Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Năm, Ngày 28 tháng 03 năm 2024,
Bốn sáng kiến của doanh nghiệp gỗ để tồn tại và chuẩn bị quay lại sau dịch
Thị Hồng - 30/04/2020 22:44
 
Cộng đồng doanh nghiệp ngành gỗ nói riêng đang hết sức nỗ lực, cố gắng duy trì hoạt động sản xuất và kỳ vọng có thể chuẩn bị các nguồn lực nhằm trở lại kinh doanh nhanh chóng sau đại dịch COVID-19.

Ông Điền Quang Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội chế biến gỗ Bình Dương (BIFA) đánh giá, trong bối cảnh này, doanh nghiệp chỉ có 2 sự lựa chọn. 

Một là cố gắng tìm các giải pháp để tồn tại và chuẩn bị kỹ càng các bước tiếp theo để khi bệnh dịch qua đi có thể tăng tốc trở lại vị trí trước dịch. 

Hai là đóng cửa và phá sản. Dù thực tế, không doanh nghiệp nào muốn lựa chọn phương án thứ hai nên đều phải cố gắng tìm mọi cách để tồn tại.

Hiện trong cộng đồng doanh nghiệp gỗ Việt Nam bắt đầu thực hiện bốn sáng kiến để tồn tại và chuẩn bị để quay trở lại sau dịch. 

Thứ nhất, một số cơ sở kinh doanh hộ gia đình tại các làng nghề, với sản phẩm phục vụ thị trường nội địa, bắt đầu chuyển đổi sang hình thức bán hàng online. 

Hiệp hội gỗ Đồng Kỵ đã thành lập nhóm trên Zalo, Viber và Facebook, bao gồm các hộ gia đình sản xuất, thương mại và hộ cung cấp nguyên liệu đầu vào, với ít nhất 179 thành viên.

Các thành viên trong nhóm thường xuyên chia sẻ các mặt hàng mà mình làm ra, chào giá bán trên nhóm và nhờ các thành viên trong nhóm kết nối với người mua có nhu cầu. 

Sáng kiến thành nhập nhóm và bán hàng qua mạng cũng xuất hiện tại làng nghề Hữu Bằng. 

Theo ông Nguyễn Duy Khiêm, Phó Giám đốc Công ty TNHH Hoàng Phát tại Hữu Bằng, Công ty hiện tại hoạt động chủ yếu theo phương thức bán hàng online và sản xuất theo các đơn đặt hàng theo các kênh đặt hàng qua các nhóm này.

Thứ hai, một số cơ sở sản xuất chuyển đổi cơ cấu mặt hàng, sản xuất các mặt hàng thay thế các mặt hàng trước đó được nhập khẩu tại thị trường nội địa. 

Việc đứt gãy các chuỗi cung, bao gồm cả các chuỗi cung nhập khẩu các mặt hàng gỗ từ nước ngoài, đặc biệt là từ Trung Quốc vào Việt Nam phục vụ tiêu dùng nội địa đã tạo ra khoảng trống tại thị trường nội địa. 

Đã có cơ sở sản xuất, bao gồm các hộ tại các làng nghề nắm bắt cơ hội thị trường này, thực hiện chuyển đổi cơ cấu dòng sản phẩm phục vụ nhu cầu trong nước.

Điển hình là Công ty TNHH Hoàng Phát đang nghiên cứu về các mặt hàng như cũi trẻ em, ghế ăn trẻ em... vì trước đây, thị trường nội địa thường tiêu thụ sản phẩm kể trên từ Trung Quốc. 

Hiện Công ty này có hướng chuyển đổi loại hình sản phẩm để sản xuất các sản phẩm trên cung ứng cho thị trường nội địa nhằm tạo công việc cho lao động.

.
Công nhân lao động tại công ty Minh Phát 2 (Nguồn: HAWA).

Thứ ba, một số doanh nghiệp tranh thủ cơ hội trong giai đoạn giảm quy mô hoạt động để tổ chức lại quy mô và năng lực sản xuất. 

Năng suất lao động trong ngành gỗ của Việt Nam được đánh giá còn thấp hơn khoảng 20% so với năng suất lao động của ngành gỗ Trung Quốc. 

Vì vậy, ông Điền Quang Hiệp cho rằng, hiện là khoảng thời gian để doanh nghiệp nhìn nhận lại hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, tìm ra các khía cạnh/khâu chưa hiệu quả. 

Từ đó đưa ra phương án cải thiện để nâng cao hiệu qủa sản xuất, nâng cao năng suất lao động. 

“Trước khi dịch xảy ra, doanh nghiệp nào cũng hoạt động hết công suất, thậm chí liên tục tăng ca, hầu như không nghỉ.

Đây là thời điểm tốt để ngồi nhìn lại điều gì cần cải thiện, nâng cao tay nghề cho công nhân, nâng cao năng suất lao động, sẵn sàng chuẩn bị cho các hoạt động sau dịch”, ông Điền Quang Hiệp chia sẻ.

Thứ tư, các doanh nghiệp và một số Hiệp hội đang tích cực thực hiện các hoạt động chuẩn bị về nguyên/vật liệu, tổ chức sản xuất, sẵn sàng cho việc quay lại sản xuất kinh doanh.

Cụ thể, Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP.HCM (HAWA) tổ chức các cuộc thảo luận trực tuyến, nhằm cùng doanh nghiệp thành viên chia sẻ về những biện pháp giảm tác động của đại dịch, việc cần chuẩn bị để có thể quay trở lại sản xuất một cách nhanh nhất khi đại dịch đi qua.

Các sáng kiến này thể hiện nỗ lực và quyết tâm vô cùng lớn của các doanh nghiệp trong ngành, nhằm lựa chọn phương án ‘tồn tại và phát triển’ chứ không phải phương án ‘đóng cửa và phá sản.’ 

Nói cách khác, các sáng kiến và các hành động này có vai trò sống còn để doanh nghiệp không những chỉ tồn tại mà còn phát triển trong tương lai.

Ưu tiên thị trường nội địa để làm động lực phát triển công nghiệp chế biến nông sản
Sáng nay (21/2), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị trực tuyến với 63 tỉnh thành về thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến nông...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư