
-
Hải Phòng đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp công nghệ cao
-
Liên danh GELEXIMCO trúng thầu cao tốc Nam Định - Thái Bình vốn 19.784 tỷ đồng
-
Tầm nhìn chiến lược cho Trung tâm tài chính TP.HCM
-
TP.HCM đánh thức ”rồng xanh”
-
Hành trình từ vùng đất mới đến thành phố năng động nhất quốc gia -
Thủ tướng thúc tiến độ triển khai dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng
TIN LIÊN QUAN | |
![]() | Nứt dọc trụ H22 cầu Vĩnh Tuy |
![]() | Vết nứt cầu Rồng ở Đà Nẵng "không đáng lo" |
![]() | Hà Nội có thêm 5,4km đường cao tốc trên cao |
Theo đánh giá của Bộ Giao thông vận tải, mặt cầu Thăng Long (trên phần cầu thép) sau hơn 20 năm khai thác đã bị hư hỏng, gây mất an toàn giao thông nên đã được tiến hành sửa chữa mặt cầu theo phương án bóc bỏ lớp mặt cầu cũ và thảm lớp bê tông nhựa polymer lên trên.
![]() | ||
Mặt cầu Thăng Long hiện được đánh giá là cơ bản ổn định, chỉ cần theo dõi, xử lý để đảm bảo chất lượng khai thác, ổn định lâu dài. |
Do đây là công nghệ mới, tính chất xử lý kỹ thuật phức tạp, điều kiện thi công chưa tối ưu nên trong quá trình khai thác, lớp bê tông nhựa mặt cầu xuất hiện một số hư hỏng cục bộ và đã được sửa chữa khắc phục bằng vật liệu Novabond.
Đến nay mặt cầu đã cơ bản ổn định, cần tiếp tục theo dõi, xử lý để đảm bảo chất lượng khai thác, ổn định lâu dài.
"Chính vì vậy, đề xuất của Tổng cục Đường bộ Việt Nam tiếp tục đầu tư sửa chữa mặt cầu Thăng Long bằng phương án sử dụng công nghệ vật liệu mới Guss-asphalt trên lớp bê tông nhựa polymer, có xét đến phương án mua máy móc thiết bị thi công tại thời điểm hiện nay là không phù hợp, gây lãng phí và không đủ điều kiện để xem xét", Bộ trưởng Đinh La Thăng đánh giá.
Bộ trưởng Thăng yêu cầu Tổng cục Đường bộ Việt Nam căn cứ vào tình trạng hiện tại của mặt cầu, để tiết kiệm vốn đầu tư cần tiếp tục theo dõi, đánh giá, đưa ra giải pháp kỹ thuật tiết kiệm nhất nhằm đảm bảo sửa triệt để mặt cầu, ổn định khai thác lâu dài, cũng như có thể áp dụng cho các công trình khác có điều kiện kết cấu tương tự.
Trước đó, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã có văn bản đề nghị Bộ Giao thông vận tải phê duyệt Dự án sửa chữa triệt để mặt cầu Thăng Long, vượt sông Hồng, Tp.Hà Nội.
Theo đó, việc sửa chữa sẽ được thực hiện bằng việc thảm lại mặt cầu bằng 1 lớp bê tông nhựa đúc (guss asphalt) dày 35 mm, 1 lớp bê tông nhựa polyme cải tính pMa dày 35 mm và được phân kỳ theo 2 giai đoạn: thi công thử nghiệm và đại trà. Tổng mức đầu tư của Dự án là 313 tỷ đồng từ vốn dư Dự án xây dựng đường vành đai III giai đoạn 2 - vốn Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA). Dự kiến, việc sửa chữa được bắt đầu sau khi xây dựng xong cầu Nhật Tân và cầu Vĩnh Thịnh để đóng toàn bộ tầng 2, cầu Thăng Long.
Đánh giá của tư vấn Nhật Bản cho thấy, hiện kết cấu cầu và kết cấu mặt thép trực hướng cầu Thăng Long đều có đủ khả năng chịu lực trong quá khứ cũng như lâu dài.
"Tổng cục Đường bộ Việt Nam cần nghiêm khắc rút kinh nghiệm trong việc tham mưu đề xuất phương án đầu tư sửa chữa mặt cầu Thăng Long tại văn bản nêu trên", Bộ trưởng Thăng chỉ đạo.
Anh Minh
-
Hành trình từ vùng đất mới đến thành phố năng động nhất quốc gia -
Thủ tướng thúc tiến độ triển khai dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng -
Việt Nam sẽ đóng vai trò ngày càng quan trọng trên trường quốc tế -
Hải Dương đẩy nhanh giải phóng mặt bằng, tạo mặt bằng sạch cho các khu công nghiệp -
Huế: Hợp long cầu vượt cửa biển Thuận An -
Hà Nội quyết chi gần 12.000 tỷ đồng cho dự án cầu Ngọc Hồi -
Sôi động những công trường cao tốc “không nghỉ” lễ
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 3)
-
Chất lượng làm nên thương hiệu: Bí quyết phát triển sản phẩm của Orenda
-
Beyond Digital - Dấu ấn CMC tại sự kiện công nghệ lớn nhất Hàn Quốc
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 2)
-
Acecook Việt Nam và hành trình 30 năm phát triển cùng đất nước
-
Bệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ được vinh danh Doanh nghiệp phát triển vững mạnh 2025