Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
Bộ trưởng Thăng kỷ luật hàng loạt cán bộ để mất an toàn bay
Anh Minh - 14/01/2015 11:53
 
Bộ Giao thông vận tải vừa ban hành một loạt quyết định kỷ luật lãnh đạo và cán bộ hàng không liên quan đến 2 sự cố nghiêm trọng uy hiếp an toàn hoạt động bay.
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Bộ trưởng Thăng: 'Hàng không có những kỷ lục không ai muốn giữ'
Bắt kíp trưởng kỹ thuật để xảy ra sự cố không lưu tại Tân Sơn Nhất
Bộ Công an điều tra vụ mất điện làm “tê liệt” hệ thống điều hành bay

Cụ thể, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng đã ký hai Quyết định số 66/QĐ-BGTVT và 67/QĐ-BGTVT về việc thi hành kỷ luật bằng hình thức “Khiển trách” đối với ông Nguyễn Văn Thăng, Thành viên hội đồng thành viên, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam (VATM) do có trách nhiệm liên quan đến sự cố mất điện tại Sân bay Tân Sơn Nhất (cụ thể là tại Trung tâm Kiểm soát đường dài Hồ Chí Minh, Cơ quan Kiểm soát tiếp cận Tân Sơn Nhất (TSN) ngày 20/11/2014;

“Khiển trách” ông Đỗ Quang Việt, Phó Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam, do có trách nhiệm liên quan đến sự cố trong công tác hiệp đồng điều hành bay hành không dân dụng - quân sự ngày 29/10/2014 tại sân bay TSN và sự cố mất điện tại Trung tâm Kiểm soát đường dài Hồ Chí Minh, Cơ quan Kiểm soát tiếp cận TSN ngày 20/11/2014.

Bộ trưởng Thăng kỷ luật hàng loạt cán bộ để mất an toàn bay
Hàng loạt cán bộ hàng không đã bị xử lý kỷ luật do để xảy ra hai sự cố nghiêm trọng uy hiếp an toàn hàng không trong năm 2014

 Bộ GTVT cũng đã ban hành văn bản số 242/BGTVT-TCCB và 243/BGTVT-TCCB về việc phê bình nghiêm khắc đối với tập thể Hội đồng thành viên VATM, Ban giám đốc VATM và cá nhân ông Hoàng Thành - Chủ tịch HĐTV VATM, ông Đinh Việt Thắng - Tổng giám đốc VATM; phê bình nghiêm khắc đối với ông Lại Xuân Thanh - Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam do liên quan đến sự cố trong công tác hiệp đồng điều hành bay hàng không dân dụng - quân sự ngày 29/10/2014 tại Sân bay TSN và sự cố mất điện tại Trung tâm Kiểm soát đường dài Hồ Chí Minh, Cơ quan Kiểm soát tiếp cận TSN ngày 20/11/2014.

Đối với cán bộ thuộc quyền quản lý của VATM, Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam đã tiến hành kỷ luật lao động đối với các cán bộ, nhân viên có liên quan với các hình thức cụ thể như sau:

Xử lý kỷ luật đối với người liên quan đến cả 02 sự cố: Ông Đỗ Hoàng Điệp - Giám đốc công ty Quản lý bay miền Nam. Hình thức kỷ luật là khiển trách; ngoài ra do ông Đỗ Hoàng Điệp đang bị bênh tim mạch, đến tháng 10/2015 sẽ nghỉ hưu nên Tổng công ty sẽ bố trí, sắp xếp công việc khác.

Xử lý kỷ luật liên quan đến cố sự cố mất điện tại AACC Hồ Chí Minh ngày 20/11/2014: Ông Trần Công - Phó giám đốc Công ty QLB miền Nam với hình thức kỷ luật là khiển trách, không bố trí phụ trách công tác kỹ thuật của Công ty Quản lý bay miền Nam, Tổng công ty sẽ bố trí, sắp xếp công việc khác; khiển trách ông Phùng Minh Tân - Trưởng phòng Kỹ thuật, Công ty Quản lý bay miền Nam ; Cách chức ông Lê Văn Tính - Trưởng Trung tâm Bảo đảm kỹ thuật, Công ty Quản lý bay miền Nam; Cách chức ông Nguyễn Quốc Phú - Phó trưởng Trung tâm Bảo đảm kỹ thuật, Công ty Quản lý bay miền Nam.

