-
TP.HCM dự kiến giảm 8 sở và 5 cơ quan hành chính -
Dự báo năm 2024, xuất khẩu rau quả đạt kỷ lục hơn 7,2 tỷ USD -
Thu ngân sách TP.HCM vượt chỉ tiêu, tạo đà tăng trưởng cho năm 2025 -
Phân công các Phó thủ tướng trực tiếp chỉ đạo sắp xếp hợp nhất bộ, ngành -
Năm 2024, thu ngân sách TP.HCM đạt 502.000 tỷ đồng, góp 27% tổng thu cả nước -
Tinh gọn bộ máy và cơ hội lớn cho Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc giải trình ý kiến đại biểu. |
“Chúng tôi nhiều khi cũng phải vì dân, nên có trường hợp đành bất chấp nguyên tắc, quy tắc", Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc trải lòng khi giải trình ý kiến đại biểu tại phiên thảo luận sáng 9/1 của Quốc hội.
Nội dung thảo luận là việc điều chỉnh kế hoạch vốn vay lại năm 2022 của các địa phương, bổ sung dự toán chi thường xuyên năm 2021 nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của nước ngoài và điều chỉnh dự toán kinh phí chưa sử dụng hết năm 2021 của Tổng cục Thuế và Tổng cục Hải quan; Việc chuyển nguồn kinh phí công tác phòng, chống dịch Covid-19 năm 2021 của các địa phương sang niên độ ngân sách năm 2022.
Ở các nội dung này, Chính phủ đề nghị tăng dự toán vay lại từ nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ năm 2022 của 7 địa phương thêm 226 tỷ đồng; tăng dự toán chi trả nợ gốc của tỉnh Bắc Kạn thêm 33,7 tỷ đồng để tỉnh có căn cứ thực hiện trả nợ trước hạn.
Chính phủ cũng đề xuất bổ sung dự toán NSNN năm 2021 nguồn viện trợ không hoàn lại (chi thường xuyên) số tiền 14.713,5 tỷ đồng, trong đó phần bổ sung dự toán cho các khoản viện trợ cho phòng chống dịch Covid-19 là 11.360,4 tỷ đồng; phần bổ sung dự toán cho các khoản viện trợ khác là 3.353,1 tỷ đồng.
Nội dung khác được đề xuất là giảm dự toán chi thường xuyên năm 2021 của Bộ Tài chính số tiền 2.268,3 tỷ đồng (trong đó, của Tổng cục Thuế là 1.134,8 tỷ đồng, của Tổng cục Hải quan là 1.133,5 tỷ đồng) và tăng tương ứng dự toán chi đầu tư phát triển năm 2021 của Bộ tài chính (trong đó, Tổng cục Thuế là 1.134,8 tỷ đồng, của Tổng cục Hải quan là 1.133,5 tỷ đồng). Đồng thời cho phép chuyển nguồn số kinh phí này sang năm 2023 để thực hiện đầu tư 95 dự án của Tổng cục Thuế và Tổng cục Hải quan, thời gian giải ngân đến hết ngày 31/12/2024.
Giữa kỳ họp, Chính phủ lại trình Quốc hội việc 24/54 địa phương đề xuất chuyển nguồn 5.016,674 tỷ đồng phòng chống dịch Covid-19 là đã được bố trí trong dự toán để chi cho phòng, chống dịch Covid-19 năm 2021 sang niên độ ngân sách năm 2022.
Thời gian được bố trí từ 8h đến 10h30, nhưng chỉ có ba đại biểu đăng đàn, cộng cả phần giải trình của Bộ trưởng mới hết 30 phút.
Là người phát biểu cuối cùng, đại biểu Tạ Văn Hạ (Quảng Nam) Tạ Văn Hạ, Quảng Nam đặt ra một loạt câu hỏi với Bộ trưởng Tài chính.
Đầu tiên, với điều chuyển hơn 2.000 tỷ đồng từ chi phí thường xuyên chưa chi hết của Tổng cục Hải quan, Tổng cục Thuế, để thực hiện chi đầu tư phát triển, đại biểu Hạ "truy": tại sao các dự án của 2 đơn vị này không có trong danh mục đầu tư công trung hạn, mà tới bây giờ phải dùng nguồn chi thường xuyên thay vào cho chi đầu tư phát triển? Việc điều chinh lần này đã đủ tiền cho các dự án hay chưa, hay sau này cần vốn thêm thì lại xin được điều chỉnh tiếp? Đây có phải hiện tượng lách luật hay không?
Theo ông Hạ, Bộ Tài chính với vai trò cơ quan gác cửa quản lý tài chính, xin điều chuyển vốn như vậy là chưa nghiêm, kỷ luật kỷ cương tài chính chưa nghiêm đang như “căn bệnh trầm kha” nhiều năm chưa giải quyết được. Ông đề nghị Bộ trưởng Hồ Đức Phớc giải trình rõ về nguyên nhân vấn đề này.
Tương tự, việc đề nghị Quốc hội cho phép chuyển nguồn hơn 5.000 tỷ đồng kinh phí phòng dịch 2021 của các địa phương sang niên độ ngân sách 2022, rồi việc điều chuyển vốn vay lại của các địa phương cũng được Bộ Tài chính tổng hợp rất chậm, đại biểu Quảng Nam nhấn mạnh.
“Công tác quản lý theo chức năng các Vụ của Bộ Tài chính thế nào? Tôi thấy cũng lạ, từng đơn vị quản lý từng lĩnh vực thì sao lại chậm trễ thế này? Tại sao đây là vốn vay, khâu thẩm định, phê duyệt tính toán thế nào khi đơn vị thì thiếu, đơn vị thì thừa…”, ông Hạ nói và đề nghị Bộ trưởng Tài chính giải trình thêm.
Hồi âm ý kiến đại biểu, về bổ sung vốn viện trợ nước ngoài chưa có trong dự toán, thực tế những khoản này đã chi, ông Phớc nói, khoản viện trợ nước ngoài là khoản không có dự toán trước, vì phụ thuộc nước ngoài. Thường khi có biến động, các tổ chức mới tài trợ và thông báo, lúc đó Bộ mới thông báo cho địa phương; hoặc các khoản viện trợ này họ tài trợ trực tiếp các địa phương. Vì thế, các khoản tài trợ này thường nhỏ lẻ, bất thường và không có dự toàn từ trước.
"Ví dụ, tổ chức nước ngoài có thể làm việc tới tỉnh A, tỉnh B… thì họ tài trợ. Nên chúng ta bị động trong lập dự toán, và căn cứ vào báo cáo của các bộ, ngành, địa phương thì Bộ Tài chính mới tổng hợp được", ông Phớc giải thích.
Người đứng đầu ngành tài chính cũng nêu đặc thù năm 2021 - 2022 chủ yếu là tài trợ phòng chống dịch, như kit test, vaccine và tài trợ trực tiếp địa phương (TP.HCM, Hà Nội…), các địa phương tiếp nhận phục vụ chống dịch rồi thì mới tổng hợp, báo cáo Bộ Tài chính.
Việc làm này nhiều đơn vị rất bị động. “Chúng tôi nhiều khi cũng phải vì dân, nên có trường hợp đành bất chấp nguyên tắc, quy tắc", Bộ trưởng nói trước Quốc hội.
Ông nhắc lại thời điểm đỉnh dịch Covid-19 tại TP.HCM, lúc này rất nhiều người chết. Theo quy định của luật pháp phải có đầy đủ hồ sơ thủ tục thì Tổng cục Hải quan mới được cho xuất hàng, thông quan. Lúc đó kít test, vaccine về, nhà tài trợ thông báo và Bộ trưởng Bộ Y tế tới nhận, nhưng Cục Hải quan TP.HCM không cho nhận. Thứ trưởng Bộ Công an lên nhận, Bệnh viện Chợ Rẫy lên nhận cũng không được nhận luôn.
Lúc đó tôi phải gọi cho Cục trưởng Cục Hải quan TP.HCM, nói “Tôi sẽ chịu trách nhiệm, bây giờ dân chết nhiều như thế phải cho Ban chỉ đạo chống dịch nhận vaccine, kit test, nhưng ông này cũng không đồng ý cho xuất hàng. Lúc đó, tôi yêu cầu nếu không cho xuất hàng thì trả chức lại cho Bộ và tự chịu trách nhiệm. Lúc này, Cục Hải quan TP.HCM mới đồng ý cho xuất hàng, cho Bộ Y tế, bệnh viện Chợ Rẫy nhận".
Có những lúc phải đảm bảo phục vụ dân, cho xuất hoàn trước, hoàn thành thủ tục sau. Nhưng có rủi ro, hàng cho xuất đi rồi mà sau này quyết toán không đầy đủ thì sẽ bị truy trách nhiệm. Trường hợp này may là sau này tập hợp hồ sơ, đầy đủ, Bộ trưởng nói tiếp.
Vì thế, ông "mong đại biểu thấu hiểu, chúng tôi luôn chủ động trong phạm vi của mình, còn những tình huống, hoàn cảnh chưa dự báo được thì phải ‘hết sức sáng tạo’ trong bối cảnh như vậy".
Phần xin bổ sung chủ yếu là phòng chống dịch, ông Phớc khẳng định.
Liên quan đến điều chỉnh dự toán vay nước ngoài, ông Phớc giải trình, việc điều chỉnh dự toán không đưa sang năm 2023 được vì ảnh hưởng bội chi. Bởi, việc điều chỉnh dự toán vay nước ngoài này đảm bảo tổng dự toán Quốc hội phê chuẩn không thay đổi.
