báo chí, dư luận và cử tri cũng rất quan tâm trong những ngày vừa qua, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo khẳng định, sẽ tiến hành rà soát các văn bản quy phạm pháp luật, thể chế, chính sách có liên quan đến nhà giáo, trong đó vấn đề tăng lương, vấn đề nâng phụ cấp ưu đãi đặc biệt cho giáo viên mầm non và giáo viên tiểu học phải được thực hiện một cách cấp bách để giải quyết được đời sống cho giáo viên với tinh thần là có thực thì đạo mới vực được.
“Một điểm rất quan trọng, đấy là việc cải thiện môi trường làm việc và hỗ trợ về mặt chuyên môn cho giáo viên. Đặc biệt, về phía nhà giáo, về phía xã hội, về phía phụ huynh, chúng tôi cũng mong rằng có được một sự chia sẻ, một sự đồng hành cả 2 phía”, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn bày tỏ tâm tư.
-
Bỏ thi tuyển vào lớp 6 tất cả các trường THCS từ mùa tuyển sinh 2025 -
Sinh viên đại học nên dùng AI ở mức độ nào? -
Bộ Giáo dục và Đào tạo cảnh báo việc mạo danh Bộ tổ chức các cuộc thi để trục lợi -
Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM chốt môn thi thứ 3 vào lớp 10 là tiếng Anh -
Bỏ thi IELTS trên giấy sau ngày 29/3 -
Chốt thi 3 môn vào lớp 10, Sở Giáo dục và Đào tạo được chọn môn thi thứ 3 -
Bộ Giáo dục và Đào tạo dự định bỏ xét tuyển sớm trong tuyển sinh đại học 2025
- Newtown Diamond tại Đà Nẵng có gì thu hút nhà đầu tư mới?
- Agribank tiếp sức doanh nghiệp với 5 chương trình tín dụng ưu đãi đặc biệt năm 2025
- Cathay Life lọt Top Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- ACB năm 2024: Tăng trưởng bứt phá, quản trị rủi ro hiệu quả
- Agribank chung tay vì người nghèo, đối tượng chính sách nhân dịp Xuân Ất Tỵ năm 2025
- Doanh nghiệp nhỏ chạy nước rút ăn Tết