-
VSMCamp và CSMOSummit 2024: Khai mở chiến lược sales và marketing cho doanh nghiệp thời đại mới -
Quảng Ngãi gỡ vướng cho dự án 85.000 tỷ đồng của Hòa Phát -
Green i-Park và Next Group ký kết hợp tác tư vấn hỗ trợ xúc tiến đầu tư -
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics
Từ trung tuần tháng 03/2020, dịch bùng phát mạnh tại các thị trường quan trọng nhập khẩu đồ gỗ của Việt Nam, bao gồm Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc và EU (5 thị trường này chiếm trên 80% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả ngành).
Chính phủ các quốc gia này hiện đang áp dụng các chính sách mạnh nhằm kiểm soát dịch lan rộng như đóng cửa biên giới, đóng toàn bộ các chuỗi cửa hàng không thiết yếu.
Điều này dẫn đến các đứt gãy nghiêm trọng các chuỗi cung ứng.
Năm 2020, ngành gỗ Việt Nam đặt mục tiêu đạt 12 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu nhưng ông Ngô Sỹ Hoài, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VIFOREST) dự báo, tăng trưởng trong xuất khẩu của ngành năm 2020 có thể bằng 0.
Công nhân sản xuất tại nhà máy gỗ Công ty Đức Thành (Ảnh: GDT(. |
Còn theo ông Tô Xuân Phúc, chuyên gia cao cấp của Forest Trends, phương thức vận hành của ngành đòi hỏi cần phải có những thay đổi căn bản, mang tính chất chiến lược, nhằm giảm rủi ro, tạo bứt phá và phát triển bền vững ngành trong tương lai.
Trước hết, ngành cần có thay đổi căn bản về xác định dòng sản phẩm và thị trường chiến lược.
Trong khi đó, ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch VIFOREST nhận định, cơ cấu dòng sản phẩm của ngành hiện chưa hợp lý khi cả ngành đang sản xuất các sản phẩm không có nhu cầu lớn và không tăng cao trong tương lai.
Ngoài ra, nhóm đồ gỗ phòng bếp, phòng tắm và bàn trang điểm hiện đang chiếm khoảng 60% trong tổng cầu của tất cả các loại đồ gỗ trên toàn thế giới. Đây là dòng sản phẩm chiến lược. 40% còn lại là các nhóm đồ gỗ văn phòng, đồ gỗ ngoài trời,…
Khi dịch bệnh xảy ra, chuỗi cung cho các loại đồ gỗ chiến lược không bị biến động quá lớn, do nhu cầu về các sản phẩm thuộc nhóm vẫn còn tồn tại, trong khi nhu cầu về các nhóm đồ gỗ khác gần như mất hẳn.
Đại dịch cũng cho thấy, ngành cần phải dịch chuyển về phương thức bán hàng.
Kênh truyền thống (Offline) cần phải thay đổi, nhằm giảm rủi ro trong hội nhập và phù hợp với xu thế thương mại thế giới (Online). Chuyển đổi số cần diễn ra mạnh mẽ và đồng bộ hơn.
Để làm được điều này, theo ông Nguyễn Chánh Phương, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ TP.HCM (HAWA), cần có sự thay đổi đồng bộ cả trong cơ chế chính sách của Chính phủ và trong bản thân doanh nghiệp.
Qua đó, thúc đẩy thay đổi tư duy, sự thích nghi tạo ra làn sóng chuyển đổi số trong doanh nghiệp, hình thành và đẩy mạnh các liên kết giữa các đơn vị, xây dựng chuỗi cung trong nước cũng như phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ.
Tác động của COVID-19 cho thấy, các chuỗi cung xuất khẩu đồ gỗ hiện nay của Việt Nam chưa tốt, phụ thuộc một phần nguồn nguyên phụ liệu nhập khẩu, đặc biệt từ Trung Quốc.
Việc giảm rủi ro do bệnh dịch, gia tăng sức chống chịu của ngành đòi hỏi nỗ lực của cả Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp trong việc hình thành và phát triển hoàn thiện chuỗi cung trong nước, giảm lệ thuộc vào nhập khẩu từ bên ngoài.
“Hiện chính là hồi chuông cảnh tỉnh cho nhiều ngành. Việt Nam có vị thế khá thuận lợi với Chính phủ ổn định, nền kinh tế ổn định và có thể sẽ là nước đầu tiên hồi phục sau dịch bệnh.
Ngay từ năm ngoái đã có nhiều công ty tìm cách chuyển sang Việt Nam dù năng lực về hậu cần, vận tải và cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn chế”, bà Mary Tarnowka nói.
Bà Mary Tarnowka, Giám đốc Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam cho rằng, khoảng 1,5 năm trước đã có hiện tượng đẩy nhanh việc đa dạng hóa các nguồn cung ứng ra khỏi Trung Quốc do hệ quả của chiến tranh thương mại.
Trong tình hình dịch bệnh này, các công ty trên thế giới đều nhận ra họ đã quá phụ thuộc vào Trung Quốc.
Tác động của dịch bệnh cũng cho thấy sức chống chịu của thị trường nội địa cao hơn rất nhiều so với thị trường xuất khẩu.
Theo Thứ trưởng Thường trực Bộ NN & PTNT Hà Công Tuấn, ưu tiên phát triển thị trường nội địa trong tương lai là một trong những chiến lược giúp ngành bứt phá, thông qua việc thực hiện chính sách mua sắm công đồ gỗ.
Dưới áp lực căng thẳng thương mại Mỹ- Trung, nhiều Hiệp định thương mại được Việt Nam ký kết trong những năm qua và cùng đại dịch này có thể tạo một cú hích lớn cơ hội cho ngành gỗ Việt Nam trong việc đón nhận các chuyển dịch sản xuất, đơn hàng, đầu tư.
Cùng với đó, thúc đẩy phong trào tái cấu trúc chuỗi cung cứng từ nhiều quốc gia như Mỹ, Nhật, Đài Loan, Châu Âu,.. giảm đi sự lệ thuộc vào Trung Quốc.
-
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
Mcredit ghi danh Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 -
Vỏ viên nhộng cứng của Việt Nam bị điều tra "kép" tại Mỹ -
Doanh nghiệp nhà nước phải được làm những việc khác thường - Bài 2: Điểm nghẽn của “vua tiền mặt” -
Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Thừa Thiên Huế và doanh nghiệp Thái Lan
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025