Theo Bộ trưởng, đã có chính sách vay và cho vay lại. Ví dụ, các tỉnh Tây Bắc có thể vay lại 10-20%, còn lại ngân sách trung ương đảm bảo. Ngoài hạn mức này thì sẽ không triển khai được, nên vừa rồi có một số địa phương triển khai không hết xin trả lại, cũng có tỉnh triển khai hết nhưng lại còn khối lượng muốn giải ngân nên muốn xin thêm để triển khai.
Trên cơ sở đề nghị các địa phương, Bộ tổng hợp, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội xem xét, tạo thuận lợi cho các địa phương phát triển kinh tế xã hội.
Vốn ODA, vốn vay ưu đãi của nước ngoài phụ thuộc nhiều vào hiệp định tài trợ nước ngoài, để đảm bảo các địa phương kịp tiến độ cũng cần nỗ lực lớn. Một số địa phương vừa rồi trả lại vốn vay nước ngoài do không triển khai được, giải ngân vốn vay nước ngoài cũng thấp hơn giải ngân vốn đầu tư công do không triển khai được.
Với câu hỏi điều chuyển hơn 2.000 tỷ đồng từ chi phí thường xuyên chưa chi hết của Tổng cục Hải quan, Tổng cục Thuế, Bộ trưởng nêu rõ, về nguyên lý khi tiết kiệm chi thường xuyên để đưa vào chi đầu tư phát triển là việc tốt, hiệu quả. Nếu thắt lưng buộc bụng, có tích lũy để đầu tư vào sửa chữa, đầu tư cơ sở hạ tầng… là tốt.
Vậy Quốc hội xem xét điều chuyển vốn cho dự án của Tổng cục Hải quan, Thuế… là có ưu ái không? Bộ trưởng Hồ Đức Phớc giải thích, Nghị quyết của Quốc hội nhiệm kỳ trước quy định cho Kiểm toán Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước… đều được hưởng chế độ đặc thù này. Quốc hội cho phép khi cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 thì chế độ đặc thù này sẽ dừng lại. Cho nên không phải ưu ái cho hải quan, thuế .
Quyền bố trí vốn đầu tư công, Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư bố trí chứ không phải Bộ Tài chính, ông Phớc cho biết và nêu ví dụ, sân bay Long Thành, khi hoàn thành thì phải có trụ sở hải quan để xuất nhập khẩu hàng hoá, nhưng lúc đầu không được bố trí vốn đầu tư công để xây trụ sở. "Vừa rồi chúng tôi ý kiến, Thủ tướng đa chỉ đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư bố trí vốn bổ sung".
Chúng ta tiết kiệm chi thường xuyên để bố trí chi đầu tư phát triển là định hướng tốt, phù hợp với bản chất quản lý, điều hành. Tuy nhiên, không có dự toán từ đầu năm trong vốn đầu tư công, lý do nhu cầu nhiều, vốn đầu tư công bố trí đầu nhiệm kỳ/đầu năm còn hạn chế. Hơn nữa phối hợp 2 giữa bộ: quyền ghi vốn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính chuyển tiền cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư bố trí, cũng có sự phối hợp chưa đầy đủ giữa hai đơn vị", ông Phớc giải trình.
Chiều nay, trong phiên bế mạc kỳ họp, Quốc hội sẽ bấm nút quyết đinh các nội dung về ngân sách.
-
Thu ngân sách TP.HCM vượt chỉ tiêu, tạo đà tăng trưởng cho năm 2025 -
Phân công các Phó thủ tướng trực tiếp chỉ đạo sắp xếp hợp nhất bộ, ngành -
Năm 2024, thu ngân sách TP.HCM đạt 502.000 tỷ đồng, góp 27% tổng thu cả nước -
Tinh gọn bộ máy và cơ hội lớn cho Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc -
Năm 2024, GRDP Quảng Nam ước tăng trưởng 7,1% -
Phân luồng, tổ chức giao thông tạm thời cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình, đoạn Km239+800-Km242+900 -
Lãnh đạo UBND TP.HCM chia việc giải quyết hơn 30 dự án tồn đọng trong tháng 12/2024
- Lợi nhuận hấp dẫn, giới đầu tư "săn" căn hộ cho thuê
- Vietnam Airlines mời chào giá Gói dịch vụ Sửa chữa và đại tu động cơ phụ APU 131-9A
- Agribank thông báo thời gian giao dịch ngoài giờ hành chính cập nhật thông tin sinh trắc học và giấy tờ tùy thân
- Chung tay chăm sóc trẻ em vùng cao cùng mỹ phẩm Cocoon và UNESCO-CEP
- Bà Rịa - Vũng Tàu tinh gọn để phát triển
- Giọng hát hay Hà Nội, sức hút của một biểu tượng âm nhạc Thủ đô