Xử lý kỷ luật liên quan đến sự cố an toàn hoạt động bay liên quan đến chuyến bay HVN 1376 và tàu bay MI172/423 ngày 29/10/2014 tại Sân bay Tân Sơn Nhất: khiển trách các ông Trần Minh Bảo - Trưởng Trung tâm Kiểm soát Tiếp cận - Tại sân, Quản lý bay miền Nam; ông Nguyễn Văn Dương - Kíp trưởng, Trung tâm Kiểm soát Tiếp cận - Tại sân, Công ty Quản lý bay miền Nam; ông Đoàn Ngọc Anh - KSVKL, Trung tâm Kiểm soát Tiếp cận - Tại sân, Công ty Quản lý bay miền Nam; khiển trách bà rần Thị Quang Hiển - KSVKL, Trung tâm Kiểm soát Tiếp cận - Tại sân, Công ty Quản lý bay miền Nam

Bên cạnh đó, Tổng công ty phê bình nghiêm khắc Tập thể Ban Lãnh đạo Công ty Quản lý bay miền Nam; Phòng Không lưu; Phòng Kỹ thuật; Tổ An toàn; Trung tâm Kiểm soát Tiếp cận - Tại sân; Trung Tâm Bảo đảm Kỹ thuật.

Phê bình nghiêm khắc đối ông Nguyễn Đình Công - Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam; ông Đoàn Hữu Gia - Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam; ôg Nguyễn Vũ Linh - Phó Giám đốc Công ty Quản lý bay miền Nam; ông Phạm Văn Long - Phó Giám đốc Công ty Quản lý bay miền Nam; ông Đoàn Trí Dũng - Phó Giám đốc Công ty Quản lý bay miền Nam (nguyên Trưởng ban Kỹ thuật, Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam); ông Phan Tất Thành - Trưởng phòng Không lưu Công ty Quản lý bay miền Nam; ông Lê Hùng Tú - Phó Trưởng Trung tâm Bảo đảm kỹ thuật, Công ty Quản lý bay miền Nam; ông Phan Huy - Phó Trưởng Trung tâm Bảo đảm kỹ thuật, Công ty Quản lý bay miền Nam; ông Nguyễn Đức Toản - Phó Trưởng Trung tâm Bảo đảm kỹ thuật, Công ty Quản lý bay miền Nam; ông Phan Tấn Quang - Phó Trưởng Trung tâm Bảo đảm kỹ thuật, Công ty Quản lý bay miền Nam; ông Hoàng Văn Thanh - Tổ trưởng Tổ an toàn, Công ty Quản lý bay miền Nam; ông Phan Xuân Minh -  nhân viên Trung tâm Bảo đảm kỹ thuật, Công ty Quản lý bay miền Nam; ông Phạm Văn Dũng - nhân viên Trung tâm Bảo đảm kỹ thuật, Công ty Quản lý bay miền Nam.

Riêng ông Lê Trí Tình - nhân viên Trung tâm Bảo đảm kỹ thuật đang trong thời gian bị tạm giam, theo Bộ luật lao động thì thời gian này Hợp đồng lao động sẽ bị tạm dừng, nên Công ty tạm thời chưa xem xét kiểm điểm, xử lý kỷ luật.

Trước đó, ngày 29/10/2014 đã xảy ra sự cố an toàn hoạt động bay liên quan đến chuyến bay HVN 1376 và tàu bay MI172/423 tại sân bay TSN. Đây là sự cố uy hiếp an toàn hàng không mức C, để mất phân cách giữa máy bay dân dụng và máy bay quân sự. Nguyên nhân trực tiếp do công tác phối hợp, hiệp đồng chưa tốt giữa kiểm soát viên không lưu trực hiệp đồng và chỉ huy bay quân sự.

Tiếp đó, ngày 20/11/2014 tại Trung tâm kiểm soát không lưu đường dài Hồ Chí Minh (ACC Hồ Chí Minh) đã xảy ra sự cố mất điện 02 lần với tổng thời gian là 24 phút, làm mất khả năng điều hành bay tại ACC Hồ Chí Minh và Trung tâm kiểm soát tiếp cận Hồ Chí Minh (APP) trong 31 phút (từ 11h09 - 11h40). Đây là sự cố kỹ thuật đặc biệt nghiêm trọng, uy hiếp an toàn bay.

Việc mất điện tại Trung tâm kiểm soát không lưu đường dài Hồ Chí Minh và Trung tâm kiểm soát tiếp cận Hồ Chí Minh (AACC Hồ Chí Minh) đã gây dừng hoạt động điều hành bay của AACC Hồ Chí Minh một thời gian dài (31 phút), ảnh hưởng trực tiếp đến 57 chuyến bay quốc tế và quốc nội trong Vùng thông báo bay Hồ Chí Minh, gây thiệt hại cho các hãng hàng không, làm ảnh hưởng đến hình ảnh, uy tín của ngành Hàng không nói chung và Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam nói riêng.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư